Phim ảnh 2009-03-16 15:34:00

Bảy Viên Ngọc Rồng bị chê tả tơi tại Trung Quốc


[Kênh14] - Bộ manga huyền thoại của Akira Toriyama đã bị biến dị thê thảm.
Vào ngày 14.03, bộ phim Dragon Ball phiên bản người thật đang được quan tâm nhất hiện nay đã chính thức được công chiếu tại Trung Quốc. Trước đó các fans của bộ truyện Bảy Viên Ngọc Rồng đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào bộ phim này, nhưng xem ra họ đã thất vọng nặng nề khi phiên bản người thật có đầy rẫy những “hạt sạn”, cho dù tờ tạp chí Entertainment Weekly danh tiếng của Mỹ đã từng đưa bộ phim điện ảnh này vào danh sách Các bộ phim điện ảnh được chờ đợi nhiều nhất trong năm.





Thiết kế nhân vật đi ngược với nguyên tác

Với bộ phim hoạt hình kinh điển Bảy Viên Ngọc Rồng rất thịnh hành trên phạm vi toàn cầu, việc bám sát một cách trung thực với nguyên tác có thể nói là việc mà các fans “ngọc rồng” chờ đợi nhất. Nhưng với Dragon Ball phiên bản người thật thì hoàn toàn ngược lại. Khâu thiết kế nhân vật mang đậm phong cách của Hollywood. Ngay cả tác giả bộ truyện là Akira Toriyama cũng cho biết, sau khi xem tình tiết điện ảnh cùng với tạo hình nhân vật, xém chút nữa là ông đã không nhận ra đứa con tinh thần của mình.





Châu Nhuận Phát là diễn viên người Hoa duy nhất trong bộ phim. Sự tham gia của chú ấy đã thu hút nhiều mối quan tâm từ các fans hâm mộ người Hoa. Tuy nhiên, vai qui lão Kame vốn đầu trọc, lưng đeo mai rùa, mê gái đẹp của chú Phát đã trở thành một ông bác chuyên tâm luyện võ và chẳng còn háo sắc nữa.

“Lại là” câu chuyện anh hùng cứu thế giới của Mỹ

Cũng có thể là vì trong 90 phút ngắn ngủi mà muốn thể hiện được hết tinh thần của Dragon Ball là một điều quá khó khăn nên nội dung phim đã được đơn giản hóa hơi… quá mức. Songoku sau khi ra đời bị bỏ rơi ở chốn thâm sơn cùng cốc đã được ông nội Songohan nhặt về nuôi và trưởng thành trong rừng sâu. Trong phiên bản người thật, Songoku trở thành một thanh niên rất thiếu tự tin, điểm này xem ra rất giống với tình tiết của các bộ phim mạo hiểm trẻ trung của Hollywood. Songoku trong phim không có kiểu tóc“bùng cháy” như trong nguyên tác, cái đuôi khỉ thuở nhỏ cũng không thấy xuất hiện và tình tiết ông nội Songohan vốn dĩ bị Songoku vô tình giết chết cũng không có.





Cứ thế cho tới năm 18 tuổi, sau khi ông nội Songohan bị thảm sát bởi đại ma vương Picolo, Songoku phải lên đường tìm kiếm bảy viên ngọc rồng nhằm trả thù cho ông. Và hơn hết, nhằm ngăn cản âm mưu thôn tính Địa cầu của ác ma. Đạo diễn cho biết, bộ phim Dragon Ball phiên bản người thật này đang muốn thể hiện toàn bộ quá trình “tiến hóa” của Songoku từ một chàng thanh niên nhút nhát không tự tin trở thành anh hùng cứu tinh của cả địa cầu.

Thiết kế võ thuật quá đơn giản

Cảnh chiến đấu là điểm quan trọng nhất trong bản gốc của truyện. Thế nhưng những cảnh đấu võ được dàn dựng đơn giản trong phim khó thể hiện được thần thái như trong nguyên tác. Chẳng hạn như khi bộ phim bắt đầu không lâu là cảnh Songoku tập luyện võ thuật dưới sự hướng dẫn của ông nội Songohan.






Đối với đoạn tỉ thí võ thuật của hai ông cháu, bộ phim đã dành ra 2 phút rưỡi để mô tả triệt để. Các động tác khi diễn viên được treo dây cáp được bộc lộ quá rõ ràng, khiến cho hai người như con rối được các sợi dây điều khiển. Các chiêu thức đều bị dây cáp dẫn lối. Và rất nhiều lần các tư thế của diễn viên đều khá cứng nhắc. Cảnh đối kháng giữa các nữ diễn viên thậm chí còn giống như đang biểu diễn thể dục nhịp điệu.

Kỹ xảo thất bại khó bám sát thế giới truyện tranh

Kamejoko là chiêu thức mang tính tổng quát nhất trong các cuộc chiến của Bảy Viên Ngọc Rồng. Nhóm chế tác kỹ xảo của đoàn phim căn cứ vào yêu cầu cần thiết của vai diễn nên đã sáng tạo nên rất nhiều luồn khí bao bọc khác nhau. Chẳng hạn như vai diễn con người và người ngoài hành tinh, hoặc người lai với người ngoài hành tinh cũng sẽ có những luồng khí khác nhau. Điều đáng tiếc là, xem phim chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một luồng khí vừa giống mây, vừa giống sương tỏa ra khắp nơi. Nó thiếu đi độ hoành tráng của tuyệt chiêu kamejoko huyền thoại.





Ngoài ra, có thể vì khó biểu hiện ra được hiệu quả của những tình tiết “quá sáng tạo” nhưng mang tính đại diện trong bộ truyện tranh Bảy Viên Ngọc Rồng như hạt đậu thần, cân đẩu vân, viên biến hình… nên những điểm này đã không được thể hiện ở bộ phim phiên bản người thật, còn những tình tiết khác cũng không mang lại hiệu quả cao.

Bản biên dịch của Trung Quốc không xem nguyên tác ra gì

Nhân vật chính Songoku khi đưa vào phim đã bị đổi tên thành Võ Côn đã khiến cho các fans hâm mộ Bảy Viên Ngọc Rồng ở Trung Quốc phải đau đầu vô cùng. Có fans thậm chí còn buông lời chỉ trích việc đổi tên là “hành vi ngu ngốc”, không những khiến cho Bảy Viên Ngọc Rồng mất đi phong cách của nguyên tác, mà còn bị tổn thất không ít về mặt kinh tế.




Theo kết quả khảo sát về bộ phim Bảy Viên Ngọc Rồng trên các diễn đàn Trung Quốc, có hơn 90% cư dân mạng phản đối việc sửa tên Songoku. Ngay cả việc thay đổi cá tính nhân vật (chẳng hạn như ông già rùa Kame không còn háo sắc) cũng đã khiến nhiều khán giả cảm thấy khó chịu. Lần này bản dịch tại các rạp Trung Quốc lại còn đổi cả tên của nhân vật chính, càng khiến người ta không còn hứng thú xem phim nữa. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng có thể nguyên nhân của việc đổi tên là để tránh đụng chạm tới hình tượng Tôn Ngộ Không (Songoku dịch theo tiếng Hoa cũng là Tôn Ngộ Không) trong bộ phim truyền hình kinh điển Tây Du Ký.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)