[justify]Hiện tại rực rỡ, tương lai ảm đạm
Đối với vị trí hiện nay, theo những nhận định đa chiều, Nga vẫn là quốc gia đi đầu về công nghệ và xuất khẩu xe tăng. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây Nga đã bị mất một số hợp đồng dự thầu cung cấp xe tăng.
Giữa tháng 4/2011, ông Konstantin Makiyenko, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ cho biết, nguyên nhân khiến Nga mất vị trí dẫn đầu về xuất khẩu xe tăng thiếu các đề xuất mới, thiếu cải tiến, công nghệ lỗi thời và thiếu sự linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trong những năm qua, xe tăng chiến đấu T-90S là sản phẩm quân sự đã được cung cấp chủ yếu cho Ấn Độ và Algeria, ngoài những quốc gia này không có bước đột phá nào đáng kể.[/justify]
Xe tăng T-90 của Nga. |
Theo chỉ số này, Nga vẫn chiếm vị trí số một trong số các quốc gia có tổng sản phẩm xe tăng xuất khẩu cao nhất. Xếp thứ hai là Đức với 292 xe tăng xuất khẩu và thu về 3,03 tỷ USD, xếp thứ 3 là Mỹ với 209 xe tăng bán cho các nước với khoản thu 1,5 tỷ USD. Các số liệu thống kê trên cho thấy lợi thế đầu tiên và rõ ràng đối với viêc mua bán của Nga là chi phí thấp.[/justify]
[justify]Theo dự báo sơ bộ, trong giai đoạn 2010-2013 khối lượng giao hàng xe tăng của Nga trên thị trường thế giới sẽ tăng và đạt mức 859 đơn vị với tổng giá trị 2,75 tỷ USD. Ước tính này bao gồm cả những hợp đồng đã ký kết cho tương lai, trong đó, khách hàng chủ yếu là Ấn Độ. Theo hợp đồng ký kết vào năm 2001, Ấn Độ sẽ tiếp nhận 310 chiếc T-90S. Trong năm 2007, Ấn Độ đã mua hơn 347 xe tăng loại này.[/justify]
[justify]Theo dự kiến, trong giai đoạn 2014-2019, Ấn Độ sẽ mua thêm 600 chiếc T-90S. Ngoài Ấn Độ, từ năm 2006-2009 còn có Algeria, Venezuela, Azerbaijan, Cyprus, Uganda, và Turkmenistan ký hợp đồng với Nga. Theo đó, những nước trên sẽ nhận được tổng cộng 413 xe tăng T-55, T-72M1M, T-80U và T-90S. Một số xe tăng đã được giới thiệu và chuyển giao đến khách hàng từ các đơn vị của lực lượng vũ trang Nga.[/justify]
[justify]Theo Phó Giám đốc Konstantin Makiyenko, sau các hợp đồng ký kết với Ấn Độ, Algeria, Nga sẽ không còn những khách hàng chủ yếu và doanh số bán hàng có thể bắt đầu suy giảm.
Ngoài ra, ngành công nghiệp chế tạo xe tăng của Nga đã lạc hậu. Đây là vấn đề chung cho các cơ sở công nghiệp quốc phòng và thiết bị quân sự. Bên cạnh đó, các nước khác đã đẩy mạnh việc phát triển các thiết kế dựa trên xe tăng của Liên Xô và Nga, từ đó, quay lại cạnh tranh với hoạt động xuất khẩu của Nga.[/justify]
[justify]Bị thua trong một loạt các vụ đấu thầu[/justify]
[justify]Mức độ trì trệ về kỹ thuật và giá cao của T-90S là nguyên nhân chính dẫn đến việc xe tăng này của Nga bị đánh bại trong nhiều cuộc đấu thầu. Như trong trường hợp Moroco ký hợp đồng mua 150 xe tăng VT1A của Trung Quốc thay vì T-90S của Nga.
T-90 của Nga được chế tạo dựa trên biến thể T-72, được coi là thế hệ tăng mới nhất. Trong khi đó, VT1A của Trung Quốc cũng dựa trên T-72 nhưng có một số đặc điểm cải tiến gần giống với T-80UM2. [size=1](>>[/size] [size=1]xem thêm[/size][size=1])[/size] [size=2]Chi phí thấp để có được một sản phẩm có chất lượng tương đối là điều khiến khách hàng lựa chọn xe tăng của Trung Quốc.[/size][/justify]
[justify]Ngoài ra, Trung Quốc còn có ý định xuất khẩu xe tăng Type 96 với giá thành ngày càng rẻ hơn và trong tương lai có thể sẽ tung ra thị trường biến thể Type 99 và Type 98G dựa trên mẫu thiết kế của VT1A/MBT 2000.
