Chuyện lạ 2014-01-10 02:57:16

Việt Nam: Lấy nhau 10 năm mới biết là chị em ruột ==> pó tay


Chiến tranh loạn lạc khiến gia đình ông Đinh Văn Miên, 50 tuổi, trú tại huyện miền núi An Lão (Bình Định) chia lìa, ông và chị gái bị thất lạc nhau từ nhỏ. Khi hòa bình lập lại, ông và chị gái gặp lại nhau nhưng không biết là chị em ruột nên họ đã nên nghĩa vợ chồng.
 
[justify]Rồi dân làng rủ nhau thưa chuyện với nhà chức trách buộc đôi vợ chồng “loạn luân” chia ly, nhưng với sự kiên quyết “chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi”, người chồng - người em đã phải nhận án tù “bất đắc dĩ”. Sau khi ra tù, ông lại về cùng vợ nuôi dạy con nên người. Không những thế, ông còn đảm nhiệm việc “vác tù và hàng tổng” gần 30 năm nay, được bà con bản làng tin yêu, quý mến.

“Ai bảo chiến tranh làm nên sự chia ly”     

Chuyện tình của ông Đinh Văn Miên (50 tuổi) và bà Đinh Thị Miêu (52 tuổi), ở thôn 5, xã An Trung (huyện An Lão - Bình Định) đã làm xúc động lòng người bởi tình yêu, đức hy sinh mãnh liệt của họ. Đến với nơi có câu chuyện tình của đôi vợ chồng “kỳ lạ” này, ai ai cũng kể vanh vách về cuộc đời của họ một cách khâm phục.

Họ nói: “Ai bảo chiến tranh làm nên sự chia ly, để rồi con người gặp phải cảnh éo le”. Và rồi chính trong sự éo le đó, tình người, tình nghĩa vợ chồng bừng sáng giữa núi rừng. Ông Đinh Văn Miên giờ đây đã là Trưởng thôn 5, được mọi người kính nể. Ông kể về chuyện tình của mình với người chị gái một cách cởi mở.

Trong ký ức của mình, chàng thanh niên người dân tộc Hrê không rõ cha mẹ đẻ của mình là ai, chỉ được cha mẹ nuôi kể lại rằng tình cờ gặp cậu lang thang trong rừng khi chưa đầy 5 tuổi, rồi họ đưa cậu về huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định) nuôi nấng. Từ đó, Miên trôi dạt về một vùng đất khác, cách làng cũ cả trăm cây số.

Ở Vĩnh Thạnh, ông Miên được cho ăn học tử tế rồi tham gia cách mạng của vùng. Tuy nhỏ người nhưng Miên rất lanh lợi, băng đèo lội suối hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao. Những năm tháng oanh liệt ấy của ông đã được ghi dấu bằng Huy chương kháng chiến hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Ông Miên cho biết: “Tuổi thơ qua nhanh với những ngày tháng theo cha mẹ nuôi lên rừng, hơn 10 tuổi, tôi tham gia du kích. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, tôi được đi học văn hóa tại Trường Nội trú tỉnh ở huyện Tây Sơn”. Lúc này, chàng trai Đinh Văn Miên trở thành tâm điểm “ưa ngắm nhìn” của nhiều cô gái trong trường nhờ tài nói chuyện, có duyên, múa hát và những chiến công khi còn tham gia cách mạng.

Và chuyện sẽ không có gì oái ăm nếu hai chị em Miêu - Miên không “nhìn thấy nhau” ở ngôi trường này. Cuộc đời của sơn nữ Đinh Thị Miêu cũng thật trớ trêu. Cũng vì thất lạc gia đình từ lúc còn nhỏ quá mà Miêu quên mất mình còn có đứa em trai. Cha mẹ mất, tuổi còn nhỏ, không ai cưu mang, Miêu đi đến xã An Vinh, vào Huyện đoàn An Lão xin miếng ăn, chén nước.


Ông Miên bên cháu nội Đinh Văn Hạ.


Các anh chị công tác nơi đây xót thương cho thân phận cô bé Hrê nên đã nuôi nấng, bao bọc. Năm 1972, Miêu chẳng may trúng đạn ở đầu gối khi đang thăm lúa, rồi được ra miền Bắc theo đợt tập kết để học chữ.

Đến ngày thống nhất đất nước, Miêu được về lại quê hương và được đi học văn hóa tại huyện Tây Sơn (Bình Định). Cũng chính tại ngôi trường nội trú này, tình cờ Miêu và Miên gặp nhau rồi nên duyên vợ chồng, mà chính bản thân họ không hề hay biết là cả hai người cùng chung huyết thống.

