- [*][size=1][size=2]THỰC PHẨM "VÀNG" TRỊ ĐAU HỌNG[/size][/size]
- [*][size=1][size=2]GIA VỊ "GIẾT NGƯỜI" NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI?[/size][/size]
UỐNG NƯỚC TRỊ BÁ BỆNH?
[size=2][size=2]Thời gian gần đây, nhiều người mách nhau “thủy liệu pháp”: chỉ cần uống nước từ 10 ngày đến 180 ngày có thể chữa các bệnh cao huyết áp, đau dạ dày, tiểu đường…[/size][/size] [size=2]Tuy nhiên, theo các bác sĩ (BS), nước rất quan trọng với cơ thể, nhưng để điều trị những bệnh chuyên khoa trên thì hoàn toàn không có cơ sở khoa học.[/size]
[size=2]
[/size]
[/size]
[size=2]Trị cả bệnh nan y![/size]
[size=2] [/size]
[size=2]Tài liệu “thủy liệu pháp” giới thiệu hai nghiên cứu của Nhật Bản và Mỹ về công dụng của phương pháp uống nước lọc chữa các bệnh từ nan y tới các chứng bệnh thông thường. Các bệnh được khẳng định điều trị thành công 100%, bao gồm: nhức đầu; nhức mỏi, đau mình; bệnh tim; phong thấp; nhịp tim đập nhanh; kinh phong; mập, thừa mỡ; sưng cuống phổi; suyễn, lao phổi; sưng màng óc; bệnh về thận và đường tiểu; ói mửa do đau bao tử; tiêu chảy; bệnh túi mật; tiểu đường; táo bón; các bệnh về mắt; ung thư tử cung; phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt; bệnh tai - mũi - họng…[/size]
[size=2] [/size]
[size=2]Phương pháp điều trị rất đơn giản, chỉ cần mỗi buổi sáng uống bốn ly nước lọc, mỗi ly 160ml (tổng cộng 640ml) trước khi đánh răng. Sau đánh răng, bạn không ăn hoặc uống trong vòng 45 phút rồi mới ăn uống bình thường. Sau khi ăn sáng, ăn trưa và ăn tối, có thể ăn thêm các món khác trong vòng 15 phút. Tuy nhiên, trong vòng hai giờ sau, không được ăn uống gì thêm.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2]Tài liệu khuyên rằng, người lớn tuổi hoặc đang mang bệnh không thể uống nổi nhiều nước lúc ban đầu, có thể tập để tăng liều lượng từ từ cho đến khi uống được bốn ly mỗi sáng. Phương pháp uống nước lọc chữa bệnh này được cho là không có phản ứng phụ.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2]Ngoài ra, cũng có phương pháp cho rằng, chỉ cần uống năm ly nước mỗi ngày sẽ giảm 45% nguy cơ ung thư ruột và có thể giảm nguy cơ ung thư vú từ 79% cùng 50% nguy cơ ung thư bàng quang. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, lượng nước uống (năm ly - 160ml/ly) cộng với nước chuyển hóa từ thức ăn, vẫn chưa đủ lượng nước cơ thể cần hằng ngày mà mới chiếm khoảng một nửa nhu cầu.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2]Theo PGS. TS. DS Nguyễn Hữu Đức (Khoa Dược - ĐH Y Dược TPHCM), nước chiếm 70 - 75% cơ thể, vì vậy, uống đủ nước hằng ngày rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Trẻ con bị tiêu chảy, nếu để thiếu nước có thể bị rối loạn điện giải, thậm chí tử vong. Người lớn tuổi cũng phải uống nước nhiều dù không có cảm giác khát. Đặc biệt, khi bị táo bón hoặc sỏi thận, người bệnh rất cần nước để đào thải.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2]Tuy nhiên, việc uống nước để điều trị bá bệnh trong một thời gian nhất định hoàn toàn chưa có chứng cứ y học. Đau đầu, đau nhức toàn thân có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, hay ung thư, lao phổi, tiểu đường hoàn toàn không thể chỉ dùng nước mà điều trị hết 100%.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2]Dư nước cũng sinh bệnh[/size]
