Liên quan đến hình ảnh người dân lãng phí thực phẩm sau Tết bằng việc vứt bánh chưng, xôi, giò, hoa quả ngay cả khi còn dùng được vào thùng rác, phóng viên báo Đời sống vàPháp luật đã có cuộc trao đổi với GS.TS Ngô Đức Thịnh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia để giúp độc giả hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề này.
[size=small]GS.TS Ngô Đức Thịnh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.[/size] |
- Dư luận thời gian gần đây xôn xao về việc nhiều người dân thành thị lãng phí, bỏ đi một lượng lớn thực phẩm sau Tết, trong đó có những chiếc bánh chưng vẫn còn nguyên, hay những túi bánh kẹo còn chưa bóc, hoa quả cũng được vứt rất nhiều trong thùng rác. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Đây là một sự lãng phí ghê gớm của người Việt. Thậm chí trong bối cảnh đất nước ta như hiện nay thì điều này lại càng đáng chê trách. Điều đó cho thấy, một số người Việt chưa giàu mà đã… sĩ diện, muốn thể hiện cho người khác biết rằng mình là người có tiền. Họ không ý thức được rằng những tác động xấu do hành vi của họ gây ra, bởi lãng phí thực phẩm đâu chỉ là vấn đề đổ bỏ đi đồng tiền bát gạo, mà nó còn gây nhiều hệ lụy đến các mặt của xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nói một cách vĩ mô, họ đang gián tiếp hủy hoại môi trường sống của nhân loại bằng những hành vi lãng phí. Thiết nghĩ trên thế giới, nếu đất nước nào cũng lãng phí như thế thì sẽ càng sớm đẩy nhân loại đến mức diệt vong.
[size=small]Cả gói bánh và nải chuối còn nguyên nhưng đã bị ném ra thùng rác.[/size] |
Trước hết phải khẳng định rằng, tâm lý đó bắt nguồn từ phong tục của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Hồi xưa, người ta quan niệm rằng, trong 3 ngày Tết, tổ tiên sẽ về ăn Tết với con cháu, vậy nên mỗi ngày, con cháu sẽ phải làm ba bữa cơm cúng tổ tiên, cỗ cúng thường là “mâm cao cỗ đầy” để bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng đối với tổ tiên của mình.
Xét về bản chất, đây là một phong tục rất tốt đẹp của dân ta. Dân ta cũng quan niệm rằng, nếu đầu năm ăn uống dư dật thì cả năm sẽ ăn nên làm ra, có của ăn của để, cho nên dù không có điều kiện, nhiều người vẫn chi tiền không tiếc tay cho việc ăn uống, dẫn đến việc thừa thãi, không ăn hết thì đổ bỏ.
- Như vậy, việc mua sắm và tích trữ thực phẩm trong những ngày Tết như một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam, việc thay đổi thói quen ấy chắc chắn không hề dễ. Ông nhận định thế nào về thói quen này?
Đây đúng là một thói quen của người Việt, tất nhiên nó cũng có mặt tốt, nhưng chính vì người Việt càng ngày càng… “sĩ diện”, cho dù kinh tế chưa thực sự khá giả nhưng vẫn chi mạnh tay cho những khoản tiêu dùng không cần thiết. Tôi nghĩ rằng, người Việt ngày nay rất đúng với câu các cụ nói trước kia: “No bụng đói con mắt”. Tức là ăn đã no đủ rồi nhưng lúc nào cũng thấy thiếu. Có những nhà hễ có khách là chuẩn bị cỗ bàn linh đình, bày biện đủ món, biết chắc là không thể ăn hết nhưng vẫn làm, làm xong không ăn thì đổ bỏ.
Mới đây, trong dịp đi hội Lim, tôi cũng có dịp được chứng kiến tận mắt sự lãng phí “tàn bạo” của người Việt. Đó là khi cả đoàn được mời ăn cơm khách, nhìn mâm cơm ai cũng “hoa mắt” vì có quá nhiều món, để rồi đến ăn xong đứng dậy, tôi choáng váng khi nhìn mâm cơm hầu như vẫn còn nguyên. Nhìn mà xót của vô cùng.
- Vậy theo ông vì đâu mà người Việt lại “thích” lãng phí như thế?
Đó là do tâm lý của họ, tâm lý “thừa hơn thiếu”. Cứ mỗi khi có khách là họ phải chuẩn bị thật nhiều thức ăn, bởi họ quan niệm, ăn hết sạch thức ăn là không đẹp, không lịch sự. Từ lâu, người Việt vẫn luôn cho rằng, khi ăn là phải để thừa lại một chút thức ăn cho lịch sự, nếu ăn hết họ thấy rất “buồn cười”. Điều này trái ngược hẳn với quan niệm của các nước ở phương Tây, người phương Tây trong các bữa ăn của mình chỉ lấy rất ít thức ăn, khi nào ăn hết họ mới lấy tiếp chứ không bao giờ có chuyện lấy thật nhiều thức ăn ra rồi bỏ thừa như dân ta.
[size=small]Những hình ảnh thể hiện tính… "sĩ diện" của người Việt.[/size] |
Xử phạt thì đương nhiên là một biện pháp cần thiết, nhưng phải tính đến hiệu quả của biện pháp đó như thế nào. Theo đánh giá của tôi, việc áp dụng các hình thức xử phạt ở Việt Nam chưa chắc đã đạt hiệu quả.
Ở một số nước phương Tây, trong các nhà hàng, người ta đã đưa ra những hình thức xử phạt đối với người lãng phí thức ăn, vì họ quan niệm hành vi lãng phí thức ăn là không có văn hóa. Còn ở Việt Nam, ngày xưa, các cụ cũng không bao giờ có chuyện lãng phí như thế này. Các cụ còn cho rằng, đối với cơm gạo, nếu bỏ đi là có tội. Xã hội chúng ta ngày càng phát triển, nhưng đi kèm với sự phát triển đó chính là sự lãng phí không thể kiểm soát được của một số người dân.
Tôi lấy ví dụ đơn giản như việc đi ăn butffe, nhiều người có tâm lý mình bỏ tiền ra nên muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn bỏ bao nhiêu thì bỏ, họ phải ăn cho xứng với số tiền mà họ bỏ ra. Thế nên mới có chuyện có những người đi ăn butffe, cứ lấy tràn lan đồ ăn thức uống dù không ăn hết, để rồi cuối cùng cũng bỏ đi. Đây là một thói xấu rất đáng lên án của một bộ phận người Việt.
- Vậy theo ông, chúng ta nên làm gì để hạn chế được tình trạng này?
Để hạn chế được tình trạng này, trước hết, chúng ta cần phải giải quyết được ở góc độ văn hóa, bên cạnh đó phải làm thay đổi được nhận thức của xã hội về câu chuyện tiết kiệm thực phẩm. Phải cho dân thấy được thế nào mới là lịch sự, thế nào mới là có văn hóa? Liệu có phải cứ mâm cao cỗ đầy, thức ăn thừa mứa mới là lịch sự, hiếu khách hay không? Phải cho dân ta thấy rằng, cái họ vứt đi không chỉ đơn thuần mà miếng cơm, tấm bánh, mà đó là công sức lao động của cả một hệ thống, không phải cứ vứt ra thùng rác là xong, mà phải tính đến cái hệ lụy mà nó gây ra cho môi trường.
Muốn thay đổi hành vi thì trước hết phải thay đổi nhận thức, vì chỉ khi nào nhận thức đúng thì dân ta mới có những hành vi đúng mà thôi.
- Xin cảm ơn GS và chúc ông một năm mới may mắn và thành công!
Hoài Thu
doisongphapluat.com