Sau vài lần gặp gỡ, ông Miên biết chuyện bà Miêu cũng là trẻ mồ côi từ tấm bé, được cha mẹ nuôi đưa về khi gặp cô có cuộc sống vất vưởng sau trận càn của Mỹ - Ngụy. Hai con người cùng hoàn cảnh nên càng thương nhau hơn.

Bạn bè biết chuyện “thầm kín” của đôi bạn trẻ nên ai cũng tấm tắc khen bởi ông trời cho hai người có hoàn cảnh giống nhau như thế tình cờ gặp nhau. Hai người về chung sống với nhau rồi sinh hạ con gái bụ bẫm giống cha mẹ như đúc. Ngày ngày, chồng lên rừng đốn củi, săn bắn, vợ ở nhà trông con và cơm nước, cuộc sống bình yên trôi theo ngày tháng.

Sau 10 năm chung sống, đôi vợ chồng bất ngờ biết được sự thật đau lòng. Lúc đó, bà Miêu chỉ biết ôm hai con thơ vào lòng khóc nức nở trước lời phán nghiệt ngã của chiến tranh làm gia đình tan tác. Đau đớn, hoảng hồn, ông Miên tưởng như không thiết sống nữa, bởi biết đã phạm một cái tội tày đình không thể tha thứ được.

Nhưng nghĩ lại, ông thương chị, cũng chính là thương vợ, thương các con còn thơ dại. Ông vừa chống chọi với nỗi đau khổ vì số phận oan nghiệt, vừa đối diện với lương tâm cắn rứt trước vong hồn cha mẹ đã khuất và miệng lưỡi của dân làng.

Vượt qua điều tiếng, sự ghẻ lạnh của người đời, vợ chồng ông Miên, bà Miêu vẫn ở với nhau, nuôi dạy các con khôn lớn. Nhưng sự việc trở nên căng thẳng khi người dân kéo nhau đến cơ quan chức năng, đòi chính quyền địa phương phải can thiệp giải quyết không cho hai chị em sống chung với nhau. Già làng cũng vào cuộc, tìm cách khuyên nhủ nhưng đôi vợ chồng “chị - em” vẫn không nghe. Ông Miên tâm sự rằng: “Dù có chết, tôi cũng không bỏ vợ”.

Đầu năm 1988, ông Miên bị xử phạt 2 năm tù vì “trót lấy chị mình”. Không khí phiên tòa đẫm nước mắt ngày đó chùng xuống trong tiếng nấc nghẹn ngào của đôi vợ chồng bên hai đứa con thơ dại. Ông Miên vẫn trước sau như một: “Dù cán bộ có bắt tôi ở tù thì tôi vẫn thương vợ, dù chết cũng không bỏ các con được!”.  

Tương lai bừng sáng

Sau 2 năm, ông Miên mãn hạn tù trở về, hai vợ chồng ông lại quấn quýt bên nhau cùng những đứa con khôn lớn, trưởng thành đã làm cho nhiều người cảm phục và không còn nghi kỵ, cũng không còn ghẻ lạnh như lúc ban đầu nữa, thay vào đó là sự san sẻ tình yêu thương và quan tâm.

Những người hàng xóm của ông Miên bảo rằng: “Đó là thứ quý giá nhất của địa phương chúng tôi đấy! Chính vì chưa ở đâu có câu chuyện tình như thế nên chúng tôi đi đâu cũng kể về vợ chồng bà Miêu - ông Miên cho mọi người nghe”.

Chuyện tình hai chị em Miêu - Miên vẫn được lấy nhau là trường hợp duy nhất từ xưa đến nay ở tỉnh Bình Định. Họ sống bên nhau đã hơn 30 năm nay trong mái nhà sàn với ché rượu cần, hiền lành, chí thú làm ăn. Ông Miên lại là Trưởng thôn 5 của xã, rất gương mẫu, được dân làng tin tưởng, quý mến.

Chị Đinh Thị Vang và em trai Đinh Văn Mang –hai người con của ông bà đã lập gia đình riêng. Anh Mang sau khi rời quân ngũ nay là Bí thư chi đoàn thôn 5, nhiệt tình công tác và là “cây văn nghệ” ở địa phương. Ông Miên tâm sự: “Ước muốn duy nhất bây giờ của tôi là con cái được sống sung túc, vui vẻ bên bà con xóm làng.

Nhận chức trưởng thôn, tôi cũng lo lắm, vì sợ người nơi khác không hiểu sẽ dị nghị, nhưng bà con làng xóm đã tin tưởng bầu tôi lên thì tôi phải cố gắng hoàn thành cho tốt để khỏi phụ lòng tin của mọi người. Vượt qua bao khó khăn, vợ chồng tôi mới có được như ngày hôm nay, không điều gì có thể chia rẽ được gia đình tôi cả!”.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)