Cái dáng vẻ “trên đông dưới hè” miệng vẫn tươi cười của H lúc đó tôi không bao giờ quên…
Trông H như có vẻ đáng yêu hơn, hồn nhiên hơn, có một phần nào đó là H yêu đời và vô tư của trước đây. Nhưng tôi không ngờ rằng cái dáng điệu đó cũng là hình ảnh cuối cùng của H thời sinh viên hồn nhiên, yêu đời.
Tôi và H đã từng có gần hai tháng sống cùng nhau trong một căn phòng rộng chừng 10m2. Tuy nó không phải là lớn nhưng chúng tôi cũng đã từng có những ngày tháng sống hết sức vui vẻ trong những năm tháng đầu đời sinh viên. Giá như những ngày tháng như thế cứ thế trôi qua cho đến khi chúng tôi ra trường thì thật tốt biết mấy. Nhưng hình như ông trời lại cứ thích con người ta phải dùng dùng đến 2 từ “giá như”?
Một câu chuyện buồn với cuộc đời của H nhưng có lẽ cũng sẽ là nỗi ám ảnh trong suốt đời sinh viên của tôi, thậm chí nó sẽ ám ảnh tôi trong suốt cuộc đời. Đó là câu chuyện xảy ra đúng dịp Hà Nội bị ngập trong trận “đại hồng thủy” năm 2008. Khi ấy cả tôi và H. đều là những tân sinh viên chân ướt chân ráo mới lên Hà Nội, mọi thứ vẫn còn rất lạ lẫm.
Ngày nhập trường do chưa tìm được phòng nên tôi được người quen giới thiệu ở ghép với H. Ấn tượng đầu tiên của tôi về H là một cô gái khá hiền lành, thậm chí cách ăn mặc có vẻ hơi quê mùa. Đó cũng là lí do khiến tôi quyết định sẽ ở ghép với cô. Tôi thi đỗ trưỡng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội, còn H là sinh viên của trường ĐH Kinh tế quốc tế, một trường liên kết đào tạo với Singgapo (theo lời giới thiệu của H). Tôi cũng chưa từng biết đến tên trường này, chỉ biết rằng H phải đóng mức học phí cao ngất ngưởng trong ngày nhập học. Học phí của trường này được tính bằng đôla.
Những ngày đầu nhập học hai đứa đều rất háo hức, hôm nào đi học về cũng kể cho nhau nghe những chuyện ở trường và về những người bạn mới quen. Đôi khi chúng tôi còn tâm sự với nhau về những dự dịnh trong tương lai. Cả hai sẽ ra trường và tìm được một công việc thật tốt…
Tôi và H đều giống nhau ở chỗ hoàn cảnh gia đình hai đứa đều rất khó khăn. Bố mẹ H đều đã nhiều tuổi, mẹ H là vợ hờ và cũng chưa có đăng ký kết hôn hay bất cứ giấy tờ liên quan gì. Bố H làm bảo vệ trong UBND xã, lương chẳng được bao nhiêu mà lại còn phải nuôi mấy đứa con của bà vợ cả nên chuyện nuôi H ăn học chỉ dựa vào số tiền ít ỏi từ ba bốn sào ruộng của mẹ. Hiểu được hoàn cảnh của mình mà hai đứa chi tiêu hết sức tiết kiệm. Mẹ H có nhờ bác chủ nhà cứ mỗi tuần lại đưa cho H 100 nghìn tiền ăn. Ban đầu, với số tiền đó chúng tôi chi tiêu tiết kiệm theo đúng chất sinh viên nghèo nên vẫn khá rủng rỉnh, thậm chí còn dư ra một ít.
