Đẻ trứng trên xe máy?
[justify]Vừa đến đầu địa phận xã Tùng Lộc, hỏi bất kỳ một người dân nào về câu chuyện trên thì đều được họ kể rành mạch rồi chỉ cho chúng tôi địa chỉ để vào xem tận mắt “ngài rắn thần”.[/justify]
[justify]Đến thôn Tân Quang vào lúc trời đã xế chiều, rất nhiều người dân địa phương và khách đang tụ tập xung quanh “thiên đài” được dựng ngay cạnh trạm điện của xã.[/justify]
Nhiều người từ các địa phương khác đã kéo về sau khi nghe thông tin. Họ tin vào điều huyến bí đang xẩy ra và thắp hương khấn vái trước khu vực có con rắn
[justify]Nhìn vào trong thì thấy một chú bé khoảng chừng 14 tuổi đang ngồi cạnh một con rắn có màu xanh nhạt, dài chừng khoảng 70cm. Sau khi khấn mấy câu nơi cửa miệng, chú bé nhẹ nhàng cầm lấy con rắn, đưa vào chậu nước đã có sẵn để “mời ngài tắm” cho những người có mặt chứng kiến.[/justify]
[justify]Khu vực thờ rắn được người dân khoanh lại bằng những thanh tre, một bàn thờ cũng đã được lập lên, nhiều lễ vật, hương hoa đã bày biện. Trước lư hương nghi ngút khỏi, người thì thắp hương, kẻ đặt lễ, người thì quỳ xuống rì rầm khấn vái trước “ngài”.[/justify]
[justify]Hỏi những cụ cao niên hay trẻ con ở trong thôn, ai cũng có thể kể rành mạch, câu chuyện họ kể gần như là một, giống như trong tờ giấy ghi về sự tích của rắn đã được phóng to, dán lên trước khu vực thờ, phô tô nhiều bản nhỏ phát cho khách.[/justify]
[justify]Và không thiếu chi tiết nào để nói tới độ “thiêng” của “ngài rắn”.[/justify]
[justify]Ông Hà Phan, một vị cao niên trong thôn Tân Quang, người “am hiểu” sự việc hồ hởi kể: Sáng ngày 24/3 AL (cách đây 20 ngày), chị Nguyễn Thị Lý phát hiện thấy có một con cóc vàng ngồi ngay bánh xe máy dựng trong nhà, bên cạnh là một chùm trứng nhỏ như hòn bi, màu trắng.[/justify]
Con “rắn thần” mà người dân ở xã Tùng Lộc đang thờ cũng có chiều dài khoảng 70cm, mình màu xanh nhạt, giống với loại rắn nước thường xuất hiện ở vùng đồng bằng
Hình ảnh con cóc màu vàng trên người ông thầy cúng tên Sơn, được người dân kể là dẫn rằn về, “vui chơi, nhảy múa cùng rắn” trong chỗ thờ tự? Ảnh do người dân tự chụp
[justify]Cứ nghĩ trứng cóc nên chị nhặt vào túi ni lông đem bỏ cuối sân. Thế nhưng, khi quay lại chiếc xe máy thì chị hoảng hốt phát hiện một con rắn có hình thù như con rắn nước đang quấn vào cổ xe máy, phần đuôi cuộn tròn giữ chặt lấy bọc trứng.[/justify]
[justify]Hoảng loạn, chị Lý cứ nghĩ là có điềm gì. Sự việc nhanh chóng được chị Lý báo cho những người họ hàng và hàng xóm xung quanh nhà. Nhiều người đã khuyên chị vứt đi vì là con rắn nước bình thường, nhiều người lại khuyên nhờ thầy về làm lễ.[/justify]
[justify]Chị Lý đã tìm đến một thầy cúng tên Sơn ở trong làng. Ông thầy này đã hướng dẫn cho chị Lý mua lễ vật, thắp hương rồi nhờ ông Hà Phan (một cao niên trong họ, người đang kể chuyện với P.V) làm lễ “mời” rắn đi ra đồng.[/justify]
[justify]Sau khi làm lễ, chị Lý cho toàn bộ trứng rắn vào một chiếc túi có lót lá chuối, sau đó dùng một cây gậy dài để rắn quấn vào nhưng rắn không quấn.[/justify]
[justify]Đến 12h ngày 26/3 âm lịch, sau khi tiếp tục làm lễ, người dân đã mời “ngài” ra khu vực trạm điện, nơi có cột bàn thờ của người trong làng lập cho “mát mẻ”.[/justify]
[justify]“Sau khi khấn xong thì tự nhiên rắn chui vào trong túi chứa trứng, và mọi người mang ra chỗ thờ tự ở trạm điện. Điều kỳ là là khi rắn chui vào túi, đầu hướng ra ngoài, miệng ngoác rộng ra thì mọi người không nhìn thấy lưỡi”, ông Phan kể.[/justify]
“Di sản sống”?
