Phim ảnh 2011-09-22 18:46:52

17 điều bất ngờ về "Vua sư tử"


[size=2]“Vua sư tử” là bộ phim hoạt hình nổi tiếng của hãng Walt Disney, được phát hành vào năm 1994. Lấy bối cảnh là khu rừng hoang dã thuộc châu Phi, bộ phim là biểu tượng cho xã hội có tổ chức của loài vật. Trong xã hội ấy, cũng có những mâu thuẫn, tranh chấp và cũng không thể thiếu cả tình yêu giống như thế giới loài người.[/size]

[justify][/justify]
[size=2][/size]

[justify][size=2]
[/size][/justify]

[justify][size=2]Để kỷ niệm 17 năm phát hành và giới thiệu phiên bản 3D( ra mắt vào ngày 16/9 vừa qua trên toàn thế giới), phiên bản Blu-ray 3D (4/10), wedsite Moviefone đã “bật mí” 17 bí mật có thể bạn chưa biết trong quá trình làm bộ phim nổi tiếng này vào năm 1994.[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2]1. Ban đầu, bộ phim có tên gọi “King of the Jungle” chứ không phải là “The Lion King” như chúng ta đã biết, lý do của sự thay đổi này là các nhà làm phim đã nhận ra chú sư tử này sống trên thảo nguyên, không phải ở trong rừng. (Jungle có nghĩa là rừng nhiệt đới)[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2]2. Về phần âm nhạc của bộ phim, người được soạn để viết nhạc lời là Tim Rice, người viết nhạc cho phim Aladdin, nhưng sau đó ông này đã chuyển sang cho nhạc sĩ, ca sĩ nổi danh Elton John.[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2] 3. Thuật ngữ “Bamblet” mà người viết kịch bản cho “The Lion King” đặt ra cho bộ phim này là sự kết hợp của hai bộ phim “Bambi” và “Hamlet” (có sự tương đồng nhau về cốt tryện)[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2] 4. Các nhà hoạt động bảo thủ đã lên tiếng phản đối một cảnh quay trong phim khi hình ảnh của những hạt nhỏ ly ty xếp lại với nhau thành từ SEX, nhưng các nhà làm phim giải thích rằng, đó không phải là từ SEX mà là SFX ( viết tắt của Hiệu ứng đặc biệt) giống như chữ ký cho công việc của họ nhằm đem đến cho người xem những hình ảnh sắc nét nhất.[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2] 5. Để lấy cảm hứng dựng cảnh cho phim, nhà sản xuất cùng các cộng sự đã có 2 tuần tham quan châu Phi, họ đã đến Cổng địa Ngục tại Vườn Quốc gia Kenya. Họ cũng mạo hiểm đưa một chú sư tử thật vào xưởng phim hoạt hình để tạo ra những hình ảnh sát thực nhất.[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2] 6. Bài hát “Hakuna Matata” mở đầu cho phim kết hợp với ca khúc nổi tiếng Cirle of life có nguồn gốc từ một cụm từ trong bộ phim hoạt hình của châu Phi mà đoàn làm phim nghe được từ một hướng dẫn viên du lịch.[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2] 7. Hans Zimmer, nhà sản xuất âm nhạc, người đã làm nhạc cho phim (cùng với Elton John) gặp Lebo M, ca sĩ người Nam Phi, người góp giọng trong ca khúc Cirle of life ở phần đầu giới thiệu bộ phim.[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2] 8. Bài hát “Circle of Life” của Lebo M có nghĩa: “Ở đây nói đến sự ra đời của một chú sư tử, một ngày nào đó chú sẽ chinh phục thế giới, một điềm lành đang diễn ra”.[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2] 9. Nathan Lane và Ernie Sabella( lồng tiếng cho Timone và Pumba), họ được các nhà sản xuất phát hiện trên sân khấu khi họ diễn vở “Guys and Dolls”. Lồng tiếng cho các chú linh cẩu, đầu tiên là cặp đôi Cheech Marin và Tommy Chong, nhưng một trong hai đã chia tay đoàn làm phim khi bộ phim đang bắt đầu bấm máy. Vì vậy người thay Tommy Chong là Whoopi Goldberg.[/size][/justify]

[size=2][/size]

[justify][size=2]
[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2] 10. “Can you feel the love tonight” là bản song ca dành tặng cho đôi Simba và Nala, một bản ballad tình yêu ngọt ngào. Bài hát đã cùng với “Hakuna Matata” và “Cirle of life” dành được giải Oscar cao quý cho nhạc phim hay nhất.[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2]11. Một số đoạn nhạc mang tên “The Morning Report” đã không được sử dụng trong đoạn phim (vì bị thay bằng những đoạn đối thoại giữa các nhân vật), nhưng nó đã được sử dụng trong vở nhạc kịch Broadway phát hành năm 2002.[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2] 12.Lần thứ hai khi tham gia lồng tiếng cho bộ phim Vua sư tử, James Earl Jones và Madge Sinclair trước đó đã đóng vai cha mẹ của một hoàng tử châu Phi trong phim “Coming to America”.[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2] 13. Khi Simba (Jonathan Taylor Thomas lồng tiếng) nói với Scar (Jeremy Irons): “ Chú trông thật kỳ lạ!”, Scar đáp ngay rằng: “Lời của cháu không có ý nghĩa gì cả”. Đoạn hội thoại này giống hệt đoạn hội thoại giữa Ron Silver và Irons sau khi nhận giải Oscar cho bộ phim “Reversal of Fortune”.[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2] 14. Các nhân vật trong phim đều được tạo hình theo mô típ là vẽ tay trước, sau đó sử dụng máy tính để hệ thống lại. Theo trình tự đó, một máy tính khi nhân lên với số động vật sử dụng trong phim, nhà sản xuất đã mất đến hơn hai năm để hoàn thành tất cả.[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2] 15. “Vua sư tử” là bộ phim có doanh thu cao nhất trên toàn thế giới vào năm 1994 với tổng cộng 772,6 triệu đôla. Đứng vào top những bộ phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại với Shrek 2, Toy Story 3 và Finding Nemo tại Mỹ.[/size][/justify]

[justify][/justify]
[justify][size=2] 16.Trong một thời gian dài, “Vua sư tử” lập kỷ lục là video gia đình bán chạy nhất với 30 triệu bản được phát hành.[/size][/justify]

[justify][/justify]
17. Pumba là nhân vật đầu tiên của Disney “đánh rắm”, một sáng tạo cực kỳ vui nhộn của các nhà làm phim để tạo dấu ấn riêng cho nhân vật này.


[size=2]
[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)