Thế rồi một ngày, hai ngày, ba ngày… rồi một tuần trôi qua, cuộc sống vẫn rất bình yên. Nhưng dần dần, tôi chợt nhận ra như có một sự thay đổi trong H. Sự thay đổi bắt đầu ngay từ những chủ đề câu chuyện mà H kể cho tôi nghe mỗi tối. Cô nói vói tôi về những người bạn “đại gia” trong lớp, đúng như cái tên trường ĐH Kinh tế quốc tế, bạn H đếu là những cậu ấm cô chiêu con nhà giàu. Cả trường chỉ có duy nhất trường hợp của H là thuộc diện gia đình khó khăn. Nghe H kể mà đã có lúc tôi thấy lo lắng vì sợ H không biết sẽ phải hòa nhập thế nào với môi trường đào tạo “xa xỉ” như lời H nói, chưa kể đến mức học phí không tính bằng tiền Việt của một trường liên kết quốc tế, liệu H có theo nổi hay không?
Nhưng dần dần tôi nhận ra sự lo lắng đó chỉ là thừa khi nhìn thấy H thay đổi từng ngày. Tuy bác chủ nhà có vẻ quản lý khá nghiêm ngặt nhưng số lần đi học, về học đúng giờ của H ngày càng thất thường. Tôi dần quen với việc phải ăn cơm một mình, còn H thì cứ tầm 2 rưỡi, 3 giờ chiều mới về và hôm nào cũng dặn tôi phần cơm. Ban đầu tôi cũng không hỏi nhiều vì nghĩ cô ấy có lý do riêng, có thể do lịch học của H thất thường, không giống với những trường ĐH công lập như chúng tôi. Nhưng lâu dần thấy H càng ngày càng đi sớm về muộn nên tôi đã hỏi.
Tôi không ngờ H đã trả lời tôi một cách rất vô tư, không hề giấu giếm. Lý do mà H nói vơi tôi cũng rất “đa dạng”, hôm thì H đi ăn ở nhà hàng này, cậu bạn đại gia nào trong lớp mời, hôm thì có cô tiểu thư khác nổi hứng mời mấy đứa đi hát karaoke, hay hôm thì có anh bạn khó trên nào đó mời mấy em khóa dưới đi uống cà phê…. những câu chuyện ăn chơi xa sỉ mà tôi được nghe quả đã khiến tôi được “mở rộng” tầm mắt. Tôi chợt ngỡ ngàng khi nhận ra chưa một lần nào thấy H nói về chuyện học hành. Ban ngày đã vậy, đến đêm, cứ ăn cơm xong là H lại mượn điện thoại của tôi để alô với những “người bạn” của cô. Rồi cứ thỉnh thoảng lại có một anh chàng ngày ngày đến đưa đón H, đi học hay đi đâu thì tôi cũng không rõ.
Mới đó đã hơn một tháng trôi qua, H ngày càng ăn diện hơn, cách vài hôm lại thấy cô đem về khoe với tôi một chiếc áo hay một thứ đồ gì mới. Số tiền mẹ H gửi bác chủ cho cả tháng thì cô đã lấy tiêu hết từ giữa tháng rồi, tôi ngạc nhiên không hiểu H lấy đâu ra nhiều tiền để mua sắm như thế. Tôi đã hỏi khéo H và được biết, đó đều là “quà ” của những anh bạn nhiều tiền có ý muốn tán tỉnh cô.
Tôi hỏi H có thích ai trong số họ không. H bỗng cười phá lên như vừa nghe thấy chuyện gì thú vị lắm “Thích à? Cậu nghĩ tớ có bị điên đâu mà thích họ. Mấy tên công tử bột xí trai dỗi việc, chẳng được tích sự gì hết. Tớ chỉ thích cái ví của họ thôi, ai bảo chúng nó dại gái, tặng thì tội gì mình không nhận, có mất gì đâu”. Tôi chẳng biết nói gì nữa, không hiểu sao trong lòng tôi lúc đó có một thứ cảm giác rất khó chịu, khó chịu vì cách nghĩ vô tình của H hay khó chịu vì một điều gì khác? Chính tôi cũng không lý giải nổi.