[justify]Mặc dù đã hơn 20 ngày kể từ khi rắn xuất hiện nhưng khi chúng tôi có mặt tại thôn Tân Quang thì thông tin về con rắn được người dân tôn sùng là “xà linh”, “di sản sống của làng” vẫn đang rất ‘nóng’, trai gái, già trẻ trong làng đang ra sức bảo vệ tối đa cho “ngài”.[/justify]
Người dân cũng như khách đến thăm đều tin vào những câu chuyện kỳ bí mà một số người ở đây kể lại. Sự việc đã xẩy ra 20 ngày nhưng chính quyền huyện không hay biết
[justify]Khách từ các địa phương khác nghe tin cũng tìm đến để chứng kiến, nghe kể chuyện “linh thiêng” và thắp hương cầu khấn.[/justify]
[justify]Con rắn được người dân bảo vệ đằng sau một hàng rào tre, bao quanh khu vực chỗ thờ tự ngoài trời do ông Đặng Quốc Bàu lập từ năm 2000.[/justify]
[justify]Phía bên cạnh bàn thờ ngi ngút khói hương là tấm biển được viết bằng tay có ghi:[/justify]
[justify]“Đây là luật nghiêm cấm của làng chỉ chiêm ngưỡng bằng mắt của mình, cấm tất cả những ai dùng tay của mình nắm lấy ngài giơ lên đặt xuống. Cách ứng xử thiếu văn hóa, xúc phạm đến ngài – di sản sống linh thiêng của làng là vi phạm quy ước luật lệ của làng là không được. Xin tất cả du khách gần xa phải lưu tâm gìn giữ di sản sống linh thiêng của làng, không được ai vi phạm. Nếu vi phạm là phải chịu trách nhiệm trước làng”.[/justify]
Tấm bảng viết tay treo trên hàng rào cách ly khu vực rắn ở và bàn thờ, có ghi rắn là “di sản sống của làng, không được xâm phạm”
[justify]Người dân rỉ tai nhau nghe về câu chuyện rắn thần xuất hiện, nhiều câu chuyện huyền hoặc đã được thêu dệt. Khách đến “tham quan” sau khi thắp hương, xem rắn xong sẽ được một số người hướng dẫn xem những tấm ảnh chụp rắn trong những ngày qua được đóng vào khung ghi “xà linh đẻ trứng trên xe máy”.[/justify]
[justify]Bản thân phóng viên khi có mặt ghi nhận thông tin cũng được một cụ già trong làng “tặng” cho một tờ giấy ghi “chuyện lạ về con rắn thần, những điều mắt thấy tai nghe” và không quên căn dặn nhớ kể cho nhiều người biết.[/justify]
[justify]Trên tờ giấy có thông tin về việc rắn xuất hiện, những câu chuyện linh thiêng kỳ bí. Và cuối cùng là dòng chữ “mời quý khách tới chiêm ngưỡng để biết thực hư ra sao. Địa chỉ rắn thần: Xóm Tân Dân, xã Tùng Lộc…”.[/justify]
[justify]Chị M., một người dân ở xã Thạch Bằng (Lộc Hà) nghe thông tin đồn thổi cũng đã lặn lội hơn 20 km để đến xem. Theo chị, sự việc này rất khó giải thích.[/justify]
[justify]“Khi tôi đến thì trời đã tối và may mắn hơn nhiều người là được chứng kiến con cóc về chơi với rắn lúc trời tối. Được một lúc thì cóc lại bỏ đi”, chị M. kể.[/justify]
Hình ảnh con rắn quấn xung quanh cổ xe máy chị Nguyễn Thị Lý với bọc trứng trên phần đuôi cuộn tròn. Ảnh do người dân chụp và phóng treo ở chỗ thờ
[justify]Những câu chuyện kỳ bí mang màu sắc tâm linh có phần thêu dệt đã được người dân đây kể lại rất nhiệt tình. Họ tin vào một điều thần bí đến nỗi đã tiến hành xây một ngôi miếu để thờ có giá trị hàng chục triệu đồng để đưa “ngài rắn” vào ở.[/justify]
[justify]Ngày ngày người dân tập trung khu vực này để chăm sóc, bảo vệ “ngài“. Nhiều quán nước đã mọc lên để phục vụ khách, bên cạnh bàn thờ rắn cũng xuất hiện một hòm tiền “công đức”.[/justify]