[size=2](2Sao) - Mới đây, fan V-pop lại được phen xôn xao khi xuất hiện phiên bản tiếng Campuchia ca khúc "Chàng trai tháng 12" của Thủy Tiên[/size]
[justify]Bên cạnh "mặt xấu" các ca sĩ, nhạc sĩ trong nước "đạo" nhạc ngoại thì câu chuyện nhạc Việt bị nước ngoài "ăn cắp" giờ đây không còn là "chuyện xưa nay hiếm". Phần lớn khán giả nhạc Việt có tâm lý tự ti nên thường nghĩ rằng chỉ có các nhạc sĩ trong nước mới đi "đạo" ca khúc của nước ngoài về sử dụng "chùa". Đây cũng là điều dễ hiểu bởi trước đây, khi nền âm nhạc nước nhà chưa phát triển, việc các nhạc sĩ, ca sĩ trong nước hát nhiều ca khúc nhạc ngoại lời Việt là chuyện phổ biến.
Mới đây, fan V-pop lại được phen xôn xao khi xuất hiện phiên bản tiếng Campuchia ca khúc "Chàng trai tháng 12" của Thủy Tiên trên Youtube. Video clip có tên "Ngeay Pderm Min Ngeay Banh Chob" được quay lại bằng thiết bị quay phim cầm tay, "lộ diện" trên Youtube vào ngày 12/05 vừa qua. Mặc dù "Chàng trai tháng 12" không phải là ca khúc hit của Thủy Tiên nhưng khi fan V-pop xem clip của ca sĩ người Campuchia đều dễ dàng nhận ra rằng "Ngeay Pderm Min Ngeay Banh Chob" chính là ca khúc "Chàng trai tháng 12" với phần lời tiếng Campuchia. Trước đó, ca khúc "Chàng trai tháng 12" của Thủy Tiên cũng dính vào nghi án đạo nhạc khi cô sử dụng phần beat và chung một nhịp trống từ bài "Sexy Back" (Justin Timberlake) và "Strong Baby" (Seungri - BigBang).[/justify]
[justify]
"Ngeay Pderm Min Ngeay Banh Chob" của ca sĩ người Campuchia
"Chàng trai tháng 12" của Thủy Tiên từng dính nghi án đạo nhạc trước đây
Với hơn 10 ngàn lượt xem, clip này đã nhận được vô số comment chỉ trích từ fan Việt. Thậm chí, một fan ruột của Thủy Tiên còn tinh tế nhận ra giọng bè của Thủy Tiên trên nền nhạc mà ca sĩ người Campuchia sử dụng khi trình diễn ca khúc này.
Hình ảnh được cho là của Chhet Sovan Panha, người đang bị
nghi vấn đạo ca khúc "Cháng trai tháng 12". Cô vốn là
một ca sĩ nổi tiếng người Campuchia.
Nếu dạo qua các diễn đàn của teen Việt hiện nay, khán giả không khỏi ngỡ ngàng khi nhiều ca khúc của Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc… bị tố giác là "hàng ăn cắp" từ những ca khúc của Việt Nam. Trong đó, mật độ "đạo" nhạc Việt nhiều nhất là các ca khúc của một số ca sĩ Campuchia. Trước đây dư luận từng chú ý bởi vụ việc nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đi đòi "công bằng" cho ca khúc "Vầng trăng khóc", mà theo anh, tác phẩm của mình bị nước ngoài ăn cắp một cách trắng trợn, không hề có sự cho phép.