Tôi kể câu chuyện này chỉ với hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, đặc biệt là các bạn sinh viên… (Ảnh minh họa)
Thế rồi tôi cảm giác như H ngày càng sa đọa hơn vào những cuộc ăn chơi, đàn đúm của các bậc “đại gia”. Hết tiền, H vay tôi và nói là mua giáo trình, do tiết kiêm nên tôi cũng dư ra một ít, thấy H khó khăn, không giúp thì cũng khó xử nên tôi cho vay. Tuy nhiên số tiền ít ỏi đó không thấm vào đâu, rồi tình cờ tôi còn biết được H còn vay cả tiền chị chủ quán cắt tóc ở ngay cổng nhà, H còn vay ở đâu nữa thì tôi không rõ. Tôi bỗng giật mình khi hiểu ra rằng: H bây giờ không phải là H mà tôi gặp một tháng trước nữa rồi. Thế nhưng tất cả chỉ là mới bắt đầu, những gì cần đến rồi cũng sẽ phải đến…
Tháng 10/2008, Hà Nội gặp một trận lũ lịch sử mà báo đài vẫn gọi là trận “đại hồng thủy”. Do nghe được thông tin dự báo thời tiết mà các anh chị ở xóm trọ gần như về hết, chỉ có tôi và H ở lại do vẫn phải học bình thường. Rồi mưa to ập đến, một ngày, rồi hai ngày, ngõ đi vào nhà tôi bắt đầu bị ngập. Sang đến ngày thứ hai, sau khi nghe một cú điện thoại H đã nói với tôi rằng bạn trai cô đến đón cô đi mua quần áo. Tôi cười và trêu H “mưa gió thế này không biết ông hâm nào lại rủ bạn gái đi mua quần áo thế hả?”.
Thế rồi tôi thấy H vui vẻ thay chiếc khoác mùa đông mà mấy ngày trước có một anh chàng nào đó đã tặng cho cô. Nhưng do mưa ngập cả ngõ nên H vẫn mặc chiếc quần ngố với đi đôi dép tổ ong đen mà mẹ H mua cho ngày mới nhập học. Chải tóc vội vàng rồi H ngoảnh lại tươi cười và hỏi tôi có muốn ăn gì không, khi nào về H mua. Tôi trêu H: “Mua gì cũng được, miễn là ăn được, không phải tiền của mình thì càng nhiều càng ít, nhỉ?”, hai đứa cười vui vẻ rồi H quay đi.
Cái dáng vẻ “trên đông dưới hè” miệng vẫn tươi cười của H lúc đó tôi không bao giờ quên. Trông H như có vẻ đáng yêu hơn, hồn nhiên hơn, có một phần nào đó là H yêu đời và vô tư của trước đây. Nhưng tôi không ngờ rằng cái dáng điệu đó cũng là hình ảnh cuối cùng của H thời sinh viên hồn nhiên, yêu đời.
Tối hôm đó H không về, sáng hôm sau, rồi hôm sau nữa, sau nữa cũng không thấy H trở về. Tôi vô cùng lo lắng và buộc phải gọi điện về cho gia đình H. Ngay hôm sau mẹ H lên, sau khi nghe tôi kể tình hình, bà tới trường để hỏi thăm bạn bè, thầy cô xem có ai biết thông tin gì về H nhưng tất cả đều chỉ biết lắc đầu. Mấy ngày liền thầy cô và bạn cùng lớp đếu giúp đỡ mẹ H tìm H nhưng vẫn chỉ là con số không.
Thế rồi trận lũ kinh hoàng cũng qua đi, một tuần rồi hai tuần… Khoảng hơn 4 tháng sau, vào một buổi sáng trên đường đi học, tôi bỗng ngớ người ra khi chứng kiến một cảnh tượng không tin nổi vào mắt mình nữa: H đang nặng nề với chiếc xe đạp đang đi ngược chiều với tôi, chỉ có điều H đã mang thai, cái bụng cũng đã khá lớn. Trong một chốc thất thần chưa định hình được chuyện gì đã xảy ra, tôi băn khoăn không biết có nên gọi H hay cứ giả vờ như không nhìn thấy, thế rồi tôi cũng quyết định sẽ nói chuyện với H xem đã có chuyện gì. Tôi vẫy tay gọi H, đến tận câu thứ năm H mới nghe thấy và ngoảnh đầu nhìn tôi. Cô dừng xe lại, tôi thoáng nhận ra vẻ mặt bối rối, một phần như lo sợ ánh lên trong đôi mắt H. Tôi mỉm cười.
