Ảnh - truyện vui 2010-04-04 08:32:31

Vài áng văn bất hủ của các nhà "văn" trẻ :O


Chuyện sưu tầm XHCN:

Một vài bài thi tuyển sinh đại học năm 2004 (Ðại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh)

1. Bác Hồ là một hột giống tốt cần được bảo quản

2. Bài thơ "Chìều Tối" của Bác Hồ làm ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du "Chim hôm thoi thóp về rừng" hay câu thơ "ngàn năm gió cuốn chim bay mỏi" của Bà Huyện Thanh Quan.

Nhưng so sánh ta thấy rõ chim Bác Hồ khác hẳn chim Nguyễn Du,
Và còn khác hơn chim Bà Huyện Thanh Quan.
Chim Bà Huyện tự nhiên mỏi.
Còn chim Bác Hồ là con chim phi thường , nó mỏi có mục đích: "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ".

3. Qua Bài thơ "Chiều tối", ta thấy Bác Hồ đã dùng chim để mô tả nội tâm.
Làm sao Bác biết chim mỏi ? Nó nói với bác chăng ?
Không nó không nói với bác. Mà chỉ cần nhìn Bác cũng biết nó mỏi.

4. Vào một đêm trăng sáng, Chí Phèo gặp Thị Nở trong vườn chuối. Chí ôm chặt Thị định dở trò.
Lúc đầu Thị Nở cũng định phản ứng, nhưng rồi thấy xung quanh vắng vẻ (có kêu cũng không ai nghe), mà Chí lại ôm chặt quá, nên rồi Thị cũng mặc kệ

5. Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.
"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng…. mẹ¨

6. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.
Một em học sinh lớp 11, PTTH Cái Bè đã viết:

… Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Liều¨ hay còn gọi là "Ðoạn trường thất thanh"¨ hay biến thể của nó là "Ðoạn trường tiết canh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta…"(!!).

7. Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.
Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, TPCS viết:

"… Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ…¨.

8. Em hãy tả con gà trống nhà em:
"Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"!?

9. Ðề: Phân tích bài Viếng lăng bác.
Một học sinh viết: Con ở miền Nam lăn ra thăm Bác
Tác giả là người có thân phận thắp hèn (con ở) nhưng cũng tích góp được tiền của để một lần được đi thăm bác. Trên đường đi, tác giả đã gặp bao nhiêu nguy hiểm, phải đi qua giữa hai làn đạn đang giao chiến nên tác giả đã phải lăn qua…."

10. Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái¨.
Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết:
"Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng¨. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi¨.

11. Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết:
"Thúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Ðến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng¨(!!!).

12. Em hãy tả hình dáng và tính tình "một cụ già mà em rất kính yêu¨ - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :

- Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa" Tính tình cụ già rất là bực bội Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
- Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
- Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
- Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
- Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
- Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.

13. Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?
Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết:
"… Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa… Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó…"¨.

14. em hãy tả bạn em
"bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình…"
—————————
em hãy tả đêm giao thừa
"em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng…"
Cái này thì phải nói là "sáng như đêm ba mươi"
—————————————
em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT
"Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!!!!
————————————–
Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn
"Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật."
—————————————–
"áng văn" độc đáo
"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
—————————————–
"Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian"
"Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"
———————————-
tả tiết học trong lớp
"… Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch… cạch… cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp… Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp…"
————————————————-
giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"
"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ…"
———————————————-
Chuyện này cũng thật 100% luôn. Của học sinh lớp 12.
Ðề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh.
" Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền".

Em nghĩ học sinh này chắc là học giỏi môn sinh vật, nên bạn phân tích như sau:
Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: " ngủ dậy phân ra…….kẻ ! dữ hiền.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)