[justify]T-54/55 là dòng tăng do Liên Xô phát triển từ những năm 1950, được viện trợ cho Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Có thể nói, T-54/55 là “huyền thoại” của thế giới tăng, nó có mặt trong thành phần trang bị của khoảng 50 quốc gia.[/justify]
[justify]Kể từ khi ra đời, T-54/55 tham gia hàng chục cuộc xung đột trong đó có chiến tranh Việt Nam. Tại đây, bộ đội Việt Nam đã sử dụng thành công T-54/55, ngày 30/4/1975, nó đã dẫn đầu đoàn quân chiến thắng húc đổ cánh cổng dinh Độc lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.[/justify]
[justify]Ngày nay, T-54/55 là thành viên chủ lực, “mũi nhọn đột kích” của Lục quân Việt Nam. Tuy vậy, sau 50 năm loại tăng này đã quá lỗi thời, lạc hậu so với những thế hệ tăng hiện đại.[/justify]
Xe tăng T-54/55 trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam (nguồn ảnh: báo QĐND)
[justify]Vỏ giáp dày 200mm không còn là “bức tường an toàn” so với súng/tên lửa chống tăng đã cải tiến qua nhiều năm. Hỏa lực pháo 100mm chưa đủ sức xuyên phá giáp tăng thế hệ mới.[/justify]
[justify]Dù vậy, do điều kiện kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn nên việc thay thế hoàn toàn T-54/55 vượt quá khả năng nước ta. Giải pháp nâng cấp hiện đại hóa là phù hợp hơn cả, vừa tiết kiệm kinh phí vừa đảm bảo sức chiến đấu không thua kém dòng tăng hiện đại.[/justify]
[justify]T-54/55 có rất nhiều chương trình nâng cấp do nhiều quốc gia thực hiện, một trong những gói nâng cấp được đánh giá cao là T-55AGM do cục thiết kế Kharkiv Morozov (Ukraine) thực hiện.[/justify]
[justify]T-55AGM đã “lột xác” hoàn toàn T-54/55 lỗi thời thành tăng hiện đại, mạnh mẽ, sức mạnh hỏa lực lớn đủ sức đương đầu với các xe tăng hàng đầu thế giới.[/justify]
[justify]Hỏa lực tiêu chuẩn[/justify]
[justify]T-55AGM thay thế hoàn toàn pháo 100mm bằng pháo nòng trơn cỡ 125mm tích hợp khả năng bắn tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng, pháo đạt tốc độ bắn cao 8 viên/phút nhờ kết hợp thiết bị nạp đạn tự động. Đây là những tiêu chuẩn mà hầu hết các xe tăng thế hệ mới của Nga đều dùng.[/justify]
[justify]Pháo 125mm có thể bắn hầu hết các loại đạn tiêu chuẩn như đạn nổ phân mạnh, đạn chống tăng, đạn xuyên giáp động năng. Số lượng đạn mang trong xe khoảng 30 viên, trong đó có 18 viên nằm ở thiết bị nạp tự động.[/justify]
Xe tăng nâng cấp T-55AGM với vũ khí, giáp bảo vệ hiện đại
[justify]Tên lửa chống tăng phóng qua nòng được dẫn đường bằng laser, tầm bắn tối đa 5.000m, lắp đầu đạn chống tăng “tandem” (hai lượng nổ) chuyên trị giáp phản ứng nổ (ERA).[/justify]
[justify]Vũ khí phụ gồm một súng máy phòng không tự động 12,7mm đặt trên nóc tháp pháo, xạ thủ có thể điều khiển bắn trong xe mà không cần phải “lộ thiên” làm mồi cho tay súng bắn tỉa, mảnh đạn pháo. Ngoài ra, còn một súng máy 7,62mm đồng trục với pháo chính.[/justify]
[justify]Hệ thống điện tử hiện đại[/justify]
