Mình nghĩ Mỹ chưa tiện phát động chiến tranh với TQ, chứ nếu mà 2 nước có chiến tranh lúc này thì TQ cũng sẽ bị Mỹ đập cho te tua, Bắc Kinh cũng sẽ bị thất thủ. Dĩ nhiên đánh TQ sẽ khó khăn và tổn thất nhiều hơn so với đánh Áp hay Iraq.
Về quân đội: Khả năng tác chiến của TQ chưa đc kiểm chứng qua thực chiến. TQ từ thời phong kiến đến nay "nổi tiếng" đánh đâu thua đó, hoặc "nổi tiếng" ở khỏang đánh thua chạy về rồi hô là mình thắng, "đã trực phạt xong", kiểu tự sướng tinh thần. Khác với Mỹ khi nó thua ở VN là nó thẳng thắn nhận bại.
Quân đội quốc gia TQ, khác với nhiều quân đội khác trên thế giới, trong lịch sử chưa bao giờ có tiếng là thiện chiến, tinh nhuệ, dũng cảm. Một số đội quân có tiếng dũng mãnh trong Hoa sử đều là những đội quân của riêng một gia tộc nào đó, ví dụ Bắc phủ binh của Tạ gia thời Ngũ Hồ lọan Hoa, hay các quân bản bộ của Địch Thanh, Nhạc Phi v.v. Còn quân đội chính quy quốc gia thì chưa bao giờ có tiếng là thiện chiến, anh dũng. Và cũng hầu như rất hiếm khi đánh thắng đc 1 đội quân nước ngòai, dù trong 1 cuộc chiến xâm lược hay chống xâm lược, dù trên sân nhà hay sân khách.
Trong lịch sử hiện đại, quân TQ cũng bị quân Nhật đánh cho tơi tả, nhờ quân Quan Đông Nhật bị Hồng quân LX làm cỏ ở Mãn Châu rồi Nhật tuyên bố đầu hàng nên TQ mới tránh đc họa xâm lược. Sau đó 2 thằng TQ xông vào chỏang nhau. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đánh thắng Quân đội Cách mạng Quốc dân của Tưởng trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng thì chẳng có gì là vinh quang, vì quân Tưởng vốn "nổi danh" là 1 đội quân ăn hại, bệ rạc, trang bị kém, tinh thần ko có, giỏi hút chích hơn là đánh trận. Quân Mao và quân Tưởng đánh nhau với bọn quân phiệt linh tinh mà đã rất vất vả rồi thì nói gì đánh với quân Nhật, quân ngòai.
Kết quả cao nhất mà quân Giải phóng Nhân dân TQ đạt đc là đánh nhau có thể coi là bất phân thắng bại, cầm chân đc Mỹ ở Triều Tiên, nhưng nhiều nhà quân sự sau khi nghiên cứu cuộc chiến Triều Tiên thì thường quy thành quả đó tài cầm quân của danh tướng Bành Đức Hoài chứ ko phải nhờ đội quân lạc hậu của TQ. Ngày nay ko nghe giới quân sự quốc tế nói gì về việc TQ có một vị tướng nào khác có tài quân sự bằng 1 nửa hay 1/3 của Bành Đức Hoài.
Trong khi năng lực tác chiến thực tế, sự tinh anh thiện chiến, sự "nhà nghề", "chuyên nghiệp" của quân đội Mỹ đã đc cho thấy qua thực tiễn trên các chiến trường Trung Đông.
Về vũ khí: Như bài đã phân tích, vũ khí chiến lược của Mỹ là các lọai máy bay ném bom (oanh tạc cơ), cách đánh chủ yếu của Mỹ là dội bom, quân chủng "vua" của họ là không quân. Mà không quân và phòng không của TQ hiện nay là chưa đủ sức chống nổi không quân vô địch của Mỹ, thậm chí Mỹ chỉ cần đưa đến vài em "không người lái" như ở Libya là TQ đã mệt rồi.
Các vũ khí khác của TQ, tiếng là mới, tiếng là hiện đại, tối tân đấy, nhưng thực chất tòan là hàng mả, hàng nhái, chất lượng ko bảo đảm, ko an tòan. Dòm bề ngòai thì thấy hùng hậu thế thôi. Chứ vũ khí của TQ ngay cả với Nga còn thua khá xa thì ko thể là địch thủ của Mỹ.
Gần đây một số quan chức quân sự Mỹ khi đc báo chí phỏng vấn về lực lượng tàu ngầm đông nhất thế giới của TQ. Thì họ cười và thành thật chỉ ra những khuyết điểm của nó. Chậm chạp ù lì và rất dễ bị phá hủy. Tóm lại ý họ là lực lượng tàu ngầm ì ạch của TQ, dù đông, chỉ có thể làm mồi cho các máy bay săn ngầm của Mỹ. Các quan chức quân sự Mỹ xưa nay luôn rất thận trọng trong việc trả lời phỏng vấn truyền thông, nhưng họ nói hụych tọet như vậy về tàu ngầm TQ thì cho thấy phần nào là họ quả thật chả coi lực lượng này ra gì.
