[justify]Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nói: “Trên thế giới bây giờ, người ta đã thay đổi quan niệm: Sử dụng phương tiện cơ giới tham gia giao thông là không được miễn phí mà phải trả tiền như trả cho việc dùng điện, nước… Hiện cả nước có tới 30 triệu xe gắn máy, 1,5 triệu ô tô sử dụng kết cấu hạ tầng. Những phương tiện cơ giới này phải đóng góp một phần vào lĩnh vực này.[/justify]
[justify]Về đầu tư xây mới cơ sở hạ tầng, Nhà nước bỏ tiền từ ngân sách; phần duy tu, bảo dưỡng thì người dân phải đóng góp một phần. Huy động nguồn lực của người dân chia sẻ với nhà nước nhằm đảm bảo được chất lượng của đường bộ. Đã có số liệu tính toán, nếu duy tu bảo dưỡng kịp thời thì đảm bảo tiết kiệm gấp 3 lần, so với việc để đường bộ hư hỏng rồi mới khắc phục.[/justify]
[justify]
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng.Ảnh: Đình Thắng |
[justify]Trong Luật Đường bộ, có yêu cầu xây dựng quỹ bảo trì đường bộ, trong đó có phần đóng góp của người dân. Thực tế vừa qua việc thu phí được đưa ra với một số phương án, trong đó phương án thu phí đường bộ qua xăng dầu đã được tính đến. Tổng cục Đường bộ đưa ra theo phương án của nhiều nước trên thế giới đang thực hiện. Như vậy, nếu xe của ai lăn bánh càng nhiều thì người đó càng phải nộp phí nhiều”.[/justify]
[justify]Tất nhiên, phải có phương pháp loại trừ vì thực tế một bộ phận người dân mua xăng dầu không sử dụng vào lưu thông trên đường bộ. Nhưng qua tính toán cho thấy, đối tượng này sử dụng xăng, dầu tỉ lệ rất thấp, như chạy máy, chạy tầu thuyền…[/justify]
[justify]Vậy có loại trừ các đối tượng không tham gia lưu thông đường bộ? Bộ trưởng có cam kết thu phí thì chất lượng đường sẽ tốt?[/justify]
[justify]Chưa tính được, và thực tế những đối tượng ấy sử dụng xăng dầu tỉ lệ rất thấp, chủ yếu là sử dụng dầu. Hiện nay còn đang mắc ở chỗ này. Có nhiều nước từng áp dụng việc phân loại màu xăng và màu dầu để thu phí, nhưng việc này khó áp dụng.[/justify]
[justify]Còn chất lượng đường sá, phải cam kết chứ. Hiện mỗi năm duy tu đường bộ lấy của ngân sách 2.000 tỷ đồng. Cả trung ương và địa phương đều rất khó khăn.[/justify]
[justify]Khi đó xăng dầu sẽ bị đội giá cao, sẽ tác động tới các mặt hàng tiêu dùng khác?[/justify]
[justify]Cần phải tính, làm sao để mỗi một loại phí tác động tới xăng dầu sẽ có ảnh hưởng mức độ nhất định. Nếu mình theo cơ chế thị trường, Nhà nước không kiểm soát, không bao cấp thì vẫn có tác động.[/justify]
[justify]Nhà nước chủ trương bán các trạm thu phí, vậy lộ trình thực hiện thế nào để tránh hiện tượng phí chồng phí?[/justify]
[justify]Khi đưa vào áp dụng, các giải pháp chắc chắn sẽ phải đồng bộ. Các trạm thu phí đã bán, Nhà nước phải mua lại, không thể để trạm đó tiếp tục thu. Còn những tuyến đường đầu tư theo hình thức BOT thì không thể bỏ trạm thu phí được vì trạm đó phải hoàn vốn đầu tư xây dựng.[/justify]