Suốt ngày hôm qua, cư dân mạng bức xúc bàn tán về bài phỏng vấn trên một trang tin được cho là của một phụ nữ trung niên Hà Nội gốc nhận xét về dân ngoại tỉnh.
[justify]Điều đáng nói là trong những lời nhận xét của mình, cô ấy đã không ngừng chỉ trích, chê bai, thâm chí là miệt thị dân ngoại tỉnh cũng như cách sống của họ đã làm "bẩn" Hà Nội. Chính những nhận định quá mang tính chủ quan và có phần "vơ đũa cả nắm" này đã khiến cho đại bộ phận cư dân mạng cũng như những ai biết được nội dung của bài phỏng vấn đều khá bức xúc và ngay lập tức phản pháo lại.
[/justify]
[justify]Những đánh giá một chiều về “người tỉnh lẻ” [/justify]
[justify]
Theo cô Đ.M.K - người đã trả lời phỏng vấn - thì Hà Nội đang bị mất dần đi những vẻ đẹp cổ xưa, tất cả đều do người "tỉnh lẻ làm hỏng Hà Nội": “Người ngoại tỉnh rất ích kỷ, bon chen, tất cả chỉ vì mưu sinh, kiếm tiền". Hết nhận xét về cách sống, cô K. còn lấn sân sang cả vấn đề giáo dục: “thói quen sống của người nông thôn, ít học, giáo dục không đến nơi đến chốn”.
Nhìn về Hà Nội trước và sau khi “người ngoại tỉnh dạt về”, cô K cho rằng, thủ đô nghìn năm văn hiến của chúng ta bây giờ “bẩn thỉu”, “nhếch nhác”, người dân “ý thức kém”, “xô bồ”, “buông thả” – “đó không phải là sản phẩm của người tỉnh lẻ du nhập mang về thì là ở đâu?” Theo quan điểm của riêng cô thì những “người tỉnh lẻ” chính là nguyên nhân của việc những giá trị tốt đẹp của Hà Nội đang bị “bóp méo” và “lệch lạc”. “Bây giờ thầy không ra thầy, trò cũng không còn là trò (…) Tất cả tôi cho rằng, nguyên nhân vẫn là do cách sống xô bồ, buông thả của người ngoại tỉnh.”
Chưa dừng lại ở vấn đề cách sống, cô K. còn đưa ra những ý kiến khá gay gắt về sự “vô văn hóa” của những "người tỉnh lẻ". Theo cô M. K, cách dạy dỗ con cái của cô “không như cách dạy con của người dân ngoại tỉnh”. Khi bày tỏ quan điểm về việc yêu đương nam nữ, hay kén vợ cho con trai, cô K. nói đến “những cô gái tỉnh lẻ bắt chước Tây, Tàu ăn mặc hở hang, bày hàng trước mặt” đều do “thói quen sống của người nông thôn, ít học…” Nhưng liệu rằng tất cả những người đó đều là người “tỉnh lẻ”?
Trong bài trả lời phỏng vấn của mình, cô Đ.M.K liên tục dùng những cụm từ “người ngoài tỉnh”, “dân tỉnh lẻ” để so sánh với “người gốc Hà Nội” hay “người Hà Nội xưa”. Điều đó cho thấy cô có sự phân biệt rất lớn giữa những người sinh ra và lớn lên ở thành phố và những người từ nơi khác đến để sinh sống. Cách dùng từ ngữ cùng thái độ khinh miệt của cô như đang lên án toàn bộ những người đang ngày ngày đang cống hiến, làm việc và kiếm kế mưu sinh trên đất thủ đô về việc “phá hoại” Hà Nội. Liệu những suy nghĩ quá tiêu cực, phiến diện và chủ quan này đang là suy nghĩ của bao nhiêu người sinh ra ở Hà Nội nữa? Đến lúc nào suy nghĩ tiêu cực này mới được xóa nhòa?
