[size=4]Tương tự những mùa giải trước, mỗi khi đến giai đoạn quyết định, V.League - giải bóng đá số một Việt Nam lại chao đảo vì những trận cầu… rởm.[/size]
[size=4]Trận thua ngay trên sân nhà của Tập đoàn Cao su Đồng Tháp (ĐT) trước đội cuối bảng ĐT.LA bị dư luận lên án dữ dội. Không chỉ riêng khán giả của ĐT tức giận mà người hâm mộ bóng đá cả nước cũng căm phẫn bởi ĐT đã dám đạp đổ tất cả. Đội bóng của HLV Phạm Công Lộc từng được ngợi ca là “ngựa ô” của giải, một đội bóng đoàn kết, chơi hết mình, cống hiến cho khán giả, nhưng họ cũng là đội sẵn sàng quay lưng với người hâm mộ.[/size]
[size=4]Vỡ diễn của ĐT trước ĐT.LA đã bị khán giả vạch trần khi chỉ có mình cầu thủ ngoại Samson là đá hết mình, còn Tấn Trường và đồng đội của anh lại cố tình tạo cơ hội cho người láng giềng ĐT.LA ghi bàn. Đáng nói hơn, trước khi trận đấu diễn ra, dư luận đã soi rất kỹ, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cũng cảnh báo, nhưng ĐT vẫn bất chấp. Họ không xem dư luận ra gì, hay nói đúng hơn họ không hề lo sợ những mức án kỷ luật có thể phải nhận lãnh. Bởi đơn giản, ĐT biết rằng vở kịch của họ sẽ không bị vén màn, do trước đó V.League cũng nhan nhản những trận đấu bị dư luận đặt dấu hỏi to tướng, nhưng vẫn bình an vô sự.[/size]
[size=4]Sự im lặng của những người có trách nhiệm với bóng đá Việt Nam khiến V.League mùa nào cũng "nhuốm màu" tiêu cực. Những câu chuyện ân tình, chuyện liên minh tay ba, tay tư, ban phát điểm… có từ thời bao cấp, vẫn hiển hiện cuối mỗi mùa bóng đã làm cho người hâm mộ bóng đá Việt Nam chán nản.[/size]
[size=4]Năm 2011, bóng đá Việt Nam đã bước vào mùa giải chuyên nghiệp thứ 10. Rất mong các quan chức VFF nỗ lực làm hết trách nhiệm của mình để những "trận cầu đen" không còn đất diễn. Có như thế bóng đá Việt Nam mới có hy vọng phát triển, người hâm mộ Việt Nam mới hết mình ủng hộ bóng đá nội.[/size]
[size=4](theo Thanh Niên 9-6-2011)[/size]