Theo một số nguồn tin, nhà chức trách Trung Quốc đã quá lỏng lẻo trong khâu quản lý. Hơn nữa, luật bản quyền ở nước này cũng vô cùng sơ sài, vì thế hàng nháiđã trở nên nhiều đến mức thành “thương hiệu” của Trung Quốc.
Adidas, hãng thời trang thể thao nổi tiếng thế giới là một trong số những nạn nhân của vấn nạn này. Không chỉ một, mà vô số sản phẩm nhái với đủ kiểu dáng khác nhau với nhãn mác như “Adadis” hay “Adidos”. |
Khốn đốn nhất phải kể đến Apple. Không chỉ sản phẩm, Trung Quốc còn lập nên cả những cửa hàng Apple giả để phục vụ việc bán các sản phẩm nhái. Dù đã có vô số chiến dịch càn quét nhưng Apple vẫn thất bại vì không nhận được sự trợ giúp từ chính phủ, hoặc những trợ giúp này đến quá chậm chạp. |
Cũng có nhiều hãng giành chiến thắng trong công cuộc chiến chống hàng nhái Trung Quốc, nhưng vẫn quá ít ỏi so với tốc độ phát triển như vũ bão của vẫn nạn này. Điển hình là Starbucks, năm 2006, hãng này đã buộc một loạt các cửa hàng cafe mang tên Xingbake (dịch ra là Starbucks) tại Trung Quốc phải đóng cửa. Tuy nhiên, những cửa hàng khác như “Bucksstar Coffee” hay “Sunbucks Coffee” thì vẫn tồn tại. |
“SQMY” (nhái hãng điện tử Sony) |
“Blackbelry” (nhái điện thoại Blackberry) |
“PIMA” (nhái hãng thời trang thể thao Puma) |
“Wrlgleys Doubiemlnt” (nhái kẹo gum Wrigley’s Doublemint) |
“KFG” (nhái gà rán KFC) |
Khu giải trí “Thạch cảnh sơn” (nhái khu giải trí DisneyLand) |
“NIBE” (nhái hãng thời trang thể thao NIKE) |
“Pizza Huh” (nhái thương hiệu Pizza Hut) |
“D&B” (nhái hãng thời trang cao cấp D&G) |