Trả lại sự công bằng cho những “người tỉnh lẻ”
Bạn Thanh Bình (18t) cho biết: “Tớ thực sự không đồng ý với cách nghĩ của cô K. Bản thân tớ là người Hà Nội nhưng tớ chưa bao giờ có ý nghĩ coi thường người ngoại tỉnh. Xét cho cùng, họ vẫn là những người thực sự giỏi giang và có năng lực thì mới có thể đỗ được các trường Đại học lớn ở Hà Nội, mới có thể bám trụ lại nơi này. Rõ ràng, đất lành thì chim đậu thôi. Đâu phải Hà Nội chỉ dành riêng cho người Hà Nội được.”
Hay Minh Hạnh (19t) nêu quan điểm: “Đồng ý là Hà Nội xô bồ, môi trường ô nhiễm nhưng liệu tất cả có phải là lỗi của những người ngoại tỉnh không? Tớ nghĩ ngay cả những người Hà Nội cũng cần xem lại ý thức của mình trước khi vơ đũa cả nắm như vậy.”[/justify]
[justify]
Cư dân mạng nói về bàn tán về chuyện này
Lật lại vấn đề một chút thì những lời nhận xét của cô K. không phải là hoàn toàn vô căn cứ. Đâu đó vẫn còn một số cá nhân ý thức chưa tốt, có những hành động sai trái khiến cho người Hà Nội có cái nhìn khác về người ngoại tỉnh. Tuy nhiên đó đâu phải là tất cả! Miệt thị, coi thường toàn bộ người ngoại tỉnh như vậy, liệu có bất công cho họ quá không?
Bài phỏng vấn của cô Đ. M. K chỉ là một trong số ít những bài báo gần đây lên tiếng về vấn đề “người tỉnh lẻ”. Cách đây không lâu, cư dân mạng đã truyền tay nhau những tuyên bố gây sốc như: “Ế vợ nhưng tôi cũng không lấy những con người tỉnh lẻ” hay “Tôi, gái Hà Nội thề kiếp sau không lấy chồng tỉnh lẻ”… Điều đó cho thấy những người dân ngoại tỉnh đang thực sự không được xem trọng.
“Người tỉnh lẻ” – họ là ai?
Đó là những người từ nhiều làng quê, thị xã nhỏ ra những thành phố lớn khác để lập nghiệp và kiếm sống hay mọi sinh viên từ nơi khác đang sinh sống và học tập ở các trường đại học của các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng… Tất cả mọi người khi đặt chân lên những thành phố lớn đều mang trong mình ước muốn về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chỉ vì xuất xứ khác nhau, mà họ - những người từ nơi khác đến đang phải gánh chịu những lời lẽ và hành động chỉ trích đầy miệt thị, xem thường từ mọi người. Thái độ “đánh đồng”, “vơ đũa cả nắm” của một bộ phận không nhỏ những người may mắn sinh ra và lớn lên ở thành phố với những người tỉnh lẻ đang thể hiện sự phân biệt đối xử khá lớn trong xã hội hiện nay. Điều đó còn chứng tỏ rằng, trong xu thế phát triển ngày nay, sự ích kỉ, cố hữu, bảo thủ trong suy nghĩ vẫn còn tồn đọng dù ít, dù nhiều.
Bạn V.N.L (Học viện báo chí tuyên truyền) tâm sự rằng: “Tớ học ở Hà Nội nhưng bản thân tớ luôn thấy tự hào về mảnh đất Nghệ An nơi tớ sinh ra. Tớ biết vẫn còn rất nhiều người không xem trọng những người dân tỉnh lẻ như chúng tớ, tuy nhiên đó không phải tất cả. Những người bạn Hà Nội của tớ vẫn rất tốt, họ tôn trọng những sự khác biệt đó, và rất hòa đồng với những người như tớ, tớ thấy rất vui”.