Xe tăng Type 99 đc tiếng là cứng nhất thế giới, hỏa lực mạnh nhất thế giới, chạy đường thẳng nhanh nhất thế giới v.v. nhưng xoay trở chậm và chỉ làm mồi cho máy bay Mỹ. Máy bay là khắc tinh của xe tăng. Thậm chí Mỹ ko cần dùng máy bay mà dù chỉ dùng xe tăng Abrams chủ lực của họ thì cũng đủ đấu tay đôi với Type 99, thậm chí có phần trội hơn, vì Abrams cơ động, linh họat hơn Type 99, xoay trở dễ hơn, nhanh hơn.
TQ ko có yếu tố địa lợi và yếu tố nhân hòa như VN có. TQ xưa nay chém giết nhau giỏi hơn đánh với người ngòai. Địa lý, địa dư rộng rãi thỏai mái ko thích hợp lắm cho việc phòng thủ mà thích hợp cho địch khai hỏa vào các mục tiêu.
Ngoài việc phát minh, sáng chế, sản xuất những vũ khí tối tân, hiện đại, quân đội Mỹ còn có dự án "Chiến binh 2025" (Soldier 2025) hoặc "Siêu chiến binh" (Supersoldier), đây là một chương trình nghiên cứu và phát triển nhằm mục tiêu xây dựng những siêu quân nhân, siêu bộ binh công nghệ cao cấp có thể đưa ra chiến trường vào năm 2025. Dự án nghiên cứu và phát triển này bao gồm những bộ giáp cao cấp với công nghệ nanô (nanotechnology), bộ cảm biến (sensors) gắn liền, và sự giãn rộng vật lý.
Với công nghệ nanô, bộ quân phục mới của bộ binh Mỹ năm 2025 sẽ có thêm 2 tác dụng cao siêu. Một là sự ngụy trang bất định (chameleonic camouflage), đây là một loại vải dày đặc biệt có những hóa chất biết tiếp thu và cảm ứng, thích nghi với môi trường xung quanh, quân phục sẽ tự động thay màu để hòa hợp với môi trường chung quanh. Quân phục sẽ là màu đen khi không kích hoạt. Hai là vải quân phục sẽ được pha vào những hóa chất đậm đặc có khả năng cho nó mềm dẻo, linh hoạt với những động tác tốc độ thấp, như đi, chạy, nhảy, đánh đấm, bắn v.v. nhưng trở nên dày cộm và cứng rắn khi va chạm với tốc độ cao như khi chạm đạn, tránh được những thương tích trầm trọng hoặc tử vong tại trận, hạn chế được thương vong đáng kể. Công nghệ này đã được chứng thực là có hiệu quả khi được kết hợp với áo giáp chống đạn với những sợi quang Kevlar hoặc Kevlar K2 (thế hệ 2) của công ty DuPont (Hoa Kỳ).
Với trang thiết bị có độ cảm biến cao, các bộ giáp và quân phục của bộ binh Mỹ sẽ có thêm 3 tác dụng tiện nghi. Một là độ cảm biến bên trong, cảm biến chống nhiệt sẽ kiểm soát cả môi trường và cơ thể của chiến binh, giữ cho người mặc nó thoải mái nhất có thể. Những cảm biến khác có thể phát hiện chấn thương, cơ thể thu vào những hóa chất độc hại, và những tổn thương vật lý khác, và những thiết bị y tế gắn liền với nó sẽ thực hiện điều trị trong khả năng của nó.
Hai là sự nhận biết trong mọi hoàn cảnh và trạng thái, một camera sẽ được thiết lập phía trước, có chức năng hỗ trợ tầm nhìn (như sensor nhìn ban đêm), và hệ thống ghi âm không gian 3 chiều (3D), được lắp đặt trên mũ sắt. Vành kính che nắng trước mặt sẽ được kích hoạt âm thanh và hình ảnh nhỏ để trình bày bản đồ, địa điểm của đồng đội và những thông tin cần thiết khác.
Ba là sự liên lạc, hệ thống truyền tin thời gian thực sẽ tạo điều kiện cho tổng đài thấy và nghe tất cả những gì người chiến binh nghe và thấy. Điều này tạo điền kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc liên hệ, tiếp xúc, nói chuyện với những người bản xứ có ngôn ngữ khác, dễ và nhanh hơn trong việc chuyển ngữ, thông dịch, và có thể thay đổi các lệnh đột xuất và nhanh nhất có thể, khiến cho địch không ngờ, bảo đảm thông tin luôn nhanh nhạy hơn địch gấp nhiều lần.
