PGS. TS Trần Hữu Bình, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, HN chỉ ra rằng: Thuốc “lắc” được xếp trong tổ hợp ma túy, nó kích thích lên hệ thần kinh trung ương rất mạnh.
[justify]Những người chơi thuốc “lắc” có năng lực nhận thức rất kém, do thuốc "lắc" phát động, kích thích phần bản năng, làm suy giảm ý chí. Chính vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, sau khi dùng thuốc “lắc”, thuốc “lắc” đã tác động làm phá vỡ đạo đức của chính chủ thể đó.
Bác sỹ Bình kể: “Có những cô vợ đến khóc ròng vì không thể chịu được người chồng sau khi chơi thuốc "lắc" đòi quan hệ từ 20 đến 30 lần/ngày”.[/justify]
[justify]Lý giải cho những “cơn cuồng dục” của những người dùng thuốc “lắc”, bác sỹ Bình cho hay: Ở một người bình thường, việc quan hệ tình dục thường chia ra ở ba giai đoạn, trong đó có bắt đầu, đạt khoái cảm và thoái trào kết thúc.
Tuy nhiên, đối với những người dùng thuốc “lắc”, việc va chạm thể xác được họ cảm nhận một cách mơ hồ, không rõ ràng, chính vì thế gần như họ không thể “đạt đỉnh”. Và càng không chạm được tới đỉnh thì họ càng “điên cuồng” trong “chuyện đó”. Và vì đang bị “ảo giác” nên họ làm chuyện đó mà không biết mệt.
[/justify]
[justify]
Một con nghiện đang phê thuốc tại quán bar - Ảnh: TP |
Biểu hiện loạn thần sau khi dùng thuốc lắc được bác sỹ Bình chỉ ra: Sau khi dùng thuốc lắc, người ta suy giảm về nhận thức chung ở vỏ não và giải phóng hoạt động bản năng dưới vỏ não.
[justify]Khi đó, họ không còn kiểm soát được mọi hành vi cảm xúc của mình nên có những hành vi sàm sỡ, ngôn ngữ nói năng theo cảm xúc bản năng (la hét, nhảy theo tiếng nhạc đinh tai nhức óc… ). Khi không kiểm soát được phần lý chí, để bản năng điều khiển thì dễ dẫn đến những hành vi không đúng với đạo đức, chuẩn mực xã hội.
Do thuốc “lắc” tác động lên não, có thể đẩy người dùng thuốc "lắc" đến rối loạn tâm thần, ảo giác và hoang tưởng.
Nhiều người bị ảo giác có người hại mình, sẽ có hành động phản ứng lại, cho rằng người đó hại mình thì mình phải tiêu diệt họ. Đó là những trường hợp mà người chơi thuốc "lắc" đã đâm chết cả bố, bà mình rồi vẫn thản nhiên như không.
Theo bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Điều trị Tâm thần nam và Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, HN, từ năm 2009 đến nay, Viện đã tiếp nhận 8 ca là những bệnh nhân bị loạn thần do dùng thuốc “lắc”.
Mỗi câu chuyện về một bệnh nhân là một câu chuyện buồn. Và khi đưa viên thuốc “lắc” đầu tiên vào miệng, những bệnh nhân kể trên không thể ngờ rằng có ngày mình trở thành điên dại, dù trước khi bị lệ thuộc vào thuốc “lắc”, họ từng có một tương lai mà nhiều người phải mơ ước.
Bác sỹ Dũng chia những người chơi thuốc “lắc” ra làm 4 cấp độ: cho vui - cách nhật - lạm dụng và nghiện. Mức độ ngộ độc tăng cao khi dùng phối hợp với rượu, cocaine, các dẫn chất thuốc phiện khác.
Bác sỹ Dũng cho hay: ATS (chất kích thích dạng Amphetamine, không phải là heroin) được dùng phổ biến là: Methamphetamine và Ecstasy với các tên lóng như đá, thuốc lắc, hồng phiến, viên nữ ngọc hoàng hay ngọc điên…
Khi dùng nhiều thuốc “lắc” dễ dẫn đến lo âu, trầm cảm, ảo giác, hoang tưởng xâm nhập và gây rối loạn hành vi tác phong, có thể tấn công gây sát thương cho người xung quanh; rối loạn giấc ngủ và đặc biệt là suy giảm trí nhớ.
Để điều trị cho những người có biểu hiện loạn thần do sử dụng thuốc “lắc”, bác sỹ Bình cho biết: Cần đình chỉ ngay việc dùng thuốc "lắc" hoặc chất gây ra hiện tượng trên, đồng thời giải độc, cắt cơn nghiện thuốc lắc khi có biểu hiện; dùng các loại hóa dược tâm thần để điều trị (giải độc cắt cơn). Thêm vào đó, sử dụng liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi .
Bác sỹ Dũng tỏ ra lo ngại: Tình trạng sử dụng ATS sẽ gia tăng tại Việt Nam vì các lý do: thời gian dành cho giải trí đang gia tăng, thu nhập cũng tăng lên, và nó được gắn với văn hóa của giới trẻ.[/justify]
[justify]Theo VietNamNet[/justify]