Tin tức - pháp luật 2008-08-16 03:06:36

Vấn đề xã hội (Kí njf mới àh nha ) ;) (Phần 1 thui!!!)


Tết văn phòng
(St) Khi cụm từ “cơm bình dân” ra đời và phổ biến, mọi người có ngay từ ngoài luồng: “cơm bụi” để gọi. Còn “cơm trưa văn phòng”, 15 000 đồng một suất, thì nickname của nó là gì? Từ này hãy còn hơi mơi mới, mà cũng có vẻ thời thượng. Ấy là khi mỗi buổi trưa, các cô váy chữ A, chân dài hoặc không được dài, đi guốc cao gót ỏn ẻn dùng thìa dĩa xúc cơm trong đĩa, xong chiêu bằng bát nước rau xiu xíu hay các thanh niên công chức áo sơ mi quần âu đầu gôm nhai cho xong bữa để mơ đến tan tầm có độ nhậu bia tươi Anchor. Thậm chí nhiều hàng ăn máy lạnh còn trưng biển hộp chiếu đèn rất tự hào “Cơm văn phòng máy lạnh lịch sự”, thiếu “hợp vệ sinh” là đủ những khía cạnh cho một bữa cơm hứa hẹn sự tương hợp với nơi công sở. Từ lóng hình như chưa có, có từ “cơm hộp” nhưng chỉ là một loại cơm, cho cả văn phòng lẫn chợ búa, nên chưa được chuẩn lắm. Vì rằng còn có cơm đĩa, cơm xuất, cơm tự chọn,… có kèm tráng miệng và thêm đồ uống kiểu “Líp tông đá”. Đi với cơm bụi là trà đá, đương nhiên. Dân văn phòng cho đó là những sự kết hợp có tính âm - dương cân bằng. Nghĩ mà xem, dân văn phòng thì cũng có những nhu cầu thiết thân: cơm văn phòng, thời trang công sở, cà phê Trung Nguyên, trà Dilmah, Nokia giắt túi, phi xe Wave, một số còn tính thêm cả nhà nghỉ để cùng đi “công tác” hoặc “gặp khách hàng”… Một ngày thì gặp đồng nghiệp nhiều nhất, hơn cả so với những người thân yêu của mình. Ta có thể phác ra thời gian biểu thế này: 8 tiếng ngồi làm việc là phải nhìn cái mặt thằng cha bên cạnh, nếu may có người đẹp bàn giấy chân dài thì còn khá. Ngoài công việc thì có 8 tiếng để ngủ, 1 tiếng vệ sinh thân thể, giỏi lắm thì ăn cơm tối 2 tiếng, thêm 2 tiếng xem ti-vi, nghe nhạc đọc báo, “giao lưu” các thế hệ trong gia đình thêm độ 1 tiếng, còn đi với bồ nữa, cũng có 2 tiếng còn lại để làm cái chuyện lãng mạn ở đời (nếu coi là lãng mạn). Thế đấy! Xưa trái tim có “ba phần tươi đỏ”, phần dành để em yêu đã nhỏ rồi, nhưng tỉ lệ đó còn là lớn so với bây giờ, nhận tin nhắn của bồ cũng không biết nên reply thế nào cho đỡ lặp lại vở cũ: “Anh khoe khong? Khoe. Hom nay anh an gi? Com hop. Chieu ve den deo em, em cho. OK”. Như vậy, đời một người đi làm từ khi 25 tuổi đến năm 55 tuổi, 30 năm ấy biết bao nhiêu tình nơi văn phòng. Dù muốn hay không, văn phòng trở thành một “phần tất yếu của cuộc sống”, nhiều tẻ nhạt, chán chường nhưng đôi khi cũng có những niềm vui, niềm vui tăng lương, niềm vui thắng độ bóng đá MU-Arsenal đêm qua, niềm vui trúng quả dự án, niềm vui thấy cái tay mình ghét bị sếp khiển trách… Sống ở văn phòng với nhiều người biết sống, không hề mắc những chứng bệnh thông thường như dị ứng máy lạnh, viêm xoang, loét dạ dày, đau họng, mà càng ngày càng béo tốt phây phây. Vì thế, những giờ tan tầm, các phòng tập thể dục thẩm mỹ đông đặc người, chập tối các con đường quanh vườn hoa hồ nước nườm nượp dân văn phòng đi bộ giảm béo, hay sang hơn thì áo phông quần short trắng lăm lăm tay vợt chạy tới chạy lui sân tennis. Nhiều cơ quan có mặt bằng, rất tâm lý với đời sống nhân viên, kẻ sẵn những vạch sơn chia ô chơi cầu lông, hết giờ sếp và cấp dưới cùng chơi rất hào hứng. Kết thúc cuộc tỉ thí là lại một chầu bia, người thua trả tiền chẳng hạn. Vào lúc cuối tuần hay ngày nghỉ, hoặc hôm ấy sinh nhật em yêu, hoặc chẳng vì lý do lý trấu gì, em thấy hơi khó ở, muốn đi xem văn nghệ, ca nhạc hay phim ảnh gì cũng được, miễn là có cơ hội, ngồi lệch một bên đằng sau xe máy, nép mình vào lưng chàng như thể núi Mường Hung vững chãi để em làm sông Mã sông Chu. Nếu là vợ chồng rồi thì nhiều khi hơi loãng, muốn hâm lại cho nóng cảm xúc, các cô vợ vốn rất tin những bài báo như “mười cách giữ chàng” hay “những biện pháp hiệu quả để tạo ra sự mới mẻ trong chuyện ấy”, đem lại cho phu quân một vài “bất ngờ” theo mấy lý thuyết