Nghệ thuật sống 2012-06-29 04:55:49

Vào đọc mà cảm nhận nek. gái gú wai có ai để ý tới me minh hok


Đây có lẽ là sai lầm lớn nhất cuộc đời tôi, mà cho đến bây giờ nghĩ lại tôi vẫn cảm thấy vô cùng ân hận…

Cuộc đời ban tặng cho mỗi người những điều quý giá mà một khi mất đi sẽ không thể nào lấy lại được. Tôi có mẹ, trong khi với một số người khác “MẸ” là một khái niệm chỉ có trong sự ước ao. Vậy mà tôi đã không biết trân trọng và đối xử tốt với mẹ. Thay vào đó, tôi đã từng nhìn mẹ bằng ánh mắt khinh ghét và xấu hổ tột độ với bạn bè, bởi vì mẹ tôi là một người lao công.

Hồi còn nhỏ, lúc đó tôi chỉ là một đứa trẻ con chưa biết gì. Hằng ngày tôi vẫn theo chân mẹ đi rong ruổi khắp các phố phường. Trong lúc mẹ làm việc thì tôi ngồi nhặt lá nghịch chơi. Khi ấy tôi có niềm vui con trẻ là sưu tầm những chiếc lá có hình thù và màu sắc khác nhau. Thấy tôi vui vẻ chạy tung tăng khắp nơi, mẹ cũng giúp tôi tìm lá và còn giải thích cho tôi biết đây là lá của cây gì. Tuổi thơ của tôi trôi qua thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên như vậy đó.

Thế rồi theo thời gian tôi lớn dần, tôi bắt đầu đi học cấp một và cũng không có nhiều thời gian để đi cùng mẹ như trước nữa. Đến trường, làm quen với nhiều bạn bè mới là lúc tôi bắt đầu biết so sánh, tị nạnh. Mẹ của những đứa bạn tôi thường chở chúng nó bằng xe máy đi học. Còn tôi, tôi chỉ được mẹ dắt đến trường một lần duy nhất trong ngày khai giảng. Những ngày sau đó, tôi đều phải tự đi bộ vì công việc của mẹ rất bận.

Tôi còn nhớ ngày họp phụ huynh học sinh năm lớp 5. Đó là buổi họp rất quan trọng nên tôi đã nhắc mẹ nhất định phải đến, để mẹ nghe cô giáo tuyên dương tôi đã có thành tích học tập xuất sắc trong kì học vừa rồi. Tôi rất lo lắng vì sợ mẹ lại bận và không đến dự như những buổi họp phụ huynh trước đây. Hôm ấy, tôi đến trường từ sớm và loay hoay đứng trước cửa lớp chờ mẹ. Tất cả mọi người đã vào họp một lúc lâu rồi, mẹ tôi mới tất tả chạy từ cổng trường vào. Nhìn thấy mẹ, tôi vui như muốn nhảy lên. Tôi đứng nép vào sau cánh cửa nhìn vào lớp. Nhưng lúc bấy giờ tôi mới nhận ra, mẹ nào cũng mặc quần áo thật đẹp và sạch sẽ, chỉ riêng mẹ tôi là khoác một chiếc áo xanh công nhân bạc màu và ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Một số người đã quay lại nhìn mẹ, gương mặt lộ vẻ ái ngại vì bộ quần áo công nhân vệ sinh mà mẹ đang mặc đang bốc mùi rất khó chịu. Đó là lần đầu tiên tôi biết chạnh lòng và thấy ngại ngùng trước mặt người khác vì sự xuất hiện của mẹ.




Đáng lẽ ra tôi cần phải biết ơn và tự hào về mẹ mới phải… (Ảnh minh họa)


Những ánh mắt mà mọi người dành cho mẹ ngày hôm đó tôi không thể quên. Dù được tuyên dương nhưng tôi không hề cảm thấy vui vẻ gì. Trong thâm tâm, tôi thầm trách mẹ… Tại sao bà không thể mặc một bộ quần áo đẹp hơn, lịch sự hơn chứ? Dù sao đây cũng là buổi họp phu huynh cuối năm quan trọng nhất trong những năm tiểu học của con gái mẹ cơ mà. Những nỗi băn khoăn và sự xấu hổ cứ chất chứa trong lòng tôi ngày một nhiều hơn, cho đến khi tôi lên cấp hai.

Một lần, khi vừa tan học, tôi cùng lũ bạn đang chơi đùa vui vẻ thì bỗng nhiên một đứa bạn va phải một cô lao công đang làm việc trên đường. Cô lao công vội đỡ bạn tôi dậy và hỏi: “Cháu có sao không?”. Chiếc khẩu trang vừa được tháo ra, tôi ngỡ ngàng nhận ra đó là mẹ mình. Đáng lẽ gặp mẹ, tôi phải chào và hỏi xem vừa rồi mẹ ngã có sao không. Nhưng không hiểu điều gì đã chặn cổ họng lại và khiến tôi lặng thinh. Tôi vội quay mặt đi coi như không biết gì thì một giọng nói không mong đợi cất lên: “Thủy, sao giờ này con không về nhà mà lại ở đây?”

Ánh mắt của những đứa bạn đi cùng đổ dồn về phía tôi: “Ai vậy Thủy, người quen của mày à?”. Tôi chưa kịp nói gì thì mẹ đã cất tiếng… “Ừ, cô là mẹ của Thủy, các cháu là bạn cùng lớp của Thủy à.”

