Tin tức - pháp luật 2013-04-02 06:47:31

13 mẫu sữa thiếu chất: Không thể công khai danh sách


(ĐVO) - "13 mẫu sữa không đảm bảo này là kết quả từ việc giám sát chứ không phải hoạt động thanh tra kiểm tra, và cũng chưa đủ cơ sở chứng minh tất cả sản phẩm của hãng sữa đấy, nhãn hàng đấy là không đảm bảo. Mặt khác trong quá trình kiểm tra lại, 13 loại sữa này lại đạt yêu cầu nên không thể công khai danh sách…"

Thông tin kiểm tra 188 mẫu sữa bột bổ sung vi chất, phát hiện 13 mẫu không đạt yêu cầu, trong đó có 3/13 mẫu không đạt về hàm lượng DHA, 4/13 mẫu không đạt về hàm lượng omega3, 6/13 mẫu không đạt về hàm lượng canxi, 8/13 mẫu phát hiện hàm lượng sắt thấp hơn hàm lượng công bố trên bao bì sản phẩm… khiến dư luận giật mình.

Tuy nhiên, trao đổi với PV báo Đất Việt, ông Lâm Quốc Hùng - Trưởng phòng giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục ATVSTP cho biết: không thể công khai danh sách của 13 mẫu sữa không đạt yêu cầu.

"13 mẫu không đảm bảo này là kết quả từ việc giám sát chứ không phải hoạt động thanh tra kiểm tra. Hoạt động giám sát khác với hoạt động thanh tra kiểm tra. Hoạt động giám sát chỉ lấy 1, 2 mẫu sữa trên thị trường. Giám sát là để cánh báo cho các cơ quan chức năng kiểm tra các hoạt động, để cơ quan chức năng thành lập các đoàn kiểm tra. Mẫu giám sát thì chỉ lấy 1 mẫu, còn thanh tra thì phải lấy 3 mẫu. Chính vì vậy, 13 mẫu không đảm bảo không phải là tính chung cho toàn bộ mà chỉ là 1 mẫu ngẫu nhiên khi giám sát và chưa đủ cơ sở chứng minh tất cả sản phẩm của hãng sữa đấy, nhãn hàng đấy là không đảm bảo.

Mặt khác, khi phát hiện ra những mẫu không đảm bảo yêu cầu trong quá trình giám sát, đã thành lập các đoàn đến kiểm tra lại. Và trong khi kiểm tra lại thì 13 mẫu sữa đó lại đạt yêu cầu hoặc chỉ tiêu họ vi phạm nhưng không vi phạm nhiều, không ảnh hưởng gì đến an toàn sản phẩm. Chính vì vậy mà không thể công bố danh sách của 13 mẫu sữa."


Chưa đủ cơ sở để kết luận toàn bộ sản phẩm của 13 hãng sữa có mẫu không đạt là không đảm bảo chất lượng


Cũng theo giải thích của ông Hùng, 13 mẫu sữa giám sát trên là được lấy ngẫu nhiên ở các cửa hàng đang kinh doanh, chứ không phải là lấy mẫu của lô hàng. Lấy mẫu lô hàng là lấy theo mẫu của hoạt động thanh tra, lấy mẫu đại diện cho hàng trăm, hàng thùng của lô hàng đấy. Còn với 1 mẫu giám sát mà không đạt yêu cầu thì có thể do quá trình bảo quản ở cửa hàng kinh doanh không tốt, hoặc việc không đảm bảo chất lượng chỉ xảy ra ở một vài hộp sữa thôi, chứ không phải tất cả các hộp sữa khác đều như thế.

"Ngay cả những quốc gia mạnh như Mỹ cũng thể đảm bảo hoạt động giám sát 100% được. Vì chi phí để có thể giám sát được toàn bộ các sản phẩm là quá lớn. Ví dụ đơn giản như một mớ rau muống có giá 5 - 7 nghìn đồng, nhưng để giám sát được hết thì chúng tôi cần đến 7 triệu trong vòng 7 ngày để có thể trả lời được là an toàn hay không an toàn. Huống hồ là các loại sữa có giá đắt như thế thì tiền đâu ra để làm?"

Bên cạnh đó, việc giám sát chủ động chủ yếu là lấy điểm dựa vào những nghi ngờ về sản phẩm. "Tuy nhiên nghi ngờ có thể đúng mà cũng có thể sai. Nên chỉ với kết quả từ việc giám sát mà đã công bố danh sách các loại sữa đó là chết dở. Vì đất nước bây giờ là đất nước pháp quyền, khoa học mở cửa, các doanh nghiệp sẽ kiện ngay. Nhưng nếu không làm thì không thể hoàn thành trách nhiệm với người dân. Chính vì vậy công tác quản lý phải rất hài hòa các biện pháp khoa học kỹ thuật và công tác chỉ đạo.

Có thể lấy ví dụ điển hình như vụ E.coli trong dưa chuột với giá ở Châu Âu. Mới chỉ nghi ngờ, dỡ hàng của họ xuống thôi mà Châu Âu đã phải đền tới 200 triệu đô. Nên vấn đề này chúng ta cần hết sức tỉnh tảo" - Ông Hùng cho biết.
Duyên Duyên - ĐấtViệt

 

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)