[justify]T-55AGM lắp hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại cho phép pháo thủ và trưởng xe có thể bắn mục tiêu bất động hoặc di chuyển trong khi tăng đứng yên hoặc di chuyển với độ chính xác rất cao.[/justify]
[justify]Hệ thống này gồm: kính ngắm ban ngày/đêm 1K14, kính ngắm nhiệt ảnh PTT-M với camera nhiệt MATIS (dùng cho pháo thủ) và kính ngắm quan sát PNK-4S, kính ngắm PZU-7 và hệ thống điều khiển súng 1Ets29M cho súng máy phòng không (dùng cho trưởng xe); máy tính đường đạn LIO-V (lấy dữ liệu từ các cảm biến góc bắn, khoảng cách, tốc độ hướng gió, tốc độ mục tiêu, nhiệt độ đạn… để tính toán).[/justify]
[justify]“Lá chắn” an toàn cho tổ lái[/justify]
[justify]Ngoài lớp giáp chính “nguyên thủy”, T-55AGM lắp thêm giáp phản ứng nổ (ERA) ở tháp pháo và thân xe. Cấu tạo cơ bản của ERA gồm một lượng thuốc nổ nhỏ đặt trong hộp thép gắn ngoài giáp xe tăng.[/justify]
[justify]Nguyên lý hoạt động của ERA là khi đạn chống tăng đối phương đánh với thì nó kích nổ ERA. Khối ERA phát nổ tạo ra luồng năng lượng cao làm giảm sức công phá đạn. ERA không thể bị phá hủy bởi các loại súng máy 7,62 – 12,7mm, pháo cỡ 30mm, nó cũng không bị bắt cháy.[/justify]
Cụm 12 ống phóng lựu đạn khói nằm hai bên tháp pháo
[justify]Ngoài ra, T-55AGM còn lắp hệ thống tạo màn khói làm lệch hướng bay của tên lửa chống tăng dẫn đường laser bán chủ động. Hệ thống này gồm 12 ống phóng lựu đạn khói cỡ 81mm gắn ở hai bên tháp pháo.[/justify]
[justify]Điều này có thể giải thích như sau: đối với tên lửa dẫn bằng laser, trước khi phóng nó cần thiết bị bắn chùm tia laser chiếu rọi mục tiêu, từ đó đầu dò tên lửa sẽ theo điểm phát laser mạnh nhất đánh vào. Nếu đối phương che khuất, làm “mù” mục tiêu thì đương nhiên tên lửa sẽ đi sai hướng.[/justify]
[justify]Bên trong xe, tổ lái 4 người (lái xe, trưởng xe, pháo thủ, nạp đạn) hỗ trợ hệ thống phòng vệ chống vũ khí chứa phóng xạ – sinh học – hóa học (NBC) cùng hệ thống chữa cháy tự động.[/justify]
[justify]Động cơ ‘tạp ăn”[/justify]
[justify]T-55AGM thay thế động cơ diesel V-55 581 mã lực bằng động cơ khỏe hơn 5TDFM 850 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa trên đường bằng 70km/h (so với 50km/h T-54/55).[/justify]
Động cơ mới của T-55AGM
[justify]Động cơ này khá “tạp ăn” khi nó dùng nhiều loại nhiên liệu: dầu diesel, xăng, dầu lửa, nhiên liệu máy bay hoặc nhiên liệu pha trộn với tỷ lệ phù hợp.[/justify]
[justify]Nhìn chung, sau khi nâng cấp T-55AGM tăng 22% tốc độ trung bình trên đường đất, hoạt động tốt trong nhiệt độ môi trường 55 độ C, đảm bảo hoạt động 35 tiếng hoặc 1.000km ở điều kiện môi trường bụi bặm mà không cần bảo trì làm sạch, có thể vượt nước sâu 1,8m không cần chuẩn bị.[/justify]
[justify]2- Israel
[/justify]
[justify]Tờ Lenta dẫn kết luận của những thành viên tham gia diễn đàn Military Photos cho biết, với sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Israel, Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ nâng cấp toàn bộ khoảng 10 tiểu đoàn xe tăng T-54/55, với mỗi tiểu đoàn trang bị 31 xe.
