Tin tức - pháp luật 2010-05-23 02:59:15

Vụ "xác chết không đầu": Sói đội lốt... người


Bằng một cách tiếp cận riêng, với mong muốn vạch rõ chân tướng cũng như những ẩn khuất sâu xa đằng sau bức chân dung tên sát thủ đã được báo chí mổ xẻ suốt mấy ngày qua, PV đã dùng mọi biện pháp nghiệp vụ tiếp cận được bảng kết quả học tập của hung thủ.

[justify]Điều khiến chúng tôi ngỡ ngàng là bảng kết quả học tập của tên sát thủ khá kỳ lạ. Với kết quả lên xuống và khá bập bõm, nợ rất nhiều môn, và điều rất kỳ quái là hầu như các môn học có liên quan đến lô gic hay toán học, tên sát thủ này đều đạt điểm khá cao. Đi sâu vào bảng kết quả học tập của Nghĩa, có nhiều chi tiết rất lạ kỳ…[/justify]

[justify]Chân dung kẻ sát thủ[/justify]

[justify]Có quá nhiều thông tin liên quan đến vụ án xác chết không đầu được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải trong mấy ngày qua. Nạn nhân đã có "nơi ở" mới, đã đi hết một kiếp người, dù rằng chẳng ai muốn cái kết cục buồn thảm như vậy. Nhiều người cho rằng, chết là hết, thế nhưng, chỉ hết với người đã khuất thôi, còn với người sống thì không thể. Cụ thể, trong vụ án này, người sống phải tìm đến tận cùng - bản chất của sự việc. Mục đích tiếp theo là giải mã sự thật con người hung thủ.[/justify]



Nơi Nghĩa mua sơn về sơn lại tường nhà

[justify]Thật ra, những người hàng xóm của gia đình Nghĩa rất bất ngờ khi biết được thông tin, Nghĩa là sát thủ máu lạnh, giết người yêu cũ. Họ không bao giờ nghĩ rằng, một thanh niên trí thức, nói năng lễ phép với người lớn lại có hành động man rợ, thú tính như thế. Nghĩa sinh ra và lớn lên được giáo dục trong một gia đình có lý lịch bình thường như bao gia đình khác. Bởi thế, mẹ Nghĩa đã từng ngất lên, ngất xuống khi biết con mình bị bắt, về hành vi giết người với hành động dã man. Trước khi bị bắt, Nghĩa về nhà thăm cha mẹ, người mẹ đã phát hiện ra những biểu hiện bất ổn trong tâm lý của con trai mình. Bà đã tỉ tê hỏi han nhưng Nghĩa chỉ một mực nói rằng: Đánh nhau với một đám thanh niên, không gây thương tích nhưng sợ bị trả thù… Người mẹ nào chẳng yêu và tin con.[/justify]

[justify]Năm 2003, Nghĩa đã từng gây gổ, đánh nhau và "dính dáng" đến pháp luật. Lý lịch của Nghĩa ghi rõ một tiền án với tội "Cố ý gây thương tích". Lúc đó, Nghĩa mới 19 tuổi. Người ta giải thích cho sự phạm tội khi đó của Nghĩa là do "tuổi trẻ nông nổi"… Nhưng lần này thì chẳng có gì để biện minh cả. Nghĩa đã 26 tuổi, đã từng học ở một trường đại học danh tiếng, đã tiếp xúc với nhiều người… nên suy nghĩ không thể nông cạn, như thủa 19.[/justify]

[justify]Bảng điểm "tử thần"[/justify]

[justify]Đại học Ngoại thương (Hà Nội) là trường đại học danh tiếng của cả nước. Những học sinh thi đỗ trường đại học này đều được đánh giá là có học lực tốt. Nghĩa cũng đã từng là sự ngưỡng mộ của nhiều bạn học cùng thời khi đỗ đại học Ngoại thương với số điểm khá cao. Năm 2002, Nghĩa chính thức là sinh viên trường Đại học Ngoại thương K41, lớp Anh 1, ngành Quản trị Kinh doanh, học chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế. Điểm thi Toán, Phương pháp nghiên cứu khoa học năm thứ nhất của Nghĩa là 9. Một số môn xã hội như: Lịch sử Triết học, Lôgic học, Triết học Mác - Lênin, Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học… cũng đạt điểm khá cao, toàn là 7 - 8 điểm /môn thi cuối học kỳ. Năm thứ nhất đời sinh viên của Nghĩa trôi đi khá ấn tượng với những điểm thi đẹp. Tất nhiên, Nghĩa có nợ một môn, đó là Triết học Mác - Lê Nin phần II. Năm thứ hai, lực học của Nghĩa tụt dần. Những điểm 7, điểm 8 không còn nữa mà thay vào đó là rất nhiều số 6, số 5. Nợ chồng chất, các môn thi.[/justify]



