Nghệ thuật sống 2014-10-30 06:15:40

Yêu bản thân nhiều hơn bằng việc đánh giá người khác ít hơn



Mặc dù đã nỗ lực hết sức, tất cả chúng ta đều đánh giá người khác. Nó có thể là một điều rất nhỏ, ví như đồng nghiệp, người đã lấy đi nhiều thời gian nghỉ trưa của bạn. Hoặc có thể là một điều to lớn, như là cách ứng xử ích kỉ của một người hoặc làm tổn thương cảm xúc của chúng ta.

Tara Brach, giáo viên tâm lý học và thiền định, thường xuyên kể câu chuyện này: Hãy tưởng tượng bạn đang đi bộ trong rừng và bạn thấy một chú chó nhỏ. Nó trông thật dễ thương và thân thiện. Bạn lại gần để cưng nựng nó. Đột nhiên, nó gầm gừ và cố cắn bạn. Dường như con chó không còn dễ thương như trước và bạn cảm thấy sợ hãi và có thể là giận dữ. Sau khi cơn gió thổi qua, những chiếc lá trên mặt đất được cuốn đi và bạn thấy một chân của nó bị mắc trong cái bẫy. Bây giờ, bạn cảm thấy thương xót chú chó. Bạn biết nó trở nên hung hăng như vậy vì nó đang bị thương và phải cố chịu nỗi đau ấy.

Chúng ta học được điều gì từ câu chuyện này? Làm thế nào chúng ta trở nên ít phán xét hơn?

1. Đừng đỗ lỗi cho chính mình.

Theo bản năng, chúng ta mặc định để tồn tại. Khi chúng ta thấy một chú chó (hoặc một người nào đó) có thể cắn chúng ta (theo nghĩa đen hay nghĩa bóng), tất nhiên chúng ta cảm thấy bị đe dọa. Chúng ta tự động thiết lập trạng thái chiến đấu hoặc bỏ chạy, và không thể thấy vô số lý do cho những hành vi của người khác. Chúng ta phòng vệ chặt chẽ và không nhượng bộ. Đây là một phản ứng bình thường đầu tiên. Điều quan trọng là tạm dừng trước khi chúng ta hành động từ trạng thái này

2. Hãy biết quan tâm.

Mặc dù sự đánh giá là một bản năng tự nhiên, hãy cố phát hiện ra trước khi bạn nói hoặc gửi đi những email thô tục và gây ra bất kỳ nguy hại tiềm tàng nào. Bạn không thể lấy lại những lời đã nói. Hãy dừng lại. Hãy xem thử bạn có thể hiểu người đó đến từ đâu. Hãy thử nói lại suy nghĩ chỉ trích bên trong bạn thành một suy nghĩ tích cực, hoặc ít nhất là một suy nghĩ trung lập. Sau tất cả, giống như câu chuyện về chú chó bị mắc bẫy phía trên, chúng ta thực sự không biết lí do cho hành vi của một ai đó.

3. Không cá nhân hoá

Khi ai đó không đồng ý với chúng ta hoặc làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên khó khăn, hãy nhớ rằng nó thường không liên quan đến chúng ta. Nó có thể liên quan đến nỗi đau của họ, cuộc đấu tranh của họ. Tại sao không tin vào một điều gì đó tốt ở họ? Will Smith đã nói: “Đừng bao giờ đánh giá thấp nỗi đau của một người, bởi một cách thành thật rằng mọi người đều đang đấu tranh. Có chăng là một số người che giấu điều đó tốt hơn những người khác mà thôi”.

4. Hãy tìm kiếm điều tốt đẹp cơ bản

Điều này cần phải có sự luyện tập, vì tâm trí chúng ta thường hay tìm kiếm điều tiêu cực, nhưng nếu chúng ta cố gắng, chúng ta hầu như lúc nào cũng có thể tìm thấy một cái gì đó tốt đẹp về người khác.

