Video clip 2011-01-05 17:20:01

Tưởng Tàu khựa thế nào... thường thôi


Đã ngu còn cố tỏ vẻ mình nguy hiểm 3curse3 3curse3 3curse3 3curse3 3curse3 3curse3 3curse3


Sự phụ thuộc nhiều vào những nhà cung cấp vũ khí Nga cho thấy một thực tế về quân sự Trung Quốc: một siêu cường nổi lên mạnh mẽ nhưng ngành công nghiệp quốc phòng quốc gia lại không thể sản xuất những gì Trung Quốc cần.


Hãng chế tạo động cơ Salyut ở Moscow đã treo tấm biển lớn về nhu cầu tuyển công nhân có trình độ. Bữa tiệc mừng năm mới tại nhà máy Chernyshev một ngoại ô phía tây bắc có sự tham gia của các vũ công balê.


Lý do kinh tế và sự vui vẻ chào đón mùa lễ là các nhà máy sản xuất động cơ máy bay chiến đấu đã tìm ra một khách hàng giàu có: Trung Quốc. Sau nhiều năm cố gắng, các kỹ sư Trung Quốc chưa thể tạo ra động cơ đáng tin cậy cho một máy bay quân sự.


Trong khi đó, nhu cầu về các hệ thống vũ khí của nước này lại lớn hơn nhiều. Tháng trước, quan chức Trung Quốc nói với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly E. Serdyukov rằng, họ có thể nối lại các hợp đồng mua những hệ thống vũ khí lớn của Nga sau thời gian ngừng trệ. Theo các báo Nga và những chuyên gia vũ khí, có mặt trong danh sách mong muốn của Trung Quốc là máy bay chiến đấu Su-35 để chuẩn bị cho sự ra đời của một tàu sân bay Trung Quốc; máy bay vận chuyển quân sự IL-476; máy bay tiếp dầu IL-478 và hệ thống phòng không S-400.


Sự phụ thuộc nhiều vào những nhà cung cấp vũ khí Nga cho thấy một thực tế về quân sự Trung Quốc: một siêu cường nổi lên mạnh mẽ nhưng ngành công nghiệp quốc phòng quốc gia lại không thể sản xuất những gì Trung Quốc cần. Mặc dù Mỹ đã có những thay đổi trong phản ứng với việc Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự, các chuyên gia và quan chức đều tin rằng, sẽ phải mất nhiều năm, nếu không phải là cả một thập niên trước khi Trung Quốc có thể tự sản xuất được tên lửa đạn đạo có khả năng chống lại tàu chiến, hoặc vượt qua sự yếu ớt đã gìm chân những dự án của họ để đi xa hơn.
Cường điệu hoá


"Họ đã có tiến triển đáng kể trong phát triển một ngành công nghiệp vũ khí nhưng tiến trình này không nên bị cường điệu hoá", Vasily Kashin, một chuyên gia nghiên cứu công nghiệp quốc phòng Trung Quốc ở Bắc Kinh cho biết. "Họ có truyền thống lâu dài là đánh giá quá cao các khả năng của mình".



Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích Công nghệ chiến lược và là cố vấn của bộ quốc phòng Nga, dự đoán rằng, Trung Quốc sẽ cần một thập niên để hoàn thiện một động cơ máy bay, trong số những công nghệ vũ khí chủ chốt khác. "Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào chúng tôi", ông nhấn mạnh.


Trên thực tế, Trung Quốc đã đặt hàng nhiều động cơ từ các nhà máy Salyut và Chernyshev cho ba trong số các chiến đấu cơ mới của họ: J11B (được coi là bản sao của S 27 Nga); J10 (được tin là có sự giúp đỡ của Israel) và FC1 (phỏng theo một mô hình từ thiết kế thời Liên Xô cũ). Nước này cũng nói với Nga rằng, họ muốn động cơ từ một nhà máy khác cho Su-35.