Một câu nói của mẹ làm tôi sững người. Đó là sự thật hiển nhiên, nhưng không hiểu sao lại làm tôi sởn gai ốc vì sợ, vì xấu hổ với bạn bè. Tối hôm đó mẹ vừa đi làm về, tôi đã gắt gỏng và trách móc bà nặng lời: \"Tại sao mẹ lại nói với tụi nó mẹ là mẹ của con?\". Mẹ ngạc nhiên lắm, tôi trẻ con và ngu dại đến mức không nhìn ra nỗi buồn trong mắt mẹ \"Sao mẹ lại không được nhận là mẹ của con?\". \"Không, từ nay trước mặt người khác mẹ đừng bao giờ nói mẹ là mẹ của con. Cô giáo đã ghét con vì mẹ không bao giờ đến nhà thăm cô giáo. Bây giờ mẹ lại làm cho bạn bè khinh thường con vì mẹ là một công nhân quét rác đấy!\".

Tôi nói hỗn láo trống không với mẹ rồi chạy vào giường chùm kín chăn, khóc thật to. Tôi đâu biết rằng tôi buồn chỉ một chút, nhưng mẹ còn đau lòng hơn tôi gấp bội. Sáng hôm sau, tôi thấy mắt mẹ sưng quầng lên như tối qua vừa khóc. Nghĩ mình đã làm tổn thương mẹ nhiều nhưng sao tôi vẫn không thể cất lên được lời xin lỗi.

Và rồi khi tôi lên cấp ba, tôi cũng chỉ biết nhìn thấy mình thiệt thòi hơn những đứa bạn khác và trách móc mẹ đủ đường, mà không biết rằng tôi lớn được nhường này, có thể đến trường đi học như thế này đều là nhờ công sức lao động vất vả của mẹ. Đã có lúc tôi cảm thấy ghét mẹ ghê gớm khi mẹ đi làm cả ngày, mọi việc cơm nước, dọn dẹp nhà cửa tôi đều phải làm hết. Chính vì thế mà tôi không còn thời gian để đi chơi hay học nhóm cùng bạn bè. Có lần, tôi mải nói chuyện điện thoại với bạn làm cháy nồi cơm, mẹ về nhìn thấy nồi hỏng nhưng không mắng tôi. Lúc đó đầu óc ích kỷ và hạn hẹp của tôi chỉ nghĩ: “Lỗi là tại mẹ hết nên mẹ không dám trách con cũng là việc đương nhiên rồi. Ai bảo mẹ suốt ngày ra ngoài, không chịu nấu cơm ,bắt con phải làm hết.” Trong đầu tôi lúc bấy giờ chỉ toàn nghĩ được những thứ xấu xa, nhỏ mọn mà không biết thông cảm gì cho mẹ. Nghĩ lại tôi ân hận kinh khủng…

Cho tới một ngày, người cùng làm với mẹ bị ốm nên xin nghỉ. Thời gian ấy, tối nào tôi cũng thấy mẹ về xoa cao bóp chân. Bên chân phải của mẹ dường như còn bị sưng tấy lên vì phải đi quá nhiều. Một buổi chiều đang lang thang trên đường, tôi thấy mẹ phải đẩy một chiếc xe rác kồng kềnh rất mệt nhọc. Những chiếc túi ni lông thỉnh thoảng lại rơi xuống đường, lăn đi một đoạn khiến mẹ phải dừng xe lại và nhặt chúng lên một cách khó khăn. Nhìn thấy cảnh ấy mà tôi thấy thương xót vô cùng. Ngày hôm sau, tôi đã xin mẹ cho tôi đi cùng để giúp mẹ làm việc. Những ngày bịt khẩu trang rong ruổi cùng mẹ đi khắp nơi đã khiến tôi hiểu ra rất nhiều điều. Rằng tôi đã là một đứa con bất hiếu và vô ơn như thế nào…

Sáng sớm, khi tôi còn đang ngủ thì mẹ phải thức dậy ăn tạm bát cơm nguội để chuẩn bị đi làm. Công việc của mẹ có làm cả ngày cũng chưa hết việc, rác thải khắp nơi cứ chất đầy lên khiến đôi chân mẹ phải đi không ngừng nghỉ. Lần đầu tiên tôi đẩy xe rác mới biết nó nặng và bốc mùi khủng khiếp như thế nào. Phải bắt tay vào làm mới biết thời gian qua mẹ đã vất vả vì tôi nhiều lắm, vậy mà tôi chỉ biết trách móc và xấu hổ. Che mặt sau lớp khẩu trang kín mít, tôi nhìn thấy một đứa bạn của mình đi qua còn vô tâm vứt thẳng túi nước mía xuống đất trong khi thùng rác thì ở cách đó không xa. Mẹ tôi lại phải là người nhặt lên và bà cũng không hề oán trách ai cả, vì đó là công việc mà hai mươi mấy năm nay bà vẫn làm để có tiền nuôi hai con ăn học.

Nếu không có những người làm công việc như mẹ thì đường phố đâu thể sạch sẽ và đẹp như vậy. Lớn nhường này, mà lần đầu tiên tôi mới biết thông cảm và suy nghĩ cho mẹ. Làm gì có ai mong muốn mình phải làm việc với rác thải và những mùi hôi khó chịu đâu. Nhưng đã là công việc thì cần phải có người làm. Đáng lẽ ra tôi cần phải biết ơn và tự hào về mẹ từ lâu rồi mới phải…

Những ngày cùng chia sẻ sự vất vả với mẹ đã mang đến cho tôi quá nhiều bài học. Giờ đây, nhìn những con đường thẳng tắp và thơm mùi cỏ cây hai bên đường, tôi lại nhớ đến mẹ và thấy tự hào vì thành phố này được sạch sẽ như ngày hôm nay cũng là nhờ một phần công sức của mẹ tôi – một người công nhân vệ sinh bình dị nhưng chân chính!
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)