[justify][justify][/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][/justify]
[justify][justify]Cụ Rùa nổi do chuyển mùa
Ông Hoàng Văn Hà, cán bộ Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á cho rằng, chưa có bằng chứng khoa học nào về việc rùa Hồ Gươm nổi liên quan đến yếu tố tâm linh. Việc rùa Hồ Gươm nổi vào những ngày lễ lớn chỉ là sự tình cờ, ngẫu nhiên.[/justify][/justify]
[justify][justify]Chẳng hạn như việc thay đổi thời tiết đột ngột, đang mưa thì nắng, trùng với những ngày lễ này, chứ không có sự liên quan nào giữa yếu tố tâm linh với việc rùa nổi.[/justify][/justify]
[justify]
Cụ Rùa nổi đúng ngày khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ảnh VNE |
[justify][justify]Đồng quan điểm TS Nguyễn Văn Sáng, nguyên cán bộ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật khẳng định, việc rùa nổi nhiều hay ít, lâu hay chóng có thể là do yếu tố thời tiết hoặc môi trường. Thông thường, vào những ngày thời tiết thay đổi, ví dụ, vào những ngày nắng, rùa thường nổi lên nhiều hơn để phơi nắng. Thậm chí có con còn bò hẳn lên bờ để “tắm nắng”.[/justify][/justify]
[justify]Môi trường bị ô nhiễm làm cho lượng oxi trong nước ít khiến cho rùa nổi lên nhiều hơn để thở. Cụ Rùa nổi với tần suất nhiều chứng tỏ môi trường nước hồ đang ô nhiễm. Tuy nhiên, các yếu tố như thời tiết thay đổi đột ngột, đang lạnh lại chuyển sang nóng bất thường… cũng làm cho cụ Rùa nổi. Cơ thể của cụ Rùa cũng giống con người, và bị ảnh hưởng trực tiếp từ các hiện tượng thời tiết.
TS Sáng cho biết thêm, có ý kiến cho rằng, việc cụ Rùa nổi lần này lâu hơn hẳn những lần trước có thể là do ảnh hưởng của việc tổ chức lễ hội 1000 năm Thăng Long với các loại đèn chiếu sáng trên mặt hồ, nhưng điều này không có cơ sở. Việc tổ chức các hội đua thuyền mới làm ảnh hưởng tới đời sống của rùa.
Thực tế, lúc nào cụ Rùa cũng nổi
Theo ông Hoàng Văn Hà, rùa hô hấp bằng phổi, có trao đổi không khí qua da nhưng hô hấp bằng phổi là chính. Rùa Hồ Gươm là một loài ba ba mai mềm, vì thế cũng không thể nằm ngoài quy luật sinh học này.[/justify]
[justify][justify]Trên thực tế, rùa thường nổi ít nhất là 30 phút/lần. Có điều chúng ta có nhìn thấy thường xuyên hay không. Vì khi hít thở, rùa chỉ để nhô lên 2 lỗ mũi rất nhỏ, khó nhìn thấy nếu mặt nước có gợn sóng. Hoặc rùa nổi ở những lùm cây, vào ban đêm… thì không thể nhìn thấy được.
Cán bộ Chương trình bảo tồn rùa Châu Á đã từng nghiên cứu về rùa Hồ Gươm trong 6 tháng liên tục và đưa ra kết luận thời điểm rùa Hồ Gươm nổi hẳn lên mặt nước với thời gian kéo dài (2-3 giờ liên tục) thường vào những thời điểm như như chuẩn bị có bão hoặc mưa to, sau một đợt lạnh kéo dài mà trời hửng nắng… Mục đích là để rùa phơi nắng, tăng nhiệt độ cho cơ thể.[/justify][/justify]
[justify][justify]Ông Hà giải thích, khi nhiệt độ tăng thì enzim trong cơ thể rùa tăng lên, giúp cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, di chuyển cũng dễ dàng hơn.[/justify][/justify]
[justify][justify]“Việc rùa Hồ Gươm nổi không có gì là bất bình thường. Chỉ có điều lúc nào thì mình nhìn thấy, lúc nào thì không”, ông Hà khẳng định.
Ông Bùi Đăng Phong, Giám đốc Trung tâm bảo tồn rùa, Vườn Quốc gia Cúc Phương cho hay, giống như các loài bò sát khác hô hấp bằng phổi, rùa chỉ có khả năng “nhịn thở” tối đa là 2,5 tiếng, sau đó lại phải ngoi lên để thở.[/justify][/justify]