Quá trình hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc quan trọng thế nào với Mỹ và thế giới. Ngoài cuộc xung đột với các phần tử Hồi giáo cực đoan, Mỹ coi việc gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là tiềm năng đe doạ nghiêm trọng nhất với các lợi ích của Mỹ khắp thế giới.


Phát biểu năm 2009, tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã phác thảo một kế hoạch tham vọng lớn của việc hiện đại hoá quân đội Trung Quốc (PLA), với một lực lượng hải quân vượt xa khỏi bờ biển đại lục, lực lượng không quân có khả năng "phối hợp các hoạt động tấn công và phòng thủ" và lực lượng tên lửa "mang sức mạnh tấn công thông thường cũng như hạt nhân".


Trong một báo cáo gửi tới Quốc hội Mỹ năm nay, Lầu Năm Góc nói rằng, tốc độ và quy mô cải tổ quân sự của Trung Quốc "rộng và sâu". Nhưng cũng đồng thời nhấn mạnh: "PLA vẫn chưa kiểm chứng trong chiến đấu hiện đại".

Vẫn dễ tổn thương


Một lĩnh vực mà Trung Quốc được cho là đạt được sự tiến bộ lớn nhất chính là tàu ngầm, giờ đây có thể là hạm đội tàu hải quân lớn nhất ở châu Á. Trong tháng 10/2006, một tàu ngầm lớp Tống theo báo cáo đã tiếp cận tàu sân bay USS Kitty Hawk và nổi lên mà không bị phát hiện ở khoảng cách chỉ hơn 6km (trong khu vực bảo vệ của tàu sân bay). Mặc dù Lầu Năm Góc chưa từng xác nhận thông tin này, nhưng sự việc đã làm nảy sinh quan ngại rằng, Trung Quốc có thể đe doạ các tàu sân bay - vốn là trái tim của hải quân Mỹ.


Trung Quốc cố gắng mua tàu ngầm hạt nhân Nga nhưng không thành công, vì thế, họ đưa ra một chương trình tự tạo tàu ngầm. Trong hai năm qua, nước này đã triển khai ít nhất một loại tàu ngầm hạt nhân mới mang tên lửa đạn đạo gọi là tàu ngầm lớp Kim và có thế triển khai thêm năm tàu nữa.


Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) cho rằng, tàu ngầm lớp Kim mang lại cho hải quân Trung Quốc khả năng tấn công đáng tin cậy; các tên lửa trang bị của nó có tầm bắn xa. Nhưng trong một báo cáo đưa ra năm ngoái, ONI nhấn mạnh rằng, tàu ngầm lớp Kim hoạt động ồn hơn những tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô cách đây 30 năm, dẫn tới kết luận của các chuyên gia rằng, tàu sẽ bị phát hiện ngay khi rời cảng.


"Có xu thế thường nói về Trung Quốc là một mối đe doạ quân sự mới", Hans M. Kristensen, giám đốc Dự án Thông tin hạt nhân tại Hiệp hội các nhà Khoa học Mỹ cho biết. Nhưng đề cập tới các tàu ngầm Trung Quốc mang tên lửa đạn đạo, ông nhấn mạnh: "chúng có thể vẫn dễ tổn thương".


Một vấn đề khác là các thuỷ thủ tàu ngầm của Trung Quốc chưa trải qua nhiều quá trình huấn luyện và đào tạo.


Toàn bộ hạm đội 63 tàu ngầm của Trung Quốc chỉ thực hiện trên 10 chuyến tuần tra trong năm 2009, theo dữ liệu của Hải quân Mỹ mà Kristensen có được, nghĩa là bằng 1/10 so với tốc độ của hải quân Mỹ. Thêm vào đó, Kristensen nhấn mạnh, chưa có ghi chép nào về một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc ra ngoài tuần tra. "Bận cần phải học cách sử dụng hệ thống trong khi tuần tra", ông nói. "Nếu không tuần tra, bạn có thể chiến đấu thế nào?".
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)