Nghĩa chỉ nơi vứt dao gây án

[justify]Một cán bộ của phòng Đào tạo, trường Đại học Ngoại thương cho biết: Cô giáo chủ nhiệm của Nghĩa kể rằng, học hết năm thứ 2, Nghĩa xin nghỉ đi chữa bệnh, sau đó thì chuyển xuống học K42, cũng chuyên ngành học đó. Vì thế, trong danh sách còn lưu lại ở trường, thì Nghĩa đã từng là sinh viên K42. Khi trở lại giảng đường đại học, tiếp tục công việc học tập cùng với sinh viên khoá sau, điểm số của Nghĩa chia thành 2 "trường phái". Điểm 6 - 7 đã thấy xuất hiện nhiều hơn nhưng cũng nợ nhiều môn hơn. Trong 4 năm học, Nghĩa nợ đến 12 môn. Học năm cuối cùng, Nghĩa vẫn chưa trả nợ được môn Triết học Mác - LêNin phần II của năm thứ nhất. Nghĩa đã không đủ điều kiện thi tốt nghiệp. Đại diện lãnh đạo phòng Đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương khẳng định: "Hiện Nghĩa là công dân tự do chứ không còn là sinh viên của trường Đại học Ngoại thương, vì theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, mọi sinh viên đến thời điểm thi tốt nghiệp, không đủ điều kiện thi vì nợ môn học, được trả nợ môn trong 2 năm kế tiếp. Trong 2 năm này, sinh viên không trả nợ hết môn thì không đủ điều kiện thi tốt nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc sinh viên đó hết quyền được tiếp tục học ở trường. Nguyễn Đức Nghĩa thuộc trường hợp này". Cũng theo lãnh đạo phòng Đào tạo thì: Thời gian học trong trường, Nghĩa không có tên trong danh sách sinh viên bị kỷ luật, sinh viên cần phải "theo dõi"… Tuy nhiên, kết quả học tập của Nghĩa lại rất mâu thuẫn, dường như hắn có khả năng đặc biệt về cách tính toán, lập xác suất cho những vấn đề liên quan, đối chọi lại với những môn phải thi… trả nợ.[/justify]


[justify]Gây hoạ cho cả người yêu mới[/justify]

[justify]Theo nguồn tin riêng của PV, Hoàng Thị Yến, người yêu hiện tại của bị can Nghĩa, chủ căn phòng 1101, G4, Trung Yên 1, người nhờ Nghĩa trông nhà giúp đang bị cơ quan điều tra xem xét về việc khởi tố bị can về tội "Không tố giác tội phạm". Cũng theo nguồn tin riêng thì Nghĩa có kể cho Yến nghe việc đã giết Linh khi bị Yến "tra khảo" vì sao có vết máu, vì sao phải sơn lại tường? Biết người yêu phạm tội tày trời, Yến im lặng. Lúc Nghĩa đến nhà Yến, (đúng vào ngày mà cơ quan công an phát hiện ra xác nạn nhân trong phòng xử lý rác trên tầng thượng của chung cư G4) thì Yến mới biết là xác nạn nhân ở đó. Khi Nghĩa bỏ trốn lên Thái Nguyên để ẩn náu, Yến có gọi điện khuyên Nghĩa về Hà Nội, ra tự thú nhưng Nghĩa không chấp nhận. Theo nguồn tin này, Yến liên lạc với Nghĩa vào ngày 17/5/2010, tức là sau khi cơ quan công an đến nhà G4, khám nghiệm hiện trường vụ án mạng.[/justify]
[justify]
[/justify]

[justify]Những ngày ở trong căn hộ khi xác nạn nhân chưa được phát hiện, Yến luôn sống trong tâm trạng rất khó tả. Đi ra khỏi nhà thì đỡ nhưng về đến nhà là Yến có cảm giác u ám, cô tịch bao quanh. Cái cảm giác đó rất khó giải thích mà tựa hồ như người đời vẫn nói: "Nhà như có ma ám". Có thể, cái chết tức tưởi, oan uổng của nạn nhân ở trong phòng nên Yến mới bị ám ảnh, chập chờn trong giấc ngủ, trong bóng tối… Theo thông tin mới nhất mà PV nhận được vào chiều ngày 21/5/2010 thì Hoàng Thị Yến đã được cơ quan điều tra cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra tiếp theo của vụ án.[/justify]

[justify]Nỗi ám ảnh…[/justify]

[justify]Khi chúng tôi vào trường Đại học Ngoại thương, rất nhiều sinh viên, cán bộ ở đây bàn tán về vụ án xác chết không đầu. Họ thương cảm nạn nhân bao nhiêu thì cũng căm phẫn hung thủ bấy nhiêu. Ai cũng cố gắng cắt nghĩa cái hành động man rợ như thời trung cổ của Nghĩa khi phi tang xác nạn nhân… nhưng không thể, không biết lý giải như thế nào cho đúng, cho hợp với cái thực tế đầy rùng rợn của vụ án này. Một cán bộ phòng Đào tạo nói với chúng tôi trong nỗi xót xa cho cả nạn nhân lẫn kẻ phạm tội rằng: Học ở trường này, áp lực rất lớn. Có nhiều sinh viên bị trầm cảm. Có nhiều học sinh giỏi của các trường chuyên vào học. Các em học giỏi hay thể hiện mình lắm… Lứa sinh viên cùng với Nghĩa đã ra trường từ lâu. Cô giáo chủ nhiệm Nghĩa đã nghỉ hưu được 2 năm. Tóm lại, thông tin về Nghĩa ở trường chỉ có vậy.[/justify]

[justify]Thông tin mới nhất chúng tôi ghi nhận tại khu chung cư G4 thì người dân sống trong khu này vẫn còn rất hoang mang. Họ bị ám ảnh bởi cái xác chết không đầu với suy nghĩ, nạn nhân chết tức tưởi, hồn chưa siêu thoát. Một số người đã chuyển con nhỏ đến sống ở nhà người thân, vì những lý do tế nhị.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)