1. Lò phản ứng được đặt trong một lồng chứa bằng bê tông và sắt dày 2 mét.
2. 100 thanh nhiên liệu uranium và plutonium bọc Zirconium được đặt cạnh nhau tạo ra nhiệt độ cao.
3. Nhiệt độ cao làm sôi nước, tạo ra hơi nước làm quay các turbine và tạo ra điện.
4. Lò phản ứng được kiểm soát hoặc ngừng hoạt động bằng cách nhúng những thanh kim loại hấp thụ neutron từ các thanh năng lượng.
Cuộc chiến chống thảm họa
1. Động đất kích hoạt chức năng ngừng hoạt động tự động của các lò phản ứng. Những thanh nhiên liệu sẽ mất một tuần lễ để nguội hoàn toàn.
2. Sóng thần làm hỏng hệ thống bơm nước để làm nguội các thanh nhiên liệu.
3. Khi áp lực do nước sôi và hơi nước tăng lên, hơi nước thoát ra từ các lò phản ứng số một và số ba.
4. Hơi nước quá nóng và bị dồn nén quá mức gây nên những vụ nổ phá hỏng các phần lồng chứa trong mấy ngày qua.
5. Hiện nước biển đang được bơm vào trong lò phản ứng, nhưng có vẻ như không đủ để làm nguội các thanh nhiên liệu.
Một trở ngại nữa của cuộc chiến là không thể sử dụng người trực tiếp tiếp xúc với lò phản ứng, vì nguy cơ nhiễm xạ là quá cao.
1. Nếu các thanh nhiên liệu quá nóng, đến mức khoảng hơn 800 độ C, lớp vỏ bọc bằng Zirconium có thể vỡ.
2. Ở nhiệt độ 1090 độ C, hơi nước sẽ gây ra áp lực cực lớn lên lồng chứa.
3. Ở nhiệt độ 1870 độ C, các thanh nhiên liệu và lớp vỏ bọc sẽ tan chảy và rơi xuống đáy lồng chứa. Đây chính là hiện tượng tan chảy.
4. Trong kịch bản tồi tệ nhất, lồng chứa nổ tung và các thanh nhiên liệu đã nóng chảy thành chất khí, sẽ bay khắp nơi trong không khí.