Nghệ thuật sống 2013-06-07 00:06:55

"Vứt rác là quyền của tôi, nhiệm vụ của bà là dọn sạch!"


[size=6]Thấy anh ta vứt rác ra đường, tôi nhắc thì ngay lập tức nhận được câu trả lời "Vứt ở đâu là chuyện của tôi, là quyền của tôi, không liên quan gì tới bà. Còn bà phải có nhiệm vụ dọn sạch sẽ". Ức chế quá, nước mắt tôi cứ ròng ròng chảy.[/size]
Những câu chuyện rơi nước mắt

Trưa 04/06, tại đường Cát Linh, quận Đống Đa, dưới cái nóng như thiêu, chị Huyền (một nhân viên vệ sinh môi trường) vẫn miệt mài đẩy xe rác đi dọc hai con đường để thu gom rác. Dù thời tiết rất khắc nghiệt, nhưng thấy chị vẫn rất nhiệt tình, tôi tấp xe vào hỏi chuyện. Vừa bỏ chiếc khăn bịt mặt ra, chị vừa nói: Công việc nó thế, biết làm thế nào được hả chú. 
Rác che khuất người công nhân bé nhỏ
Hàng ngày, cứ sáng, trưa và chiều tối là chị lại đẩy xe dọc hai bên đường để thu gom rác. Nhiều hôm mệt đứt hơi, nhưng vừa dọn sạch sẽ xong, quay lại đã xuất hiện một đống rác lù lù đằng sau rồi. Mặc dù rất bức xúc, nhưng chị vẫn phải cầm chổi quay lại quét dọn. Ý thức về việc vứt, đổ rác của đa số người dân rất kém. "Nhiều lần đi dọn rác, thấy người dân vứt rác vô tổ chức, tôi có góp ý nhưng có ai thèm nghe đâu" - chị Huyền tâm sự. 

Chiều 04/06, dưới trời mưa như trút nước, nhưng chị Thúy vẫn bấm từng bước chân dưới mặt đường trơn trượt để đẩy xe đi để thu gom rác dọc con đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Vừa đẩy xe, chị vừa gõ chuông báo hiệu cho những hộ dân ven đường mang rác ra đổ. Dù làm việc dưới cơn mưa nặng hạt, nhưng mồ hôi chị vẫn đầm đìa chảy.
Cơn mưa to nhưng chị Thúy vẫn làm việc, mồ hôi đầm đìa
Chị Thúy ngán ngẩm: "Do con đường này đầy cây, lá rụng xuống rất nhiều, nên vừa đi thu gom rác của nhà dân, tôi vừa phải cầm chổi quét lá cây trên mặt đường. Nhiều lần, khi vừa quét sạch con đường xong, nhưng trời bất ngờ nổi giông, gió lá cây lại rụng đầy đường, nhìn mà muốn khóc. Công việc nhọc lắm, nhiều lúc muốn bỏ nghề để đi kiếm việc khác. Nhưng thời buổi khó khăn này biết kiếm việc gì? Hơn nữa do làm công việc này lâu rồi, giờ đâm ra say mê nên lại chẳng bỏ nữa" 

Chị Hồng, nhân viên dọn vệ sinh ở thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, tâm sự: Có lần, tôi bắt gặp một anh công nhân vứt rác ra ngay chỗ tôi vừa quét sạch sẽ xong. Thấy vậy, tôi bực mình nhắc nhở thì ngay lập tức nhận được câu trả lời "Vứt ở đâu là chuyện của tôi, là quyền của tôi, không liên quan gì tới bà. Còn bà phải có nhiệm vụ dọn sạch sẽ". Nghe thấy thế, tôi ức chế quá, nhưng chẳng làm gì được anh ta nên nước mắt cứ ròng ròng chảy. 

Hơn 10 năm làm nghề quét rác, chị Hồng đã gặp nhiều tình huống như thế, nên giờ nếu có việc tương tự xảy ra, chị cứ âm thầm đi dọn lại, chẳng buồn góp ý nữa. Hình như nhiều người coi những hành động như vậy là rất bình thường, họ nghĩ cứ vứt rác ắt sẽ có người nhặt, ắt sẽ có xe dọn vệ sinh đến dọn, họ không cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường chung.

Vứt rác bừa bãi, dân chứ ai?

Anh Trần Văn Hải, trú tại KĐT Định Công cho biết, tại khu vực anh ở, việc vứt rác phụ thuộc vào giờ giấc của những nhân viên môi trường đi thu gom rác. Hàng ngày, cứ khoảng 5 giờ chiều, khi tiếng chuông vang lên là mọi người lại xách rác ra cho thẳng lên xe đẩy. Vì thế chuyện vứt rác bừa bãi ra khu vực này hầu như chẳng bao giờ xảy ra. 
Có thùng chứa rác nhưng người dân vẫn vứt bừa bãi. Biết bao giờ các công nhân môi trường đô thị mới được rảnh rang?

"Tôi thấy có những khu vực mặc dù có bảng ghi cấm đổ rác nhưng hình như mọi người chỉ coi những biển cấm đó dựng lên chỉ để làm cảnh thôi. Vì thế cấm thì cứ cấm, còn người dân cứ thấy tiện là vô tư đổ. Như vậy rõ ràng là ý thức của nhiều người dân thủ đô trong việc vứt bỏ rác là rất kém" - anh Hải đánh giá.  

"Ở Hà Nội, việc nhiều người ngồi trong nhà đổ toẹt bã chè, vứt rác ra ngoài cửa, những người ngồi trong ô tô ném thẳng rác ra đường là chuyện bình thường. Họ không hề cảm thấy xấu hổ vì những hành động đó", anh Trần Quốc Trưởng, nhân viên một công ty truyền thông trên đường Nguyễn Phong Sắc, bức xúc cho biết. 

Tính cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, tự bảo ban nhau ở Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung hầu như không có. Thỉnh thoảng có phong trào vệ sinh khu phố, người ta đùn đẩy nhau, làm qua loa rồi đâu lại vào đấy. Nếu có ai vi phạm thì đấy là chuyện của người ta, chứ chẳng ai đến để góp ý. 

Ở nhiều nước, khi có người vô ý thức trong việc xả rác, sẽ có rất nhiều người nhắc nhở, hoặc nhìn bằng con mắt khinh thường ngay lập tức. 

Khi người dân thấy rác vương vãi ngoài đường, họ sẽ ngay lập tức cúi xuống nhặt cho vào thùng rác. Còn ở Việt Nam nếu thấy rác ở ngoài đường thì đấy là chuyện của người nhặt rác, tôi thấy hầu như chẳng ai thừa hơi làm những việc đó, anh Trưởng cho biết thêm.

Để thay đổi ý thức bảo vệ môi trường của người dân rất khó, bởi người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung, sự vô ý thức đã trở thành cái nếp, đã ăn mòn vào suy nghĩ rồi. 

Tôi rất ngại nói đến vấn đề dùng pháp luật để xử phạt những hành vi vi phạm như vứt rác bừa bãi. Bởi chúng ta đã ban hành quá nhiều quy định, nhưng chẳng thấy các cơ quan chức năng xử phạt ai bao giờ, nên những quy định về pháp luật không có hiệu quả.

Nếu cứ đưa ra nhiều quy định nhưng không thực hiện được thì dần dần người dân sẽ nhờn pháp luật, từ đó họ coi những quy định của chính quyền chẳng ra cái gì. 
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)