"Vầng trăng khóc" phiên bản "hàng xịn" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung
do Nhật Tinh Anh và Khánh Ngọc thể hiện
Ca khúc "Vầng trăng khóc" nhạc Việt lời Hoa bị nhạc sĩ
Nguyễn Văn Chung khởi kiện
do Nhật Tinh Anh và Khánh Ngọc thể hiện
Ca khúc "Vầng trăng khóc" nhạc Việt lời Hoa bị nhạc sĩ
Nguyễn Văn Chung khởi kiện
Theo Nguyễn Văn Chung, ca khúc "Vầng trăng khóc" được anh sáng tác nhạc và lời từ năm 2002. Công ty Nhạc xanh mua, được Khánh Ngọc và Nhật Tinh Anh biểu diễn (2003) và trở thành bài “hit” trong thị trường âm nhạc. Năm 2004 clip "Vầng trăng khóc" nằm trong đĩa "Như em vẫn yêu" của Khánh Ngọc và đĩa "Tình anh vẫn như thế" của Nhật Tinh Anh.
Từ năm 2008 đến nay, trên mạng internet đã lần lượt xuất hiện các phiên bản ca khúc "Vầng trăng khóc" của các ca sĩ nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Trung Quốc. Cứ mỗi lần như vậy Nguyễn Văn Chung lại bị nghi là đạo nhạc. Bức xúc vì những “nghi án” đạo nhạc, Nguyễn Văn Chung đã viết đơn kiện gửi tới Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam… Cuối cùng sau một thời gian "bám trụ" với đầy đủ bằng chứng, nhạc sĩ trẻ này đã thắng kiện.
Cư dân mạng trong nước "vạch mặt" ca sĩ Campuchia đạo nhạc Việt Nam?
Fan Khánh Phương lên tiếng khi hàng loạt ca khúc
của thần tượng bị đạo nhạc
Giải thích về lý do "sính Việt" của một số nước láng giềng với Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung (nhạc sĩ đang có nhiều ca khúc bị các ca sĩ Campuchia "đạo") cho rằng: "Các ca sĩ Việt Nam thường hay đến nước này biểu diễn tại sòng bài, các bài hát này từ đó cũng được khán giả lẫn ca sĩ nước bạn biết đến nhiều hơn. Không chỉ bị đạo về ca khúc, thậm chí có khi ca sĩ nước bạn thực hiện clip cũng giống 100% với clip của Việt Nam".
Lời giải thích của nhạc sĩ "Vầng trăng khóc" cũng là một lý do hợp lý cho việc sinh sôi đạo nhạc Việt ở xứ người. Tuy nhiên, với thời kỳ công nghệ thông tin đang phủ sóng toàn cầu như hiện nay thì ở nước ngoài, tìm nghe một ca khúc nhạc Việt không khó.
Đầu năm 2007, khắp diễn đàn âm nhạc xôn xao về phiên bản tiếng Campuchia của bài "Kiếp đỏ đen"- một trong những ca khúc làm nên tên tuổi Duy Mạnh. Giới nhạc sĩ chuyền tay nhau album của nước bạn để cùng phân tích. Về hòa âm, giai điệu, vài nhạc sĩ khẳng định chúng là một và chắc chắn phải có một phiên bản là tác phẩm đạo nhạc.
"Kiếp đỏ đen" của Duy Mạnh
"Kiếp đỏ đen" phiên bản Campuchia
Thuở ấy Duy Mạnh trả lời trên một số báo rằng khi Kiếp đỏ đen trở thành tác phẩm ăn khách trên thị trường, anh đã trình bày bài này ở các sòng bài của Campuchia. Anh đoán: "Có lẽ vì vậy mà họ yêu thích và viết lời tiếng Campuchia để hát". Trước đó, Duy Mạnh từng tuyên bố thưởng 20 triệu đồng cho bất kỳ ai phát hiện anh đạo nhạc. Sau sự việc, anh tuyên bố nâng mức tiền thưởng lên 1 tỉ đồng. Được biết, Kiếp đỏ đen đã được Duy Mạnh đăng ký bảo hộ quyền tác giả với Cục Bản quyền từ năm 2006.
