Chính vì thế hãy thận trọng với những gì bạn nói trên mạng xã hội. Đơn cử như một ngày đẹp trời nào đó, bố mẹ, giáo viên hoặc thậm chí là sếp của bạn ghé Facebook sau đó tình cờ đọc được những điều không tốt, mọi chuyện sẽ ra sao?
Trong cuộc điều tra gần đây nhất trên 2.000 "sếp" đang sử dụng mạng xã hội, vài điều bạn khôngbao giờ nên làm đã được thống kê. Điều tra này cũng cho thấy 39% các công ty, tổ chức sử dụng mạng xã hội như một công cụ hiệu quả giúp gắn kết nhân viên với nhau đồng thời Facebook cũng đóng góp một phần quan trọng trong công việc hàng ngày. Dưới đây là 6 điều bạn không nên làm, không nên nói trên mạng xã hội.
1. Đăng tải những hình ảnh… không thể chấp nhận nổi
Có thể với bạn nó hoàn toàn thoải mái nhưng với một số người nó lại cực kì khó chấp nhận.
Tất nhiên, nếu như muốn giữ hình tượng tốt đẹp trong mắt mọi người xung quanh cũng như tránh những hiềm khích, bạn không nên đăng tải những tấm ảnh nhạy cảm của mình lên Facebook. Biết đâu một ngày đẹp trời bạn sẽ bị đuổi việc đơn giản chỉ vì… đăng ảnh khỏa thân lên mạng xã hội.
2. Có các cuộc trò chuyện về chất kích thích
Các nhà tuyển dụng đều cho rằng họ cần tìm một nhân viên có thể làm việc trong mọi điều kiện nào. Chính vì thế việc sử dụng chất kích thích dường như là điều cầm kị kể cả trong cơ quan, trường học cũng như ngoài xã hội, chẳng có công ty nào muốn nhân viên của mình "phê" khi làm việc cả. Ở một số quốc gia, rất nhiều cảnh sát mạng ngày đêm tìm kiếm những nội dung này để hạn chế tình trạng sử dụng chất kích thích, bạn có thể bị bắt cho dù chỉ đăng tải một đoạn status đùa cợt.
3. Nói xấu bạn bè, đồng nghiệp, người thân
Tính cách con người một phần nào đó được mô phỏng qua mạng xã hội. Những gì chúng ta nói, làm trên mạng xã hội cho thấy suy nghĩ của chúng ta. Nếu như bạn nói xấu một người nào đó, bạn không chỉ phá hỏng hình tượng của họ trong mắt những người xung quanh mà còn tự phá hỏng hình tượng của chính mình. Mạng xã hội không phải là nơi để thành lập bang, hội đi ném đá sau lưng người khác. Hãy thận trọng với những gì nói ra.
4. Kĩ năng giao tiếp kém
Việc giao tiếp trên mạng xã hội, các hình thức kết nối đa phương tiện như nhắn tin, chat được đánh giá vào loại giao tiếp… cực dễ. Hình thức giao tiếp qua bàn phím bao giờ cũng dễ dàng hơn rất nhiều giao tiếp trực diện. Khả năng đọc, hiểu vấn đề cũng như sử dụng từ ngữ trên mạng xã hội mô phỏng nhận thức của chính người sử dụng. Việc sử dụng từ lóng, từ viết tắt cũng như những ngôn ngữ khó hiểu trên mạng xã hội không giúp ích cho giao tiếp cũng như không việc của mình. "B4n. c0' th@^y' kh0' chj.u khj d0.c c@^u n0'i na`i k0?", đừng tiết kiệm chút thời gian với các phím tắt mà làm cho người xem cảm thấy bị thiếu tôn trọng.
5. Phân biệt tôn giáo, chủng tộc hoặc giới tính
Có lẽ không phải nhắc thêm về vấn đề này nữa.
6. Nói dối
Việc nói dối có lẽ đã trở thành điều thường thấy trên các mạng xã hội thậm chí là cả ngoài đời. Cư dân mạng có cách gọi riêng cho hành động này là "chém gió", những người sử dụng Internet hay mạng xã hội thường có xu hướng nói quá hay nói sai lệch hiện thực. Điều này có thể tốt nếu như bạn muốn làm giảm nỗi đau hoặc trong một vài trường hợp phải nói dối để không làm ảnh hưởng tới người khác. Tuy nhiên, nói dối để lấp liếm hành động sai trái, khoe khoang về bản thân hay thậm chí để đặt điều bôi nhọ người khác là điều không nên làm dù cả ở trong mạng xã hội hay ngoài cuộc sống thật.