[size=2] [/size]
[size=2]PGS-TS-BS Phạm Văn Bùi - Phó Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), một chuyên gia về thận niệu, cho rằng: “Tài liệu về phương cách uống nước nói trên có một vài điểm đúng, như uống nước lọc vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy là một phương cách để rửa thận. Giấc ngủ trong đêm thường kéo dài sáu-tám giờ, nên cơ thể thường thiếu nước. Nước tiểu có khuynh hướng cô đặc lại, đáng ngại nhất là các tinh thể tăng lên, kết dính với nhau tạo thành sỏi thận. Thông thường, lượng nước uống buổi sáng sớm tốt nhất là 250 - 300ml”. Tuy nhiên, uống bốn ly nước liên tục là điều bất khả thi.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2]Các chuyên gia cũng khẳng định, nước rất cần thiết cho các phản ứng trong cơ thể. Nước giữ cho các chất trong cơ thể ở trạng thái quân bình; đồng thời thải những chất độc hoặc từ ngoài đưa vào hoặc được sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt khi uống thuốc. Qua điều chỉnh các rối loạn điện giải, nước giúp thăng bằng kiềm - toan, giúp các cơ quan khác của cơ thể hoạt động trong tình trạng tối ưu nhất. Chính vì vậy, người bị suy thận thường bị phù thũng do ứ nước, các chất độc có thể tích tụ trong người khiến bất cứ bộ phận cơ thể nào cũng bị rối loạn.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2]Theo ThS. BS Lâm Văn Hoàng, Phó khoa Nội tiết (BV Chợ Rẫy, TPHCM), bình thường cơ thể chúng ta cần tiếp nhận trung bình một-hai lít nước trong ngày, nhu cầu nước có thể tăng cao hơn trong những ngày nắng nóng, hay khi lao động nặng… Tuy nhiên, nếu cơ thể nhận quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến ngộ độc nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2]BS Hoàng cảnh báo: “Ngộ độc nước là do tình trạng dư thừa nước tự do trong cơ thể, hậu quả là gây các rối loạn về các chất điện giải trong máu như natri, kali, calci, magiê… Nồng độ các thành phần điện giải này có thể thấp trong máu do bị nước pha loãng, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2]Trong trường hợp ngộ độc nước, người bệnh thường có các triệu chứng thần kinh như nhức đầu, nôn ói, lơ mơ, co giật, hôn mê… nếu không được nhập viện và xử trí kịp thời có thể tử vong. Ngoài ra, việc cung cấp quá nhiều nước thường xuyên hằng ngày cũng khiến thận gia tăng hoạt động bài tiết, về lâu dài cũng làm cho thận “mệt”, suy giảm chức năng nhanh hơn”.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2]BS Phạm Văn Bùi cũng cho biết, ông đã từng tiếp nhận không ít ca mắc bệnh do uống nước quá nhiều. Gần đây, một bệnh nhân nữ người Canada bị rối loạn chuyển hóa ion trong cơ thể do uống tám lít nước/ngày khiến tim đập nhanh, bồn chồn, yếu mệt, chán ăn… Kết quả xét nghiệm cho thấy, các chỉ số trong cơ thể bệnh nhân bị mất quân bình. Sau khi được điều chỉnh lượng nước uống hằng ngày, cơ thể của bệnh nhân dần trở lại trạng thái bình thường.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2]Để kiểm tra lượng nước uống có đủ hay không, chúng ta có thể quan sát màu nước tiểu. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm như màu nước trà, có nghĩa là chúng ta đang thiếu nước; còn nước tiểu quá trong là dấu hiệu cơ thể đang dư nước.[/size]