[justify]KTS Trần Đình Bá [size=2]khẳng định ý tưởng của ông không phải là siêu tưởng[/size][/justify] |
[justify][size=2]Theo KTS Trần Đình Bá, xây dựng "nhà trên đường" có thể giải quyết được bài toán khan hiếm đất xây dựng. Bằng cách tận dụng không gian phía trên của các con đường, có thể tiết kiệm diện tích đất đai, giảm thiểu tác động gây "hiệu ứng nhà kính" mà vẫn không cản trở xe cộ lưu thông.[/size][/justify]
[justify][size=2]Ông Bá cho biết, "nhà trên đường" là tổ hợp của nhiều loại nhà với nhiều công năng khác nhau như: chung cư, bệnh viện, văn phòng, khách sạn, siêu thị. Các nhà máy công nghiệp nhẹ, lắp ráp điện tử cũng có thể xây dựng ngay phía trên của những con đường. Có thể kết hợp các hình thức tiết kiệm điện bằng cách lắp các cánh quạt gió, tấm pin mặt trời hay thậm chí có thể trồng cây xanh ngay trên nóc nhà…, góp phần bảo vệ thiên nhiên và môi trường.[/size][/justify]
[justify][size=2]Do các loại "nhà trên đường" nói trên có đặc thù kết nối trực tiếp với hệ thống giao thông, nên không cần phải làm thêm đường mới. Loại nhà này vừa có chức năng làm nhà ở, vừa là cầu vượt giúp người đi bộ qua đường an toàn; ách tắc và tai nạn giao thông nhờ vậy được giảm thiểu.[/size][/justify]
Phối cảnh "nhà trên đường" của KTS Trần Đình Bá |
[justify][size=2]Với những lợi thế của kiểu nhà nói trên, KTS Trần Đình Bá khẳng định ý tưởng của ông không phải là siêu tưởng mà đây có thể sẽ là giải pháp cho toàn cầu chứ không chỉ cho Việt Nam trong tương lai.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tại buổi semina khoa học nói trên, hầu hết những người tham dự đều có có chung một nhận xét là ý tưởng xây dựng "nhà không cần đất" hay còn gọi là "nhà trên đường" của KTS Trần Đình Bá rất độc đáo và vô cùng sáng tạo, nhưng giải pháp để tiến hành xây dựng thì còn phải …xem lại.
Góp ý với KTS Bá, GS.TS Nguyễn Hồng Đào, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bình Dương cho rằng mặc dù ý tưởng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng cần phải xem xét đến vấn đề chống ồn, thiết kết sao cho hài hoà và điều quan trọng phải giải quyết được không gian kiến trúc một cách hợp lý. Và để áp dụng được, nên được các nhà chuyên môn thẩm định và đánh giá chính xác.[/size][/justify]
[justify][size=2]Cùng chung quan điểm với GS.TS Nguyễn Hồng Đào, PGS.TS Nguyễn Mộng Giao, Viện Vật lý hạt nhân tại TP.HCM một lần nữa khẳng định sự sáng tạo, độc đáo đối với ý tưởng của KTS Trần Đình Bá. Tuy nhiên, ông Giao cũng cho rằng từ ý tưởng đến thực tế là cả một vấn đề lớn, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng.[/size][/justify]
- [*][justify][size=2]Mai Linh[/size][/justify]