Hôm đó tôi đã quyết định nghỉ buổi học để làm sáng tỏ những dấu hỏi, những băn khoăn mà tôi không thể nào lý giải trong suốt thời gian qua. Hai đứa tôi dừng lại ở một quán nước ven đường. Và tôi đã hỏi, hỏi tất cả những gì tôi muốn hỏi. Tôi muốn biết tại sao H lại hành động như thế, tại sao lại bỏ đi mà không cho mọi người biết vì sao, kể cả mẹ H. Bác đã đau khổ như thế nào khi nghĩ mình đã mất đứa con gái duy nhất. H đã không nói gì, câu trả lời của H là những giọt nước mắt cay đắng đua nhau lăn dài trên khuôn mặt hốc hác, bơ phờ của cô gái trẻ - một người sắp được làm mẹ. Không muốn xoáy sâu hơn nữa vào nỗi đau mà H không muốn gợi lại, tôi có H về dự định cho tương lai. Sau một hồi trấn tĩnh, H chỉ nói với tôi hiện cô vẫn đang đi học. Còn đứa bé trong bụng, cô vẫn sẽ sinh nó ra mặc dù bố nó không chịu thừa nhận.
Sau khi sinh đứa bé cô sẽ về quê, nói đến đây nước mắt H lại rơi, từ ngày biết mình có thai cô không con dám về quê nữa vì sợ mọi người biết. Rồi H cũng chẳng nói gì về tương lai sau này của cô nữa, tôi bỗng như nhận ra sự bất cần trong đôi mắt đẫm lệ của H. Rồi tôi tự hỏi điều gì đã khiến cho đôi mắt vô tư, trong sáng ngày nào trở nên vô hồn như thế? Là do dòng đời khắc nghiệt xô đẩy hay chính do H đã một phút lỡ làng, lao vào vòng xoáy của cuộc đời để rồi đánh mất chính mình? Tôi thực sự khó có thể lý giải được.
Giờ này ngồi viết lại những kỷ niệm của những năm tháng đầu đời sinh viên, tôi chợt thấy lòng mình buồn khôn tả. Không biết giờ này H ra sao? Chắc có lẽ cô đã có một đứa con, nó chắc cũng khoảng một tuổi rồi. Còn việc học ở trường thì sao? Liệu H còn có thể theo học khi một mình phải tự nuôi đứa con và cả kinh phí cho viêc học ? Tôi thực sự rất băn khoăn và buồn cho tương lai mịt mờ phía trước của H. Rồi cuộc đời cô sẽ đi đến đâu?
Tôi viết ra đây là một câu chuyện có thật, nó là câu chuyện về cuộc đời của một cô sinh viên trẻ vì một phút bồng bột, thiếu suy nghĩ mà đã đánh mất tương lai tốt đẹp của chính mình, đánh mất chính những gì mà mình đã cố gắng xây dựng nên. Đại Học là một mơ ước lớn lao của biết bao bạn học sinh. Vào Đại học đã là một bước ngoặt quan trọng, một vinh quang đối với các bạn cũng như gia đình mình. Thế nhưng đó cũng chính là bước thử thách vô cùng khó khăn đối với tất cả các bạn để quyết định tương lai sau này của mỗi người.
