Bạn đừng vì thế mà e ngại hay “xí hổ” nhé, vì điều này chỉ chứng tỏ một điều, đấy là cơ thể bạn đang phát triển bình thường mà thôi. Hãy ngẩng cao mặt đối diện với nó.
Tại sao “cậu nhỏ” lại “dở chứng”?
XY nên biết rằng, trong cấu tạo của “cậu nhỏ” có các lớp tế bào mềm xốp, khi bạn bị kích thích vì một lý do nào đó, máu sẽ được bơm “dồn dập” tới đây. Điều này khiến cho “cậu nhỏ” “phổng phao” ra và “bật công tắc”. Tình trạng “dở chứng” này đôi lúc xảy ra trong đêm khi XY ngủ, thường trong những “giấc mơ ướt”.
XY thường gặp tình trạng “cậu nhỏ” “dở chứng” khi xem những cảnh “nóng” trên tivi hoặc bị kích thích, cũng đôi khi chẳng vì một lí do cụ thể nào cả. Thế nên, nếu XY thấy “cậu nhóc” đột nhiên “dở chứng” một cách kì quặc, chẳng hạn như bạn đang trong một giờ học buồn tẻ thì cũng đừng lo lắng quá nhé. Chẳng có gì “trục trặc” với bạn đâu, đó là điều “phình phường” thôi.
Nhưng cậu nhỏ hay “dở chứng” quá mức?
Bởi vì mỗi người có cấu tạo sinh lý khác nhau nên chắc chắn cũng có rất nhiều loại “cậu nhỏ” khác nhau. Có nhiều “cậu” “dở chứng” đến vài lần trong ngày thì cũng có “cậu” cả ngày “im hơi lặng tiếng”. Âu đó cũng là “chuyện thường ngày ở huyện” nên bạn không cần phải quá lo lắng gì đâu nhé. Hoóc môn trong cơ thể XY thường thay đổi tùy thuộc vào tuổi tác, sự trưởng thành “máy móc”, mức độ hoạt động và số lượng thời gian bạn ngủ hằng ngày nữa.
Vì thế, trừ khi cậu nhỏ “căng thẳng” vì bị đau, còn bạn không nên lo lắng gì cả nhé. Trong trường hợp cậu nhỏ luôn tỏ ra “căng thẳng” khiến bạn vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến công việc cũng như học tập của bạn thì có thể cậu ấy đang muốn báo với bạn rằng cậu ta đang bị “ốm” đấy. Bạn nên tới bác sĩ để có biện pháp “dỗ dành” cậu ấy nhé. Cũng không nên lo lắng quá bởi việc này không phải “vô phương cứu chữa” đâu. Các biện pháp điều trị của bác sĩ sẽ giúp “cậu ấy” “dịu” đi ngay thôi bạn ạ.
Để tránh cậu nhỏ “dở chứng”?
Việc cậu nhỏ “dở chứng” là “không thể kiểm soát” nên bạn đừng mất công mà tìm cách “chế ngự”, sẽ vô ích thôi! Còn trong trường hợp “cậu nhỏ” “dở chứng quá” đến “phát khóc” thì chỉ… thời gian mới “cứu chữa” được thôi. Đó là bởi vì lượng hoóc môn trong cơ thể bạn hoạt động rất tích cực vào giai đoạn bạn dậy thì, nên nó thường xuyên khiến cho “cậu nhỏ” “căng thẳng” và gây ra cả “giấc mơ ướt” nữa đấy.
Tất cả những “nhõng nhẽo” nó gây ra chỉ chứng tỏ một điều cơ thể bạn đang phát triển bình thường, chẳng có gì phải sợ hãi cả.
Gửi bình luận của bạn
| ||||||||||||||||
|