Tin tức - pháp luật 2013-04-21 15:46:14

Vai trò của pháo binh trong chiến tranh hiện đại


Trong quá khứ pháo binh thường được xưng tụng là « Vua Chiến Trường ». Hỏa lực công phá cực mạnh cộng với tầm tác xạ xa cũng như khả năng pháo tập trung từ nhiều vị trí khiến lực lượng pháo binh trở thành một thành phần không thể thiếu vắng được trong hợp đồng tác chiến hỗn hợp của các quân đội hiện đại ngày nay. 
Pháo nòng dài M-46 / 130 mm với tầm bắn xa đến 27 km.

Một điểm tiêu biểu cho hỏa lực pháo binh ở vị thế tấn công cũng như ở vị thế phòng ngự là hầu như không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn tầm xa sát thương mong muốn.
Không một pháo thủ nào trên thế giới mà không mong ước là đơn vị pháo của mình được trang bị những khẩu pháo có khả năng bắn xa vượt ngoài tầm phản pháo của lực lượng pháo binh đối thủ. Mưa pháo vào vị trí địch mà không sợ bị bắn trả là ước muốn ngàn đời của họ nhà pháo ở khắp nơi trên thế giới. 
Có nhiều phương cách để gia tăng tầm xa pháo kích. Và mỗi phương cách đều có những giới hạn của nó.
1.Hoặc là tăng cự ly nòng pháo từ 105 mm lên đến 130 mm, 152 mm, 155 mm, 175 mm, cho đến 203 mm (pháo với những cự ly này đều đã được cả hai bên lâm chiến xử dụng trong chiến tranh Việt Nam).
2.Hoặc xử dụng đạn pháo đặc biệt với sức đẩy phụ gọi là extended range artillery munition để gia tăng đạn đạo đến một mục tiêu xa hơn.
Pháo nòng ngắn M-114 / 155 mm với tầm bắn xa 15 km

Lấy thí dụ với khẩu pháo nòng ngắn 105 mm howitzers rất quen thuộc trên chiến trường Việt Nam. Với loại đạn căn bản thông thường, pháo 105 mm chỉ đạt tầm tác xạ hữu hiệu khoảng chừng 11 km. Xử dụng loại đạn cải tiến, tầm bắn của pháo 105 mm có thể tăng lên đến 18 km.
Pháo dã chiến 122 mm của Nga và Trung Quốc xử dụng những loại đạn khác nhau cũng đạt được những tầm bắn cải thiện tương tự như vậy : khoảng 16 km (với loại đạn thông thường) và khoảng 21 km (với loại đạn trợ lực).
Pháo dã chiến D-30 / 122 mm.
Với cự ly lớn hơn, pháo 130 mm của Nga có thể bắn xa đến 27 km, vượt hẳn tầm bắn của pháo nòng ngắn nâng cấp 155 mm của Mỹ được xử dụng trên chiến trường Việt Nam hơn 35 năm về trước.

 


 
Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 () - phía QĐNDVN gọi là « Chiến dịch Đường 9 Nam Lào ») đánh sang khu vực Hạ Lào vào năm 1971, lực lượng Sai gon được hỏa lực pháo yểm của pháo binh Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ ở lại bên phần đất Việt Nam xử dụng đại pháo tự hành nòng dài M-107 / 175 mm bắn nạp 3 để có thể đạt đến 
tầm bắn xa khoảng chừng 32,7 km.
 Đối lại, khẩu đại pháo tự hành 2S7 (còn được gọi là phiên bản SO-203 hay là M-1975) với cự ly 203 mm của Nga, với nòng pháo còn dài hơn « Vua Chiến Trường » 175 mm M-107 của Mỹ, còn bắn xa hơn nữa : 37,5 km (với loại đạn miểng đầu nổ cao, HE-FRAG = High Explosive Fragmentation) hay bay xa hơn đến 47,5 km (với loại đạn hỏa tiển trợ lực đặc biệt RAP = Rocket Assisted Projectile) !

 

Pháo tự hành M-107 / 175 mm  tầm xa tác xạ lên đến 32 km

 
 

 

Tuy nhiên, trong chiến tranh hiện đại với độ cơ động cao ngày nay, việc tác xạ, dò tìm mục tiêu cũng như phản pháo với sự trợ lực của trang bị điện tử tân tiến, hoàn toàn đạt đến một điểm cao mới, nơi mà cuộc chạy đua giữa việc nâng cao cự ly nòng pháo cũng như cải tiến đạn pháo binh không thể kéo dài mải mà không nảy sinh những vấn đề kỷ thuật cũng như chiến thuật cần phải được giải quyết cũng như cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh chiến trường tương lai.
Pháo tự hành 2S7 / 203 mm  tầm bắn xa từ 38-47 km tùy theo loại đạn
2S7 / 203 mm là loại pháo cơ động có cự ly lớn nhất trong lực lượng pháo binh dã chiến của Quân Đội Nga cho đến nay

Thứ nhất, nâng cấp cự ly pháo cũng đồng nghĩa với việc gia tăng trọng lượng khẩu pháo. Và điều này dẫn đến việc giới hạn tính cơ động nhanh cần thiết để tránh hoả lực phản pháo của đối phương. 
Thứ hai, bên cạnh độ công phá của đạn pháo, yếu tố tác xạ nhanh (được xác định qua số lượng đạn pháo rời nòng trong vòng một phút) cũng không kém phần quan trọng. Yếu tố này một phần được cải thiện qua tiến trình tự động hóa trong dây chuyền tác xạ « chỉnh pháo - nạp đạn – khai hỏa », một phần khác qua mức độ chuyên nghiệp của toàn đội pháo thủ : khả năng phối hợp trong toàn đội càng nhuần nhuyển chừng nào, thì hỏa lực tác xạ càng nhanh và nâng cao cái gọi là « mưa pháo » xuống mục tiêu chừng đó.
Thứ ba, pháo và đạn pháo căn bản vốn không rẻ. Pháo hiện đại cũng như đạn pháo cải tiến còn đắt hơn nữa. Ngay cả những quân đội « nhà giàu » như quân đội Mỹ hiện nay cũng phải tính toán rất kỷ trong ngân sách quốc phòng khi quyết định mua sắm trang bị pháo cho Lục Quân.
 
Pháo tự hành M-110 / A-1 nòng ngắn, 203 ly
Do đó, khuynh hướng phát triển pháo binh trong chiến tranh hiện đại ngày nay có thể được tập trung trên những chuyên mục chính sau đây :
● khả năng cơ động (mobility),
● mức độ công phá (power / rate of fire),
● khả năng tác xạ tầm xa và chính xác (maximum range of fire / precision).  
(Sưu tầm từ internet)
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)