Những “người tỉnh lẻ” hay những “người Hà Nội gốc”, trong lối sống của mình, ai cũng có những điểm tốt và những điểm chưa tốt, có những điều nên giữ gìn, phát huy và một số cần chỉnh sửa. Tuy nhiên, điều cần thiết nhất bây giờ là phải tôn trọng lẫn nhau để cùng hòa nhập, chung sức xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và ngày càng phát triển, bạn có nghĩ thế không?[/justify]
[/justify]
[justify]Những đánh giá một chiều về “người tỉnh lẻ” [/justify]
[justify]
Theo cô Đ.M.K - người đã trả lời phỏng vấn - thì Hà Nội đang bị mất dần đi những vẻ đẹp cổ xưa, tất cả đều do người "tỉnh lẻ làm hỏng Hà Nội": “Người ngoại tỉnh rất ích kỷ, bon chen, tất cả chỉ vì mưu sinh, kiếm tiền". Hết nhận xét về cách sống, cô K. còn lấn sân sang cả vấn đề giáo dục: “thói quen sống của người nông thôn, ít học, giáo dục không đến nơi đến chốn”.
Nhìn về Hà Nội trước và sau khi “người ngoại tỉnh dạt về”, cô K cho rằng, thủ đô nghìn năm văn hiến của chúng ta bây giờ “bẩn thỉu”, “nhếch nhác”, người dân “ý thức kém”, “xô bồ”, “buông thả” – “đó không phải là sản phẩm của người tỉnh lẻ du nhập mang về thì là ở đâu?” Theo quan điểm của riêng cô thì những “người tỉnh lẻ” chính là nguyên nhân của việc những giá trị tốt đẹp của Hà Nội đang bị “bóp méo” và “lệch lạc”. “Bây giờ thầy không ra thầy, trò cũng không còn là trò (…) Tất cả tôi cho rằng, nguyên nhân vẫn là do cách sống xô bồ, buông thả của người ngoại tỉnh.”
Chưa dừng lại ở vấn đề cách sống, cô K. còn đưa ra những ý kiến khá gay gắt về sự “vô văn hóa” của những "người tỉnh lẻ". Theo cô M. K, cách dạy dỗ con cái của cô “không như cách dạy con của người dân ngoại tỉnh”. Khi bày tỏ quan điểm về việc yêu đương nam nữ, hay kén vợ cho con trai, cô K. nói đến “những cô gái tỉnh lẻ bắt chước Tây, Tàu ăn mặc hở hang, bày hàng trước mặt” đều do “thói quen sống của người nông thôn, ít học…” Nhưng liệu rằng tất cả những người đó đều là người “tỉnh lẻ”?
Trong bài trả lời phỏng vấn của mình, cô Đ.M.K liên tục dùng những cụm từ “người ngoài tỉnh”, “dân tỉnh lẻ” để so sánh với “người gốc Hà Nội” hay “người Hà Nội xưa”. Điều đó cho thấy cô có sự phân biệt rất lớn giữa những người sinh ra và lớn lên ở thành phố và những người từ nơi khác đến để sinh sống. Cách dùng từ ngữ cùng thái độ khinh miệt của cô như đang lên án toàn bộ những người đang ngày ngày đang cống hiến, làm việc và kiếm kế mưu sinh trên đất thủ đô về việc “phá hoại” Hà Nội. Liệu những suy nghĩ quá tiêu cực, phiến diện và chủ quan này đang là suy nghĩ của bao nhiêu người sinh ra ở Hà Nội nữa? Đến lúc nào suy nghĩ tiêu cực này mới được xóa nhòa?
Trả lại sự công bằng cho những “người tỉnh lẻ”
Bạn Thanh Bình (18t) cho biết: “Tớ thực sự không đồng ý với cách nghĩ của cô K. Bản thân tớ là người Hà Nội nhưng tớ chưa bao giờ có ý nghĩ coi thường người ngoại tỉnh. Xét cho cùng, họ vẫn là những người thực sự giỏi giang và có năng lực thì mới có thể đỗ được các trường Đại học lớn ở Hà Nội, mới có thể bám trụ lại nơi này. Rõ ràng, đất lành thì chim đậu thôi. Đâu phải Hà Nội chỉ dành riêng cho người Hà Nội được.”