Dẫu biết rằng sẽ có nhiều khó khăn, xung quanh môi trường ĐH có nhiều cám dỗ, nhiều bạn sinh viên từ các miền quê lên đã không giữ được bản thân mà đã phải hối hận cả đời, nhưng nếu vượt qua được giai đoạn này, bạn sẽ có những thành công xứng đáng với những gì mình đã nỗ lực. Bản thân tôi cũng vẫn là một sinh viên, hơn ai hết tôi biết được có rất nhiều trường hợp sa ngã của sinh viên, nam có, nữ cũng có. Tôi kể câu chuyện này chỉ với hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, đặc biệt là các bạn sinh viên. Và trên tất cả tôi mong muốn sẽ không còn gặp một H thứ hai, thứ ba nữa, cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng ta biết nhìn nó từ mọi góc cạnh. Hãy tin vào điều đó!
| 3ahhyes3 3ahhyes3Nhiều bạn sinh viên từ các miền quê lên đã không giữ được bản thân mà đã phải hối hận cả đời… (Ảnh minh họa)
|
mọi thứ vẫn còn rất lạ lẫm.
Ngày nhập trường do chưa tìm được phòng nên tôi được người quen giới thiệu ở ghép với H. Ấn tượng đầu tiên của tôi về H là một cô gái khá hiền lành, thậm chí cách ăn mặc có vẻ hơi quê mùa. Đó cũng là lí do khiến tôi quyết định sẽ ở ghép với cô. Tôi thi đỗ trưỡng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội, còn H là sinh viên của trường ĐH Kinh tế quốc tế, một trường liên kết đào tạo với Singgapo (theo lời giới thiệu của H). Tôi cũng chưa từng biết đến tên trường này, chỉ biết rằng H phải đóng mức học phí cao ngất ngưởng trong ngày nhập học. Học phí của trường này được tính bằng đôla.
Những ngày đầu nhập học hai đứa đều rất háo hức, hôm nào đi học về cũng kể cho nhau nghe những chuyện ở trường và về những người bạn mới quen. Đôi khi chúng tôi còn tâm sự với nhau về những dự dịnh trong tương lai. Cả hai sẽ ra trường và tìm được một công việc thật tốt…
Tôi và H đều giống nhau ở chỗ hoàn cảnh gia đình hai đứa đều rất khó khăn. Bố mẹ H đều đã nhiều tuổi, mẹ H là vợ hờ và cũng chưa có đăng ký kết hôn hay bất cứ giấy tờ liên quan gì. Bố H làm bảo vệ trong UBND xã, lương chẳng được bao nhiêu mà lại còn phải nuôi mấy đứa con của bà vợ cả nên chuyện nuôi H ăn học chỉ dựa vào số tiền ít ỏi từ ba bốn sào ruộng của mẹ. Hiểu được hoàn cảnh của mình mà hai đứa chi tiêu hết sức tiết kiệm. Mẹ H có nhờ bác chủ nhà cứ mỗi tuần lại đưa cho H 100 nghìn tiền ăn. Ban đầu, với số tiền đó chúng tôi chi tiêu tiết kiệm theo đúng chất sinh viên nghèo nên vẫn khá rủng rỉnh, thậm chí còn dư ra một ít.
Thế rồi một ngày, hai ngày, ba ngày… rồi một tuần trôi qua, cuộc sống vẫn rất bình yên. Nhưng dần dần, tôi chợt nhận ra như có một sự thay đổi trong H. Sự thay đổi bắt đầu ngay từ những chủ đề câu chuyện mà H kể cho tôi nghe mỗi tối. Cô nói vói tôi về những người bạn “đại gia” trong lớp, đúng như cái tên trường ĐH Kinh tế quốc tế, bạn H đếu là những cậu ấm cô chiêu con nhà giàu. Cả trường chỉ có duy nhất trường hợp của H là thuộc diện gia đình khó khăn. Nghe H kể mà đã có lúc tôi thấy lo lắng vì sợ H không biết sẽ phải hòa nhập thế nào với môi trường đào tạo “xa xỉ” như lời H nói, chưa kể đến mức học phí không tính bằng tiền Việt của một trường liên kết quốc tế, liệu H có theo nổi hay không?