5. Lặp lại câu thần chú: “giống như tôi”

Hãy nhớ rằng, chúng ta giống nhau nhiều hơn là khác nhau. Khi tôi cảm thấy mình muốn chỉ trích một người nào đó, tôi cố gắng nhắc nhở bản thân rằng những người khác cũng yêu gia đình của họ giống như tôi, và người đó muốn được hạnh phúc và thoát khỏi nỗi đau khổ giống như tôi. Và điều quan trọng nhất chính là người đó cũng mắc phải những sai lầm, giống như tôi vậy.

6. Điều chỉnh lại

Khi ai đó làm điều gì mà bạn không thích, hãy nghĩ rằng họ chỉ đơn giản là giải quyết vấn đề theo cách khác biệt với bạn. Hoặc có thể họ còn có một lịch trình khác so với bạn. Điều này có thể giúp bạn cởi mở và chấp nhận hành vi của họ hơn. Ngài Đức Lai Lạt Ma nói rằng: “ Mọi người đi theo các con đường khác nhau để tìm kiếm sự mãn nguyện và hạnh phúc. Chỉ vì họ không đi theo con đường của bạn, không có nghĩa là họ đã đánh mất chúng”.

7. Hãy nhìn vào hành vi của bạn.

Đôi khi, chúng ta có thể đánh giá một ai đó về một việc gì đó mà bản thân chúng ta đã từng làm. Ví dụ, lần tới khi bạn thấy mình la hét một ai đó trong khi đang lái xe, hãy hỏi bản thân: “Tôi đã bao giờ lái xe ẩu?”. Tất nhiên, tất cả chúng ta đều từng như thế.

8. Giáo dục bản thán

Khi mọi người làm những việc gây khó chịu, họ có thể có những khuyết điểm bị che giấu. Ví dụ, một số người có kĩ năng xã hội kém có thể mắc hội chứng Asperger. Vì vậy, nếu ai đó xâm chiếm không gian cá nhân của bạn (như một người bị hội chứng Asperger có thể làm), hãy nhớ rằng, nó không liên quan đến bạn. Albert Einstein từng nói: “Mỗi người là một thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo trèo, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng nó thật sự ngu ngốc.”

9. Tin tưởng vào điều gì đó tốt đẹp ở người khác

Có người từng nói với tôi, không ai thức dậy vào buổi sáng và nói: “Tôi nghĩ mình sẽ trở thành một tên ngốc ngày hôm nay”. Hầu hết chúng ta nỗ lực hết sức có thể với những nguồn lực mà chúng ta có trong hiện tại.

10. Cảm thấy tốt về bạn

Brene´ Brown nói rằng: “Nếu tôi cảm thấy vui về khả năng làm mẹ của mình thì tôi không còn hứng thú với việc đánh giá về những sự lựa chọn của người khác. Nếu tôi cảm thấy tốt về cơ thể của tôi thì tôi không đi chế giễu về cân nặng hoặc ngoại hình của người khác. “

Và cuối cùng, hãy nhớ rằng việc đánh giá một người không định nghĩa họ là ai mà nó định nghĩa bạn là ai

———
Tham gia cùng tôi trênTwitter và Facebook.
Tôi là đồng tác giá của cuốn sách “chết vì xấu hổ”, “nhút nhát một cách đau khổ”, “ nuôi dưỡng những đứa trẻ nhút nhát”. Cuốn sách “Chết vì xấu hổ: Giúp đỡ những mối lo âu và ám ảnh của xã hội” được cho là một trong những cuốn sách hữu ích và khoa học nhất căn cứ trong một cuộc nghiên cứu được công bố bởi tâm lý, phương pháp nghiên cứu và cách thực hành chuyên nghiệp. Tôi cũng đã từng nhận được giải thưởng phim tài liệu PBS: “Nỗi sợ của con người”. Chồng tôi, Greg, và tôi cũng là đồng tác giả cuốn sách “Trái tim đích thực: Bước tiến của một cuộc hôn nhân tinh thần”.

Minh Quý dịch
Nguồn


Share it!
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)