Hay Minh Hạnh (19t) nêu quan điểm: “Đồng ý là Hà Nội xô bồ, môi trường ô nhiễm nhưng liệu tất cả có phải là lỗi của những người ngoại tỉnh không? Tớ nghĩ ngay cả những người Hà Nội cũng cần xem lại ý thức của mình trước khi vơ đũa cả nắm như vậy.”[/justify]
[justify]
Cư dân mạng nói về bàn tán về chuyện này
Lật lại vấn đề một chút thì những lời nhận xét của cô K. không phải là hoàn toàn vô căn cứ. Đâu đó vẫn còn một số cá nhân ý thức chưa tốt, có những hành động sai trái khiến cho người Hà Nội có cái nhìn khác về người ngoại tỉnh. Tuy nhiên đó đâu phải là tất cả! Miệt thị, coi thường toàn bộ người ngoại tỉnh như vậy, liệu có bất công cho họ quá không?
Bài phỏng vấn của cô Đ. M. K chỉ là một trong số ít những bài báo gần đây lên tiếng về vấn đề “người tỉnh lẻ”. Cách đây không lâu, cư dân mạng đã truyền tay nhau những tuyên bố gây sốc như: “Ế vợ nhưng tôi cũng không lấy những con người tỉnh lẻ” hay “Tôi, gái Hà Nội thề kiếp sau không lấy chồng tỉnh lẻ”… Điều đó cho thấy những người dân ngoại tỉnh đang thực sự không được xem trọng.
“Người tỉnh lẻ” – họ là ai?
Đó là những người từ nhiều làng quê, thị xã nhỏ ra những thành phố lớn khác để lập nghiệp và kiếm sống hay mọi sinh viên từ nơi khác đang sinh sống và học tập ở các trường đại học của các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng… Tất cả mọi người khi đặt chân lên những thành phố lớn đều mang trong mình ước muốn về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chỉ vì xuất xứ khác nhau, mà họ - những người từ nơi khác đến đang phải gánh chịu những lời lẽ và hành động chỉ trích đầy miệt thị, xem thường từ mọi người. Thái độ “đánh đồng”, “vơ đũa cả nắm” của một bộ phận không nhỏ những người may mắn sinh ra và lớn lên ở thành phố với những người tỉnh lẻ đang thể hiện sự phân biệt đối xử khá lớn trong xã hội hiện nay. Điều đó còn chứng tỏ rằng, trong xu thế phát triển ngày nay, sự ích kỉ, cố hữu, bảo thủ trong suy nghĩ vẫn còn tồn đọng dù ít, dù nhiều.
Bạn V.N.L (Học viện báo chí tuyên truyền) tâm sự rằng: “Tớ học ở Hà Nội nhưng bản thân tớ luôn thấy tự hào về mảnh đất Nghệ An nơi tớ sinh ra. Tớ biết vẫn còn rất nhiều người không xem trọng những người dân tỉnh lẻ như chúng tớ, tuy nhiên đó không phải tất cả. Những người bạn Hà Nội của tớ vẫn rất tốt, họ tôn trọng những sự khác biệt đó, và rất hòa đồng với những người như tớ, tớ thấy rất vui”.
Những “người tỉnh lẻ” hay những “người Hà Nội gốc”, trong lối sống của mình, ai cũng có những điểm tốt và những điểm chưa tốt, có những điều nên giữ gìn, phát huy và một số cần chỉnh sửa. Tuy nhiên, điều cần thiết nhất bây giờ là phải tôn trọng lẫn nhau để cùng hòa nhập, chung sức xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và ngày càng phát triển, bạn có nghĩ thế không?[/justify]