Nhưng dần dần tôi nhận ra sự lo lắng đó chỉ là thừa khi nhìn thấy H thay đổi từng ngày. Tuy bác chủ nhà có vẻ quản lý khá nghiêm ngặt nhưng số lần đi học, về học đúng giờ của H ngày càng thất thường. Tôi dần quen với việc phải ăn cơm một mình, còn H thì cứ tầm 2 rưỡi, 3 giờ chiều mới về và hôm nào cũng dặn tôi phần cơm. Ban đầu tôi cũng không hỏi nhiều vì nghĩ cô ấy có lý do riêng, có thể do lịch học của H thất thường, không giống với những trường ĐH công lập như chúng tôi. Nhưng lâu dần thấy H càng ngày càng đi sớm về muộn nên tôi đã hỏi.
Tôi không ngờ H đã trả lời tôi một cách rất vô tư, không hề giấu giếm. Lý do mà H nói vơi tôi cũng rất “đa dạng”, hôm thì H đi ăn ở nhà hàng này, cậu bạn đại gia nào trong lớp mời, hôm thì có cô tiểu thư khác nổi hứng mời mấy đứa đi hát karaoke, hay hôm thì có anh bạn khó trên nào đó mời mấy em khóa dưới đi uống cà phê…. những câu chuyện ăn chơi xa sỉ mà tôi được nghe quả đã khiến tôi được “mở rộng” tầm mắt. Tôi chợt ngỡ ngàng khi nhận ra chưa một lần nào thấy H nói về chuyện học hành. Ban ngày đã vậy, đến đêm, cứ ăn cơm xong là H lại mượn điện thoại của tôi để alô với những “người bạn” của cô. Rồi cứ thỉnh thoảng lại có một anh chàng ngày ngày đến đưa đón H, đi học hay đi đâu thì tôi cũng không rõ.
Mới đó đã hơn một tháng trôi qua, H ngày càng ăn diện hơn, cách vài hôm lại thấy cô đem về khoe với tôi một chiếc áo hay một thứ đồ gì mới. Số tiền mẹ H gửi bác chủ cho cả tháng thì cô đã lấy tiêu hết từ giữa tháng rồi, tôi ngạc nhiên không hiểu H lấy đâu ra nhiều tiền để mua sắm như thế. Tôi đã hỏi khéo H và được biết, đó đều là “quà ” của những anh bạn nhiều tiền có ý muốn tán tỉnh cô.
Tôi hỏi H có thích ai trong số họ không. H bỗng cười phá lên như vừa nghe thấy chuyện gì thú vị lắm “Thích à? Cậu nghĩ tớ có bị điên đâu mà thích họ. Mấy tên công tử bột xí trai dỗi việc, chẳng được tích sự gì hết. Tớ chỉ thích cái ví của họ thôi, ai bảo chúng nó dại gái, tặng thì tội gì mình không nhận, có mất gì đâu”. Tôi chẳng biết nói gì nữa, không hiểu sao trong lòng tôi lúc đó có một thứ cảm giác rất khó chịu, khó chịu vì cách nghĩ vô tình của H hay khó chịu vì một điều gì khác? Chính tôi cũng không lý giải nổi.
