[size=6]Đừng đặt câu hỏi "Tại sao người phương Tây họ không đánh con mà chúng nó vẫn nên người?". Đó là sự so sánh không cân xứng bởi chúng ta đang nói đến một nền văn hóa hoàn toàn khác biệt. [/size]
Ở Châu Âu, các gia đình sống như các cá thể riêng lẻ, chuyện ai biết người đấy.
[size=+0]Vì cách sống cá thể nên môi trường xung quanh, hàng xóm thường ít tác động và ảnh hưởng đến trẻ em và con cái của họ.[/size]
[size=+0]Những yếu tố môi trường có thể làm ảnh hưởng đến trẻ em ít tồn tại hoặc bị quản lý chặt chẽ bởi nhà nước. Không có những quán xá điện tử mọc lên nhan nhản gần trường học, mua rượu hay các chất kích thích thì phải có chứng minh thư trên 18 tuổi…[/size]
[size=+0]Con không hư thì họ cũng chẳng cần phải đánh, và bản thân nhưng đứa trẻ lớn lên trong một xã hội như thế cũng hiểu nên làm thế nào cho đúng. Chúng nó cứ bắt chước cách mà người lớn đang sống thôi.[/size]
[size=+0]Ở Việt Nam, tôi thấy ra đường xảy chân cái là hư hỏng như chơi. Do đó cha mẹ thường lo lắng con cái mình trở nên hư hỏng và rất nghiêm khắc.[/size]
[size=+0]Đặc biệt, vì nước ta còn nghèo, nên nhiều người có những tư tưởng thoát nghèo hoặc mong muốn con sau này trở nên khấm khá hơn. Thế nên họ đặt rất nhiều kỳ vọng vào con cái mình, càng kỳ vọng thì càng nghiêm khắc, càng muốn con học hành nên người. [/size][size=+0]Khi chúng nó không nghe lời thì tìm mọi biện pháp để uốn nắn.[/size]
[size=+0]Ở Phương Tây thì không như vậy. "Nên người" có nghĩa là lớn lên không trở thành tội phạm, thế là đủ.[/size]
[size=+0]Trẻ con lớn lên thích làm gì thì làm, thích học gì thì học. Có rất nhiều con đường để lựa chọn. Với cách nào thì hầu hết con trẻ vẫn có thể sống, thậm chí là sống tốt.[/size]
[size=+0]Ở Việt Nam thì không có ông bố bà mẹ nào muốn con mình lớn lên "tự nhiên" như thế được. Xã hội khác thì phải có cách đối xử khác thôi. Nhưng hơn tất cả, mọi người cũng phải hiểu, bên trong cái sự nghiêm khắc ấy là tất cả tình cảm, sự kỳ vọng của người làm cha làm mẹ đối với con cái của mình.[/size]
[size=+0]Ở Việt Nam, ba mẹ ít để cho trẻ sống theo bản năng của chúng. Có những lúc lời nói không nghe thì phải dùng đến roi vọt, điều đó là khó tránh khỏi. Đơn giản là chỉ nói thôi thì làm gì có đứa nào sợ, mà không sợ thì trẻ em vẫn tiếp tục hành động theo bản năng của chúng thôi. Hầu hết những người con từng bị cha mẹ dạy dỗ nghiêm khắc thì lớn lên đều thầm cảm ơn cha mẹ hết.[/size]
[size=+0]Tôi đã từng biết có một ông bố gốc Việt ở Úc, con hư không dạy được. Nói thì nó không nghe, đánh nó thì nó báo cảnh sát. Chán nản đành bỏ về Việt Nam sống, mặc kệ nó ra sao thì ra.[/size]
[size=+0]Cũng phải nói thêm, ở phương Tây cũng có một bộ phận nhỏ hư hỏng, những đối tượng này dùng lời thì cũng chẳng được nữa rồi. Cha mẹ bất lực và cũng chả thèm quan tâm đến chúng nó nữa. Chỉ mong chúng nó đừng gây chuyện và đủ 18 tuổi để không còn liên quan đến mình nữa ấy chứ.[/size]
[size=+0]Cá nhân tôi ủng hộ việc dùng roi vọt để dạy dỗ trẻ em. Nhưng nếu có sử dụng chắc cũng không nhiều và cần phân biệt, dạy dỗ chứ không phải thỏa mãn cơn nóng giận của mình.[/size]
[size=+0]Những trận đòn "vô cớ" sẽ làm trẻ oán hận, nhưng "hợp lý" thì có thể làm trẻ tuy giận mà vẫn thương. Vì vậy cần làm cho trẻ hiểu vì sao nó phải "ăn đòn"…[/size]
[size=+0]Dạy trẻ khác với bạo hành. Những người lớn lên oán giận cha mẹ, tôi nghĩ phần lớn rơi vào hoàn cảnh bị bạo hành, phải hứng chịu những trận đòn vô cớ chỉ để thỏa cơn bực tức.[/size]
[size=+0]Bản thân tôi, khi còn nhỏ, bố tôi rất nóng tính. Khi nóng giận, ông đánh con có khi không dùng roi mà dùng tay chân. Tất nhiên bố tôi chỉ đánh khi tôi làm sai thôi. Nhưng mỗi khi đánh xong, bố tôi xót con lắm, chắc cũng biết mình nóng nên toàn dỗ dành.[/size]
[size=+0]Thế nên tôi vừa sợ bị đánh mà vừa thương bố vì biết bố rất thương tôi. Bố thường kể cho tôi nghe những câu chuyện về tình người, làm anh em phải thương yêu nhau.[/size]
[size=+0]Mặc dù bố đã mất khi tôi mới 8 tuổi, nhưng đến giờ, 28 tuổi, những câu chuyện đấy vẫn làm tôi nhớ, và tôi hiểu cuộc sống cần phải có tình người như thế nào.[/size]
Lê Xuân Thanh