Nóng hôi hổi đấy nhé, vì sau ca nhiễm cúm A H1N1 đầu tiên ở Canada thì đến thời điểm này đã có 20 quốc gia có người bệnh và tử vongvì dịch cúm H1N1 rùi đấy.
Vì thế cách khôn ngoan nhất là chúng mình phải tự “phòng vệ” cho chính mình đi thui!
Vi rút cúm thực sự “nguy hiểm chết người”đấy!
Nếu như có teen nào vẫn còn coi chừng các loại vi rút cúm thì hãy chấn chỉnh lại cái nhìn của mình nhé. Vì sự thật virut cúm đã gây nhiều vụ bệnh dịch lớn trên thế giới với tỉ lệ người tử vong cao đấy. Có 03 tuýp virut cúm là A, B và C. Các chủng virut này có thể thay đổi hàng năm, trong đó virut cúm A (cúm lợn H1N1) hay gây thành đại dịch.
Bệnh cúm lợn A (H1N1) lây truyền từ người sang người, diễn biến lâm sàng đa dạng, có nhiều trường hợp nặng, tiến triển nhanh dẫn tới tử vong. Vì thế, việc chẩn đoán và điều trị còn gặp nhiều khó khăn trước mắt.
(Ảnh: Reuters)
Nhận diện những triệu chứng và biểu hiện của cúm A (H1N1)
* Những biểu hiện lâm sàng:
Teen biết không, khi mắc phải dịch cúm này thì bệnh thường diễn biến cấp tính đi kèm với những cơn sốt cao (trên 38 độ C). Ngoài ra là những triệu chứng về hô hấp nữa như viêm long đường hô hấp, đau họng, ho khan hoặc có đờm.
Chưa hết đâu nhé, bạn sẽ vô cùng khó chịu với những cơn đau đầu, đau cơ, mệt mỏi thậm chí là nôn và bị bác tào tiêu chảy ghé thăm đấy. Cũng không loại trừ những trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp nữa teen nhé.
* Những biểu hiện phi lâm sàng:
Nếu như bạn có những triệu chứng trên thì phải nhanh chóng đến bệnh viện để được xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên. Tại đây, bạn sẽ được làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh:
+ RT- PCR - là xét nghiệm xác định virut cúm lợn A (H1N1) với bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản.
+ Huyết thanh học đểlấy máu tĩnh mạch vào ngày thứ 3 trở đi và làm lần thứ hai sau 01 tuần, làm phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu.
+ Nuôi cấy virut chỉ thực hiện ở những nơi có điều kiện
+ Chụp X- quang xem có biểu hiện của viêm phổi không điển hình không.
Làm gì để không “dính chưởng” trước dịch cúm A (H1N1)?
Theo BS. Đặng Văn Quế - PGĐ Bệnh viện Sài Gòn - Hà Nội thì phòng tránh trước dịch bệnh có thể hỏi thăm thì cần triệt thực hiện các biện pháp cách ly và chống nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.
- Trong vùng dịch bắt buộc phải đeo khẩu trang ngoại khoa
- Tăng cường rửa tay bằng xà phòng thường xuyên
Nụ hôn thời dịch cúm A (H1N1). (Ảnh: AP)
- Vệ sinh cá nhân, xúc miệng- họng bằng các thuốc sát khuẩn. Không dùng tay để dụi mắt, ngoáy mũi, lau miệng.
- Tránh tập trung đông khi có dịch xảy ra. Đối với những người trực tiếp chăm sóc người bệnh nhiểm cúm A (H1N1), có thể dùng thuốc để phòng với liều dùng Oseltamivir 75 mg, 1 viên/ngày x 7 ngày.
- Trong tình hình hiện nay việc sử dụng thực phẩm là thịt lợn vẫn bình thường nhưng nên lưu ý khi mua thực phẩm phải có chế độ kiểm dịch, ăn thức ăn chín (vì ở nhiệt độ 70 độ C virut cúm A H1N1 đã bị tiêu diệt), tuyệt đối không được dùng các loại tiết canh, nem chua, gỏi…vì virut có thể tồn tại.
- Khi nghi ngờ mắc bệnh đều phải mang khẩu trang ngoại khoa trong thời gian tiếp xúc với người nghi bị bệnh cúm A H1N1. Nên mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và khử khuẩn các phương tiện, vật dụng của người nghi bị nhiểm cúm A (H1N1) để bảo vệ chính mình.