Tôi kể câu chuyện này chỉ với hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, đặc biệt là các bạn sinh viên… (Ảnh minh họa)
Thế rồi tôi cảm giác như H ngày càng sa đọa hơn vào những cuộc ăn chơi, đàn đúm của các bậc “đại gia”. Hết tiền, H vay tôi và nói là mua giáo trình, do tiết kiêm nên tôi cũng dư ra một ít, thấy H khó khăn, không giúp thì cũng khó xử nên tôi cho vay. Tuy nhiên số tiền ít ỏi đó không thấm vào đâu, rồi tình cờ tôi còn biết được H còn vay cả tiền chị chủ quán cắt tóc ở ngay cổng nhà, H còn vay ở đâu nữa thì tôi không rõ. Tôi bỗng giật mình khi hiểu ra rằng: H bây giờ không phải là H mà tôi gặp một tháng trước nữa rồi. Thế nhưng tất cả chỉ là mới bắt đầu, những gì cần đến rồi cũng sẽ phải đến…
Tháng 10/2008, Hà Nội gặp một trận lũ lịch sử mà báo đài vẫn gọi là trận “đại hồng thủy”. Do nghe được thông tin dự báo thời tiết mà các anh chị ở xóm trọ gần như về hết, chỉ có tôi và H ở lại do vẫn phải học bình thường. Rồi mưa to ập đến, một ngày, rồi hai ngày, ngõ đi vào nhà tôi bắt đầu bị ngập. Sang đến ngày thứ hai, sau khi nghe một cú điện thoại H đã nói với tôi rằng bạn trai cô đến đón cô đi mua quần áo. Tôi cười và trêu H “mưa gió thế này không biết ông hâm nào lại rủ bạn gái đi mua quần áo thế hả?”.
Thế rồi tôi thấy H vui vẻ thay chiếc khoác mùa đông mà mấy ngày trước có một anh chàng nào đó đã tặng cho cô. Nhưng do mưa ngập cả ngõ nên H vẫn mặc chiếc quần ngố với đi đôi dép tổ ong đen mà mẹ H mua cho ngày mới nhập học. Chải tóc vội vàng rồi H ngoảnh lại tươi cười và hỏi tôi có muốn ăn gì không, khi nào về H mua. Tôi trêu H: “Mua gì cũng được, miễn là ăn được, không phải tiền của mình thì càng nhiều càng ít, nhỉ?”, hai đứa cười vui vẻ rồi H quay đi.
Cái dáng vẻ “trên đông dưới hè” miệng vẫn tươi cười của H lúc đó tôi không bao giờ quên. Trông H như có vẻ đáng yêu hơn, hồn nhiên hơn, có một phần nào đó là H yêu đời và vô tư của trước đây. Nhưng tôi không ngờ rằng cái dáng điệu đó cũng là hình ảnh cuối cùng của H thời sinh viên hồn nhiên, yêu đời.
Tối hôm đó H không về, sáng hôm sau, rồi hôm sau nữa, sau nữa cũng không thấy H trở về. Tôi vô cùng lo lắng và buộc phải gọi điện về cho gia đình H. Ngay hôm sau mẹ H lên, sau khi nghe tôi kể tình hình, bà tới trường để hỏi thăm bạn bè, thầy cô xem có ai biết thông tin gì về H nhưng tất cả đều chỉ biết lắc đầu. Mấy ngày liền thầy cô và bạn cùng lớp đếu giúp đỡ mẹ H tìm H nhưng vẫn chỉ là con số không.
Thế rồi trận lũ kinh hoàng cũng qua đi, một tuần rồi hai tuần… Khoảng hơn 4 tháng sau, vào một buổi sáng trên đường đi học, tôi bỗng ngớ người ra khi chứng kiến một cảnh tượng không tin nổi vào mắt mình nữa: H đang nặng nề với chiếc xe đạp đang đi ngược chiều với tôi, chỉ có điều H đã mang thai, cái bụng cũng đã khá lớn. Trong một chốc thất thần chưa định hình được chuyện gì đã xảy ra, tôi băn khoăn không biết có nên gọi H hay cứ giả vờ như không nhìn thấy, thế rồi tôi cũng quyết định sẽ nói chuyện với H xem đã có chuyện gì. Tôi vẫy tay gọi H, đến tận câu thứ năm H mới nghe thấy và ngoảnh đầu nhìn tôi. Cô dừng xe lại, tôi thoáng nhận ra vẻ mặt bối rối, một phần như lo sợ ánh lên trong đôi mắt H. Tôi mỉm cười.