Như vậy, Trung Quốc thực sự sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng những sảm phẩm mới với các mức giá khác nhau. Và điều này rõ ràng sẽ có lợi cho Trung Quốc trong việc có được những hợp đồng dài hạn.
[/justify]
Xe tăng VT1A của quân đội Trung Quốc. |
Không chỉ cạnh tranh với Trung Quốc, vào năm 2002 xe tăng của Nga cũng đã thất bại trong cuộc cạnh với PT-91M của Ba Lan trong việc đấu thầu cung cấp xe tăng chiến đấu cho Malaysia.
Trước đây, Bộ Quốc phòng Malaysia, đặc biệt ưu tiên lựa chọn các thiết bị quân sự của Nga như các tổ hợp phòng không và máy bay.
[justify]Tuy nhiên với xe tăng chiến đấu, Nga đã không còn là lựa chọn tốt nhất, thay vào đó là PT-91M của Ba Lan. Điểm đáng chú ý, PT-91M được chế tạo dựa trên phiên bản T-72 của Liên Xô, nhưng có nhiều cải tiến khác biệt.
Mới đây, vào cuối tháng 3/2011, giới chức Quân đội Thái Lan quyết định mua 200 xe tăng chiến đấu T-84U của Ucraina với tổng số trị giá lên tới 231,1 triệu USD trong cuộc đấu thầu có sự tham gia của mẫu T-90S.
Đề cập đến là sự thất bại trong các cuộc cạnh tranh, Thượng tướng Alexander Postnikov cho rằng, vũ khí của Nga không cạnh tranh được là vì các thông số không tương ứng với hệ thống vũ khí NATO.[/justify]
Xe tăng PT-91M của Ba Lan. |
Vì thế, Nga cần phải có kế hoạch cụ thể để đối phó với nguy cơ trên bằng việc đặt ra mục tiêu hiện đại hóa quốc phòng, cũng như các tổ hợp công nghiệp quốc phòng và cần phải nhận thức rõ ràng về những dấu hiệu cảnh báo sớm ngay từ bây giờ. Nếu không điều này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến vị trí dẫn đầu của Nga trên thị trường xuất khẩu xe tăng thế giới.
[/justify]
Đánh bại Nga không phải là điều đơn giản. Đầu năm 2011, công ty chuyên chế tạo và xuất khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport thông báo, Arab Saudi đã tổ chức một cuộc thử nghiệm trong vòng 10 ngày nhằm so sánh tính năng, kỹ chiến thuật của giữa T-90 của Nga, Leclerc của Pháp, M1A1 Abrams của Mỹ và Leopard 2A6 của Đức. Cuộc thử nghiệm yêu cầu trong thời hạn 10 ngày các xe tăng phải duy trì hoạt động trên 1.300 km trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và bắn các loại đạn khác nhau. Kết quả là T-90 đã giành chiến thắng. Hiện tại, công nghệ của Nga vẫn còn tính cạnh tranh cao. Ưu điểm đối với vũ khí của Nga là độ tin cậy, khả năng hoạt động ổn định trong điều kiện khắc nghiệt và chi phí tương đối thấp. [justify]Trung bình chi phí của một chiếc T-90S có giá khoảng 2,5 triệu USD, trong khi đó PT-91M của Ba Lan có giá từ 2,7-3 triệu USD, còn T-84U của Ucraina có mức giá dao động khoảng của 2,5-4 triệu USD. Thực tế, T-90S của Nga chỉ cao hơn giá thành của VT1A Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Makiyenko cho rằng, trong bất kỳ trường hợp nào, các nhà sản xuất tăng của Nga cần xem xét tất cả lý do thất bại trong việc dự thầu trước đó. Ít nhất phải hiểu rõ được, các nước khác đang hiện đại hóa các sản phẩm vũ khí xuất khẩu với tốc độ nhanh đáng kể so với Nga như thế nào. Đặc biệt là Trung Quốc, mỗi năm đã tăng hàng loạt các đơn bán và xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự.[/justify] [justify]Để đảm bảo vị trí dẫn đầu của Nga trên thị trường vũ khí thế giới chỉ có thể thúc đẩy một bước nhảy vọt về chất. Đặc biệt, phải đảm bảo các tiêu chuẩn hiện đại. Trong năm 2010, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Vladimir Popovkin thông báo, T-90 sẽ được tăng cường sức mạnh chiến đấu thông qua trang bị những thiết bị tiên tiến, các hệ thống quan sát và giáp. [/justify] |