Nếu đúng như vậy, trong những năm tới, sẽ có khoảng 310 xe tăng T-54/55 Việt Nam được nâng cấp hiện đại hơn nhiều lần.
Theo số liệu của công khai, tính đến thời điểm năm 2010, Lục quân Việt Nam có 850 xe tăng T-54/55 do Liên Xô chế tạo. Ngoài ra, Việt Nam còn có khoảng 350 xe tăng hạng trung Type 59 của Trung Quốc, biến thể hiện đại hóa từ xe tăng T-54.
Nguồn tin cũng tiết lộ về các hệ thống vũ khí cũng như hệ thống phòng vệ và các thiết bị mới được lắp đặt trên xe tăng hiện đại hóa T-54/55M3 của Việt Nam. Trong đó, hỏa lực xe tăng "hội tụ" những giải pháp thiết kế và những công nghệ khá hiện đại từ 5 quốc gia có nền công nghiệp - quốc phòng phát triển là Nga, Israel, Thụy Điển, Đức và Ukraina (ngoại trừ những vũ khí, trang thiết bị do Việt Nam tự chế tạo).[/justify]
[justify]Cận cảnh xe tăng nâng cấp T-55M3 của Việt Nam. Nguồn: TTVOL[/justify] |
Theo nhận xét của các thành viên trên diễn đàn Militaryphotos.net cũng như qua quan sát hình ảnh bên ngoài mẫu nâng cấp thử nghiệm xe tăng T-55M3 của Việt Nam, có thể thấy sức mạnh của xe đã được nâng cao đáng kể, cả về hỏa lực lẫn khả năng phòng vệ.
Cụ thể, xe tăng nâng cấp được trang bị súng máy hạng nặng NSV 12,7 mm do Việt Nam chế tạo, súng có khả năng tấn công các mục tiêu bay thấp trên không như trực thăng, UAV… Trong điều kiện chiến trường, súng cũng có thể hạ nòng để tấn công cả bộ binh và phương tiện của đối phương.
Tuy nhiên, sức mạnh hỏa lực đáng gờm nhất của xe tăng hiện đại hóa T-54/55M3 chính là loại pháo nòng xoắn 105 mm M68/L7 của Israel.
Pháo L7 có thể bắn đạn APAM, hoặc đạn có thanh xuyên động năng, có ốp cách nhiệt, nâng cao tuổi thọ cũng như độ chính xác khi bắn. Pháo có cỡ nòng 105 mm, hơn một chút so với loại pháo 100 mm trên xe tăng T-54/55 chưa nâng cấp, nhưng vẫn đảm bảo cơ số đạn mà xe tăng mang theo.
Ngoài ra, để tăng cường thêm hỏa lực tấn công, xe tăng T-54/55M3 cũng được lắp thêm một súng máy đồng trục PKT 7,62 mm. Theo nhiều nguồn tin, súng máy cũng do Việt Nam tự sản xuất.
Chương trình hiện đại hóa xe tăng T-54/55 của Việt Nam được Israel hỗ trợ, do vậy, không có gì quá ngạc nhiên khi xuất hiện cối 60mm trên nóc xe. Cối 60 mm đang được triển khai trên các xe tăng chiến đấu chủ lực Mekava và Magach của Israel. Loại cối này cũng do Việt Nam tự trang bị.
Với sự hỗ trợ của cối 60 mm, xe tăng có thể tấn công hiệu quả hơn đối với bộ binh ẩn nấp trong công sự, hầm hào, hay cả các tòa nhà cao tầng.[/justify]
[justify]Cối 60 mm, súng máy phòng không NSV 12,7 mm và thết bị cảm biến khí tượng MAWS6056B (cột thẳng đứng trên nóc tháp pháo) lắp trên xet tăng T-55M3. Nguồn: TTVNOL[/justify] |
Cảm biến MAWS6056B cung cấp các tham số khí tượng như hướng và tốc độ gió, nhiệt độ và áp suất khí quyển cho máy tính đường đạn của pháo.
