Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện ” Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân..
“Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng ***, lòng gà, lòng vịt” chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng…. mẹ.”
Lời phê của thầy giáo: “vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ”(O điểm)
_________________________
Viết về nhân vật Thúy Kiều
Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:
“Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng.”
________________________
“Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: “…. Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức…. Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)”
________________________
Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuậ! tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: “…Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt “ngầu”: “vai năm tấc”, ” thân mười thước”- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! ”
Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng “tài quá xá”! 1 điểm. ·
________________________
“Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em” “… Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống! nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại”
+ Lời Bình : học sinh “tả thực”
_______________________
, Em hãy tả con lợn nhà em:
“con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!”
+ Lời Bình : thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả.
————————————-
Những câu văn so sánh thuộc hàng… siêu so sánh
- Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác.
- Người nhà Pa tra đánh cho A Phủ đến ngất sỉu (xỉu) rồi đổ nước cho tỉnh lại. Thể hiện con người nhà thống lí độc ác, dã man, đánh người đánh như con chó.
- Được thả A Phủ chạy ra khỏi nhà thống lí như một con trâu điên và vài phút do dự, sửa sang lại trang phục Mị đã chạy theo A Phủ như mây bay, gió thổi.
- Có thể thấy, việc Tô Hoài xây dựng một con người với những phẩm chất đẹp đang bị vùi dập và đang như tan chảy giống như phiến băng để trên một lò lửa, tan ra và khi chỉ còn là nước nó chỉ chờ đủ độ 100 độ c để sôi thôi.
- Sông Hương to như một con thuồng luồng đực cụp đuôi, to lớn, lượn quanh những khúc cua của đường đua công thức một…Sông Huơng với ba màu khác nhau có lúc là màu tím của gương mặt người thấm đẫm rượu say.
Những dẫn chứng ví dụ… độc chiêu
- "Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Nước chảy mãi hai bên bờ."
Trong bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, chúng tôi chưa bao giờ thấy có câu thơ thứ hai như thí sinh đã dẫn: "Nước chảy mãi hai bên bờ".
- "Trong tập sáng tác ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:
"Giang hồ hiểm ác anh không sợ
Chỉ sợ đường về vắng bóng em"
Anh tôi đã "lấy 2 câu thơ làm của riêng". Chỉ câu nói ấy thôi mang anh đã tán được nhiều người, người ấy bây giờ mà tôi gọi là "chị hai". Đã thấy được sức hút của việc đọc sách làm cho con người ta sống vui tươi và hạnh phúc hơn". —> ác liệt =)) =)) =))
Vừa dẫn ca dao tục ngữ, vừa chứng minh về tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tình cảm của anh trai mình. Đúng là một ví dụ khó ai mà nghĩ ra được!