Hôm đó tôi đã quyết định nghỉ buổi học để làm sáng tỏ những dấu hỏi, những băn khoăn mà tôi không thể nào lý giải trong suốt thời gian qua. Hai đứa tôi dừng lại ở một quán nước ven đường. Và tôi đã hỏi, hỏi tất cả những gì tôi muốn hỏi. Tôi muốn biết tại sao H lại hành động như thế, tại sao lại bỏ đi mà không cho mọi người biết vì sao, kể cả mẹ H. Bác đã đau khổ như thế nào khi nghĩ mình đã mất đứa con gái duy nhất. H đã không nói gì, câu trả lời của H là những giọt nước mắt cay đắng đua nhau lăn dài trên khuôn mặt hốc hác, bơ phờ của cô gái trẻ - một người sắp được làm mẹ. Không muốn xoáy sâu hơn nữa vào nỗi đau mà H không muốn gợi lại, tôi có H về dự định cho tương lai. Sau một hồi trấn tĩnh, H chỉ nói với tôi hiện cô vẫn đang đi học. Còn đứa bé trong bụng, cô vẫn sẽ sinh nó ra mặc dù bố nó không chịu thừa nhận.
Sau khi sinh đứa bé cô sẽ về quê, nói đến đây nước mắt H lại rơi, từ ngày biết mình có thai cô không con dám về quê nữa vì sợ mọi người biết. Rồi H cũng chẳng nói gì về tương lai sau này của cô nữa, tôi bỗng như nhận ra sự bất cần trong đôi mắt đẫm lệ của H. Rồi tôi tự hỏi điều gì đã khiến cho đôi mắt vô tư, trong sáng ngày nào trở nên vô hồn như thế? Là do dòng đời khắc nghiệt xô đẩy hay chính do H đã một phút lỡ làng, lao vào vòng xoáy của cuộc đời để rồi đánh mất chính mình? Tôi thực sự khó có thể lý giải được.
Giờ này ngồi viết lại những kỷ niệm của những năm tháng đầu đời sinh viên, tôi chợt thấy lòng mình buồn khôn tả. Không biết giờ này H ra sao? Chắc có lẽ cô đã có một đứa con, nó chắc cũng khoảng một tuổi rồi. Còn việc học ở trường thì sao? Liệu H còn có thể theo học khi một mình phải tự nuôi đứa con và cả kinh phí cho viêc học ? Tôi thực sự rất băn khoăn và buồn cho tương lai mịt mờ phía trước của H. Rồi cuộc đời cô sẽ đi đến đâu?
Tôi viết ra đây là một câu chuyện có thật, nó là câu chuyện về cuộc đời của một cô sinh viên trẻ vì một phút bồng bột, thiếu suy nghĩ mà đã đánh mất tương lai tốt đẹp của chính mình, đánh mất chính những gì mà mình đã cố gắng xây dựng nên. Đại Học là một mơ ước lớn lao của biết bao bạn học sinh. Vào Đại học đã là một bước ngoặt quan trọng, một vinh quang đối với các bạn cũng như gia đình mình. Thế nhưng đó cũng chính là bước thử thách vô cùng khó khăn đối với tất cả các bạn để quyết định tương lai sau này của mỗi người.
Dẫu biết rằng sẽ có nhiều khó khăn, xung quanh môi trường ĐH có nhiều cám dỗ, nhiều bạn sinh viên từ các miền quê lên đã không giữ được bản thân mà đã phải hối hận cả đời, nhưng nếu vượt qua được giai đoạn này, bạn sẽ có những thành công xứng đáng với những gì mình đã nỗ lực. Bản thân tôi cũng vẫn là một sinh viên, hơn ai hết tôi biết được có rất nhiều trường hợp sa ngã của sinh viên, nam có, nữ cũng có. Tôi kể câu chuyện này chỉ với hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, đặc biệt là các bạn sinh viên. Và trên tất cả tôi mong muốn sẽ không còn gặp một H thứ hai, thứ ba nữa, cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng ta biết nhìn nó từ mọi góc cạnh. Hãy tin vào điều đó!
|