Tình trạng "đạo" nhạc Việt không chỉ xuất hiện tại các nước láng giềng mà ở tận phương Tây, khán giả còn phát hiện ra được "anh em sinh đôi" với ca khúc "Ra ngõ tụng kinh" của nhạc sĩ Trần Tiến do ca sĩ Trần Thu Hà thể hiện. Cuối năm 2011 cộng đồng yêu nhạc đang xôn xao bàn luận về sự giống nhau giữa bản "Princess of China" của Coldplay với "Ra ngõ tụng kinh" của Hà Trần. Nhiều ý kiến cho rằng Coldplay đạo nhạc Việt khi tác phẩm của họ ra đời sau tác phẩm của Trần Tiến đến 2 năm.
Nghi án Coldplay đạo nhạc của Hà Trần được đặt ra vì Ra ngõ tụng kinh được diva thứ 4 của nhạc Việt hát trong album của nhạc sĩ Trần Tiến và được cho ra mắt năm 2008. Album này được hòa âm tại Mỹ, rất được chú ý tại Việt Nam với sự cộng tác của Hà Trần, Tùng Dương. Trong khi đó, Princess of China của Cold Play được phát hành trong album Mylo Xyloto phát hành vào tháng 10/2011. Bản nhạc Princess có phần hòa giọng của Rihanna. Khi nghe hai bản nhạc này, người ta thấy hai đoạn intro hoàn toàn giống nhau.
"Ra ngõ tụng kinh" của Hà Trần
Nhạc sĩ Thanh Phương - người phối khí album “Trần Tiến” của Hà Trần - cho biết, ngay sau khi nghePrincess Of China, anh đã giật mình. “Câu nhạc đầu tiên của Princess Of China phải nói là giống tới 80% câu nhạc tôi làm cho Ra ngõ tụng kinh. Đây là câu nhạc chủ đạo của Ra ngõ tụng kinh và cũng là câu chủ đạo của Princess Of China. Khi nghe xong bài hát này, có thể nói thứ người ta nhớ nhất là câu nhạc chủ đạo mà thôi” - cây guitar kỳ cựu nhận định.
Princess Of China của Coldplay
Theo nhìn nhận của Thanh Phương, có thể khi Rihanna và Coldplay lên ý tưởng viết bài hát về phương Đông đã tìm hiểu âm nhạc phương Đông và tình cờ nghe đĩa “Trần Tiến”. Vị nhạc sĩ này khẳng định, câu nhạc của anh rất đặc biệt, không giống với bất cứ câu dân ca nào nên nếu phía Rihanna và Coldplay cho rằng đây là sự trùng hợp thì rất khó chấp nhận. Tuy nhiên, anh cũng thừa nhận rằng “rất khó để xác định người ta lấy của mình thế nào và lấy đến đâu”.
Trên các website của Việt Nam, cộng động mạng cũng đưa hai bản nhạc ra so sánh và có vẻ bức xúc. Đa số các nhận xét đều cho rằng Princess of China giống đến một cách kinh ngạc Ra ngõ tụng kinh của Trần Tiến với bản phối năm 2008 được thể hiện qua giọng hát của Hà Trần. Không chỉ giống đoạn Intro mà giống luôn cả đoạn điệp khúc.
Tạm khép
Trước nhiều vụ việc ca sĩ ngoại "đạo" các tác phẩm trong nước, nhiều khán giả đặt câu hỏi về sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các nhạc sĩ Việt Nam trên thị trường giải trí quốc tế. Sở dĩ câu hỏi đó không chỉ xuất phát từ mong muốn đòi lại công bằng cho âm nhạc Việt Nam mà còn chứa đựng mục đích nâng tầm "thương hiệu nhạc Việt" với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến trái chiều về việc nhạc Việt bị ăn cắp tràn lan như vậy, thiểu số này cho rằng đó là sự quả báo cho nhạc Việt khi trước đây từng có một thâm niên "xài chùa" ca khúc ngoại quốc.
Thiên An
[/justify]