[size=2]1. Trước Confederations Cup 2013, chẳng nhiều người biết đến sự tồn tại của Tahiti, quốc đảo nổi tiếng về những bãi biển cát đen và khí hậu ấm áp, nằm cách Hawaii 4400 km về phía nam và cách Australia 5700 km về phía đông. [/size]
[size=2]Ấy vậy mà chỉ cần vượt qua cái bóng của New Zealand và lọt vào Confederations Cup, Tahiti đã được rất nhiều người biết đến, không chỉ vì phần lớn cầu thủ trong đội hình của họ vừa đá bóng vừa đi làm thêm, mà còn vì sự tò mò và hiếu kỳ với một nền bóng đá lạ lẫm.[/size]
Bóng đá VN đang dần lấy lại niềm tin bằng lứa trẻ ở HAGL-Arsenal JMG |
[size=2]Nhưng có lẽ tất cả cũng vẫn chỉ như thế. Tahiti rồi cũng sẽ như Jamaica (World Cup 1998) hay Trung Quốc (World Cup 2002), chỉ vọt qua bầu trời bóng đá thế giới rồi tắt ngóm. Nếu như họ không có trận giao hữu với các nhà đương kim vô địch thế giới và châu Âu, Tây Ban Nha.[/size]
[size=2]Ở trận đấy, dù bị lấn lướt và ép sân trong phần lớn thời gian thi đấu nhưng cuối cùng, Tahiti “chỉ” bị thua sát nút 1-2. Lập tức, giới hâm mộ tự hỏi: “Tahiti là cái tên xa lạ nào mà có thể xuất sắc đến vậy?”[/size]
[size=2]2. Việt Nam cũng sẽ được người ta hỏi như thế, nếu như làm nên “kỳ tích” trước Arsenal, một đội bóng có thương hiệu toàn cầu và nổi tiếng khắp thế giới. Dĩ nhiên, ở một mức độ nào đó, trận đấu giao hữu giữa đội tuyển của chúng ta với Arsenal, và trận đấu giữa Tây Ban Nha với Tahiti khác nhau, một bên là đi du đấu với mục đích kiếm thêm thu nhập, còn một bên là đi thi đấu để thử nghiệm đội hình, nhưng mức độ thu hoạch của những đội bóng chiếu dưới chẳng khác nhau là mấy.[/size]
[size=2]Việt Nam trong mấy ngày này có dịp trở thành cái tên “hot” trên các trang báo Anh khi Ban tổ chức trận đấu và Ban quản lý sân Mỹ Đình không thể thống nhất với nhau về giá tiền thuê sân. Hệ quả, một trong những cơ hội hiếm hoi được thi đấu với Arsenal, có nguy cơ tuột khỏi tầm tay tuyển VN.[/size]
Vụ Mỹ Đình "quát giá" được đăng tải trên Reuters và Daily Mail- những tờ báo nổi tiếng nhất thế giới |
[size=2]Rõ ràng việc phân phát lợi ích từ “chiếc bánh ngọt” mang tên Arsenal tới các đối tác trong nước là điều nên làm. Đã 5 năm, kể từ ngày Olympic Brazil đến Việt Nam, mảnh đất hình chữ S mới có cơ hội đón tiếp một vị khách VIP tới vậy. Nhưng việc nâng giá sân lên gấp 5-7 lần như cái giá mà Ban tổ chức sân Mỹ Đình quát (1,5 tỷ so với mức bình thường 200-300 triệu) thì quả là hơi quá.[/size]
[size=2]Đã mời được Arsenal thì phải tổ chức thi đấu cho bằng được, và đã đến Việt Nam thì phải đá sân Mỹ Đình, đó đều là những lẽ rất thường tình. Bởi ngoài Mỹ Đình ra, chẳng có một sân bóng nào đủ hiện đại và sức chứa (40.000 chỗ) để đảm đương nổi trọng trách này.[/size]
[size=2]Không chỉ có vậy, từ góc độ khán giả, việc bỏ ra số tiền lên tới hàng triệu (so với mức giá vài chục ngàn theo dõi V-League) để đến Mỹ Đình xem đá bóng, nghe chừng vẫn “đã” hơn là xem ở Hàng Đẫy, hay Thống Nhất. Dẫu sao, Mỹ Đình đã tạo được thương hiệu, là gương mặt của cả quốc gia, và đến một nơi như vậy để thưởng thức môn thể thao vua thì mới xứng tầm sự kiện tầm cỡ này.[/size]
Người trong cuộc đang làm khó lẫn nhau |
[size=2]3. Tâm lý ấy khiến Ban tổ chức sân Mỹ Đình có quyền để kiêu, để làm giá với Ban tổ chức trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Arsenal, với người hâm mộ, và cả với cả nền bóng đá nước nhà.[/size]
[size=2]Nó cũng giống như việc ăn "phở quát, cháo chửi" ở những quán ngon nổi tiếng nơi đất Hà thành. Dù nhiều người tin rằng họ bỏ tiền ra là để được hưởng những dịch vụ tốt nhất, nhưng ở cái thế được "làm kiêu", những phở quát, cháo chửi vẫn nghĩ, họ có quyền làm như vậy.[/size]
[size=2][size=2]Arsenal cũng sang VN để chơi bóng. Người hâm mộ VN xứng đáng được đáp đền cho sự cuồng nhiệt bóng đá nhất nhì thế giới. Song không phải bắt đầu buổi tiệc đầy đam mê ấy bằng món "phở quát, cháo chửi" như thế này.[/size][/size]
[size=2][size=2]Hôm nay (17/6), Ban tổ chức sẽ trình kế[/size][/size]hoạch tổ chức trận đấu lên Bộ. Cũng trong chiều nay, phía ban quản lý sân Mỹ Đình dự kiến sẽ có buổi gặp mặt báo chí để nói lại cho rõ chính kiến của mình. |
[size=2]Phan Nguyên - vnexpress.net[/size]