[justify]Đây là hành tinh mới nhất trong hơn 800 hành tinh được biết đến, tồn tại ngoài hệ mặt trời của chúng ta và là hành tinh đầu tiên được tìm thấy nhờ phương pháp này.[/justify]
[justify]
Kepler-76b và ngôi sao chủ.
[/justify]
[justify]Tên chính thức là Kepler-76b, hành tinh này lớn hơn sao Mộc 25% và nặng khoảng gấp đôi, quay quanh một ngôi sao cách Trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Thiên nga.[/justify]
[justify]Các nhà khoa học đã dựa vào những hiệu ứng tinh vi được dự đoán bởi thuyết tương đối đặc biệt của Albert Einstein để tìm ra hành tinh này. Đầu tiên là hiệu ứng “phát chùm tia” xảy ra do ánh sáng từ ngôi sao mẹ bừng lên khi hành tinh quay quanh nó kéo nó nhích lại gần Trái Đất và mờ đi khi bị kéo ra xa (khoảng cách bị kéo đi rất nhỏ). Hiệu ứng tương đối sinh ra các hạt ánh sáng, gọi là photon, tích lũy và hội tụ về hướng chuyển động của ngôi sao.[/justify]
[justify]Tsevi Mazeh của Đại học Tel Aviv ở Israel, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Đây là lần đầu tiên khía cạnh này của thuyết tương đối của Einstein được sử dụng để phát hiện hành tinh”.[/justify]
[justify]Ngoài ra, lực hấp dẫn từ các hành tinh có quỹ đạo đã khiến ngôi sao của nó căng nhẹ và có hình dạng như một quả bóng. Nhờ vậy, bề mặt ngôi sao rộng hơn và trở nên sáng hơn khi đối diện với chúng ta. Cuối cùng, chính hành tinh này phản chiếu một lượng nhỏ ánh sáng sao góp phần vào sự phát hiện ra nó.[/justify]
[justify]David Latham của Trung tâm nghiên cứu Vật lý thiên văn của Harvard-Smithsonian ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ, thành viên nhóm nghiên cứu nói: “Chúng tôi đang tìm kiếm các hiệu ứng tinh vi. Chúng tôi cần đo lường chất lượng cao về độ sáng của sao, chính xác đến vài phần triệu.”[/justify]
[justify]Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ tàu vũ trụ Kepler của NASA, nơi cung cấp chi tiết các quan sát cần thiết. Kepler được thiết kế để săn lùng hành tinh lạ, nó thường dùng phương pháp di chuyển – tìm kiếm các ngôi sao mờ đi theo chu kỳ giống như những ngôi sao vẫn đi qua trước mặt nó.[/justify]
[justify]Một cách “săn lùng” hành tinh khác cũng rất phổ biến là phương pháp dao động – tìm kiếm các dấu hiệu ánh sáng của chuyển động vận tốc xuyên tâm (vận tốc tia) của sao gây ra bởi lực hút các hành tinh.[/justify]
[justify]Các nhà khoa học cho biết phương pháp mới dựa trên học thuyết của Einstein là cách tốt nhất để tìm kiếm các hành tinh trong một không gian lớn hơn. Hiện nay, nó không có khả năng tìm kiếm các hành tinh cỡ Trái đất, tuy nhiên, nó có một số lợi ích như không đòi hỏi các phép đo vận tốc của một ngôi sao với độ chính xác cao hoặc một ngôi sao và hành tinh của nó có vị trí hoàn hảo khi nhìn từ Trái đất (hai nhược điểm chính của các phương pháp phổ biến nhất hiện nay.)[/justify]
[justify]Avi Loeb của Trung tâm Vật lý thiên văn cho hay: “Mỗi kỹ thuật tìm kiếm hành tinh đều có điểm mạnh – yếu riêng. Và mỗi kỹ thuật mới lạ chúng tôi thêm vào đều cho phép chúng ta thăm dò các hành tinh trong hệ thống mới”.[/justify]
[justify]Một bài báo chi tiết về việc khám phá hành tinh mới sẽ được công bố trên tạp chí The Astrophysical.[/justify]