Như vậy, tuy không có thông tin về các hệ thống bên trong của xe tăng nâng cấp, nhưng có thể khẳng định, bên trong xe tăng đã được trang bị máy tính đường đạn để tính toán hiệu chỉnh đạn pháo khi tấn công mục tiêu.
Điểm đặc biệt là cảm biến MAWS6056B được đánh giá hiện đại, thậm chí loại tăng chủ lực tiên tiến Leclerc của Pháp [size=1](>>[/size] [size=1]chi tiết[/size][size=1])[/size] cũng đang sử dụng cảm biến này.
Hệ thống phòng vệ
Về hệ thống phòng vệ, xe tăng được lắp thêm giáp hộp phản ứng nổ Blazer ERA của Israel để chống lại các loại đạn nổ lõm, đạn súng phóng lựu B-41 (RPG-7)…
Hai bên tháp pháo được thiết kế lắp ráp phản ứng vát góc hình chữ V để tăng khả năng phân tán lực xuyên phá của đầu đạn, phía sau được lắp thêm giáp lồng.
Xét về tổng thể, tháp pháo của T-54/55M3 thiết kế theo kiểu phương Tây, được đánh giá hiệu quả phòng vệ cao hơn nhiều lần so với tháp pháo cũ.
Theo kế hoạch, loại giáp phản ứng nổ ERA thế hệ 2 do Việt Nam tự phát triển [size=1](>>[/size] [size=1]chi tiết[/size][size=1])[/size] cũng sẽ được lắp lên những vị trí "trọng yếu" của xe tăng, nhất là ở phía trước tháp pháo và đầu mũi xe. Tuy nhiên, xe tăng đang thử nghiệm nên có thể chưa lắp thêm loại giáp này.[/justify]
[justify]Xe tăng T-55M3 số hiệu 153, đứng bên cạnh nó là xe tăng T-62 số hiệu 023, T-62 cũng rất ít khi xuất hiện trên các trang mạng, diễn đàn Việt Nam. Nguồn: TTVNOL[/justify] |
Hai bên sườn tháp pháo của xe còn được lắp cả hệ thống ống phóng lựu đạn khói (đựng trong hộp lớn), để tung khói mù lẩn trốn khi xe tăng bị đối phương chiếu tia laser, hoặc bị ngắm bắn.
Theo nguồn tin, xe tăng hiện đại hóa được lắp đặt động cơ diesel 1.000 mã lực mới do Đức chế tạo. Với động cơ này, khả năng di chuyển của xe tăng sẽ được tăng lên đáng kể. Hệ thống hộp số và truyền động của của động cơ do Ukraina phát triển.
Xe còn được lắp đặt cả hệ thống kiểm soát hỏa lực FCS do Nga sản xuất, có lẽ đây là một thiết bị duy nhất của Nga được thực hiện trên chính loại xe tăng nâng cấp của họ.
Có thể nói, qua những chi tiết về các hệ thống vũ khí, phòng vệ, động cơ, máy tính… được lắp đặt trên xe tăng nâng cấp T-54/55M3 chứng minh khả năng hiệu quả. Trong cuộc tập trận cuối năm 2011 để kiểm tra vũ khí khí tài nâng cấp của Bộ Quốc phòng, xe tăng T-55M3 đã tham gia bắn thử nghiệm [size=1](>>[/size] [size=1]chi tiết[/size][size=1])[/size] và được các quan chức quân sự đánh giá cao, trong đó, xe đã có thể bắn khi hành tiến, khả năng quay tháp pháo cũng nhanh hơn trước.
Trong thời gian tới, nếu chương trình nâng cấp xe tăng của Bộ Quốc phòng đạt được hiệu quả, có khả năng cao, Việt Nam sẽ mua cả dây truyền chế tạo nòng pháo và một số thiết bị khác để nâng cấp, tăng cường sức mạnh chiến đấu cho một số lượng lớn các xe tăng T-54/55 đang phục vụ. Đây cũng được đánh giá là giải pháp hiệu quả về tài chính, việc nâng cấp và mua dây truyền công nghệ sẽ đỡ tốn kém hơn là mua các loại xe tăng đắt tiền hiện nay.[/justify]