ấy, ví dụ: đợi mãi mới thấy chồng về ăn cơm, giục ăn cơm nhanh nhanh, mà thấy ông này vẫn đủng đỉnh, lại còn xem vô tuyến cho đến hết Bản tin cuối ngày vẫn chưa đi ngủ. Sốt ruột làm sao cho hết, may mà hôm ấy không có bóng đá Ngoại hạng Anh trực tiếp, rồi đức lang quân cũng đánh răng súc miệng đi vào giường ngủ. Thì chị chàng đã thập thò đợi sẵn, rón rén bước ra: “Anh thấy em mặc bộ này được không?” Ôi, vô tâm làm sao những ông chồng sau đám cưới 10 năm (đám cưới gỗ hay sắt nhỉ?), nhướng mắt lên nhìn rồi ngáp mà trả lời: “Em mặc gì mà chả đẹp”. Ôi thôi, thế là ba máu sáu cơn nổi lên, nhẹ hơn thì dằn dỗi, “cấm vận” vài ngày trời. Nhưng dân văn phòng nói chung có sự kiên nhẫn rất lớn, câu chuyện nóng lạnh rồi cũng qua để lâu lâu trở lại, làm cho cả anh cả ả cũng biết cách tạo ra những sóng gió nho nhỏ, cho đỡ đều tăm tắp những tháng ngày mệt mỏi. Thế thì đời viên chức khác gì một cái cốc mỳ ăn liền, loại người ta gọi là mỳ tôm có sẵn hộp cho nước nóng vào 5 phút là ăn được hay một hộp cơm vuông vức, ô này to để cơm, ô kia bé để thịt rau cá, tí gia vị cho khỏi nhạt mồm? Tròn vành vạnh hay vuông chằn chặn và có vẻ đủ thứ để xuôi cái bụng. Nhưng ai không muốn ổn định, muốn thành thục việc cần làm, dù rằng tất cả chỉ đến những cái đích mà ở đấy, lại lặp lại một chu kỳ quen thuộc đến phát ngấy? Quanh năm như vậy, dân văn phòng có mong Tết không? Đáng ngạc nhiên là không hẳn thế. Tết đến, là một cái mốc để thể hiện sự đổi thay, nhưng với anh viên chức, ngày Tết chỉ là 5 ngày nghỉ để tiêu số tiền thưởng cuối năm. Tiêu thế nào? Mua ti vi màn hình phẳng mới, giàn âm thanh để mở mấy đĩa nhạc ngày Tết lúc khách đến, ấm chén bát đĩa gà qué rau củ măng miến… Biếu quà sếp, lì xì mừng tuổi trẻ con, đổi tiền lẻ đi công đức chùa chiền, hay găm tiền để sát phạt tá lả mồng ba mồng bốn. Và mua quần áo diện để khoe hàng với nhau mồng năm chúc Tết ở cơ quan. Vậy là ngay đến Tết là thứ có khả năng sống khác đi nhất thì cũng được đóng hộp kỹ càng, vuông vắn như chiếc bánh chưng gói khuôn muôn đời vẫn thế. Bộ đồng phục hàng ngày, khuôn mặt đồng phục ngày thường, dù đã thay bằng váy áo mới, nụ cười hiếu khách, nhưng bộ đồng phục trong tâm cảm người viên chức cũng chiếm nốt những ngày Tết kia. Đi chúc Tết một gia đình dân văn phòng tưởng như đến một cơ quan, ghế salon, khay mứt, cành đào cây quất, áo vét áo da, chuyện năm nay được thưởng bao nhiêu, năm tới có vụ gì, cơ quan anh cơ quan tôi… Hẳn là đọc đến đây, bạn – dân văn phòng, sẽ rất bực mình mà phản ứng: “Thế tôi chẳng lẽ làm ngược lại thì mới được à?” Vâng, tất nhiên chuyện này xưa quá rồi, nhưng bản thân cũng là một người sống ở một trong những block bê tông kính thép vây bọc ấy, tôi tưởng đã rớt nước mắt khi đọc được những tâm sự của những đồng nghiệp trao đổi riêng tư với nhau qua e-mail. Những nỗi buồn, nỗi chán chường, sự cô đơn và sự mệt mỏi khi phải làm dáng trong môi trường mình là một mắt xích không được khác biệt so với xung quanh. Họ phải nói vài câu chuyện tiếu lâm tầm phào để cùng nhếch mép tí chút, phải có một ai đó để mà bình phẩm cho khỏi mất đi trạng thái của đời sống thực. Cô gái văn phòng kém nhan sắc gần ba mươi chưa có người hỏi đến, chàng trai bàn giấy tuyệt vọng nỗi không phấn đấu lên được vị trí xứng đáng hơn,… Ngày cưới bạn, họ cố gắng xúng xính bộ cánh để tỏ rõ thiện chí làm hài lòng người khác, và khi tan tiệc cũng như lúc tan tầm, họ có những giọt nước mắt thầm đắng cay, không bởi vì nhọc nhằn vất vả, mà vì nỗi đời nhạt nhẽo, nỗi cô đơn “mình em lầm lụi trên đường về”, không biết cách chi để thoát ra được. Thế là đã lại một cái Tết đến, và nó cũng sẽ qua thật bình thường, tôi chắc vậy với tư cách một dân văn phòng chính hiệu. Thực lòng tôi không hề muốn có một cái “Tết văn phòng” tí nào. Vậy tôi sắp tính xem nên làm gì từ bây giờ để mà khác. (Còn tiếp)
Sign: L0v3ly C4t
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)