Ngoài ra, nó còn có hệ thống hô hấp nhân tạo, một thiết bị hỗ trợ hô hấp, cung cấp dưỡng khí sẽ được gắn với mũ sắt, không còn cần mặt nạ phòng hơi độc trong tác chiến chống chiến tranh hóa học. Và hệ thống siêu cơ bắp XO, một hệ thống xương cốt nhân tạo bên ngoài được gắn liền với đôi chân, giúp người chiến binh có thể khuân vác gấp hai, ba lần tổng trọng lượng của anh ta, giúp tăng tốc và tăng cường sức bền.
Hiện hải quân Mỹ đang là mạnh nhất thế giới. Không quân Mỹ thì bỏ xa thế giới. Năm 2025 mà Mỹ thành công với dự án "siêu hóa" bộ binh nữa thì sẽ khó có nước nào địch nổi nữa, kể cả TQ.
Quân sự, công nghiệp quốc phòng Mỹ hiện bỏ xa thế giới và TQ, và vẫn đang phát triển nhanh nhất thế giới. Chi tiêu quân sự của Mỹ bằng 42% cả thế giới, trong đó có TQ. Và ngân sách quốc phòng của họ bằng 12 nước phía sau, trong đó có TQ, cộng lại. Thì TQ khó mà địch nổi Mỹ.
Tóm lại, cách thắng một cuộc chiến tranh của Mỹ luôn là: 1. Áp đảo ngay từ đầu về chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý, chiến tranh chính trị, tạo ra một sức ép vô hình, một áp lực khổng lồ vô hình vô ảnh. 2. Dùng lực lượng không quân và hải quân chất lượng nhất thế giới về năng lực tác chiến và vũ khí tối tân để chiếm lĩnh vùng biển và vùng trời, gây thêm sức ép, tạo thêm áp lực nghẹt thở vây hãm địch. 3. Dùng chiến tranh công nghệ cao và các đội quân cơ động, đặc nhiệm, tác chiến nhanh nhẹn để tê liệt hóa về quân sự và nhanh chóng chiếm lĩnh đầu não, thủ đô của địch. Đồng thời áp dụng tâm lý chiến, trong đó có những thủ đoạn khủng bố tinh thần để tê liệt hóa về chính trị, ngoại giao. Những chiến lược, chiến thuật của Mỹ ở trên, ngoài Việt Nam ra, thì cho đến nay chưa gặp đối thủ.
Tuy nhiên, nếu Mỹ đánh TQ thì cũng sẽ ko đơn giản và thắng nhanh như ở Áp hay Iraq. TQ cũng giỏi về thông tin, tuyên truyền, chính trị và okay về tình báo (ít nhất là đông về số lượng).
Lãnh thổ TQ còn lớn hơn cả Mỹ, không quân và hải quân Mỹ dù giỏi, nhưng số lượng có hạn, dù có thắng áp đảo trên trời và ngòai khơi thì cũng khó làm chủ hết đc vùng trời và vùng biển, và khó mà gây sức ép gì hiệu quả lên trên TQ.
Nước TQ rộng lớn, chứ ko như ở Áp hay Iraq mà Mỹ chiếm đc thủ đô là khống chế đc cục diện, là thắng đc cuộc chiến. Mà ngay cả việc đánh tới Bắc Kinh cũng là chuyện nói dễ hơn làm. Quân TQ ngày nay đương nhiên ko phải cái thời Từ Hy Thái Hậu khi Bát quốc liên quân phương Tây đánh vào kinh đô Bắc Kinh như chỗ ko người. Trong chiến tranh Trung - Nhật và nội chiến Quốc - Cộng, có lần Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bị quân Quốc dân đảng đánh te tua, bao vây chặt chẽ đến nỗi phải rời bỏ căn cứ "thánh địa cộng sản" Diên An mà tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh, sau đó vẫn thắng cuộc. TQ ngày nay nước lớn, mạnh, lãnh thổ rộng, người đông nghẹt, chiếm đc 1 thành phố, dù đó là thủ đô, cũng ko nói lên gì nhiều.
Chiếm đc thành thị thì còn nông thôn. Nhưng rất tiếc nông dân TQ ở nông thôn ngày nay vẫN còn nghèo, khó khăn, và thỉnh thỏang vẫn chịu những quy họach bất công, mờ ám. Có lẽ TQ sẽ ko còn "lấy nông thôn bao vây thành thị" theo tư tưởng quân sự Mao đc nữa.
Còn về quan hệ ngọai giao với Mỹ - Trung, đúng là họ đang là đối tác chứ ko phải là "kẻ thù" về mặt ngọai giao với VN. Dù rằng đó là những đối tác đặc biệt nhạy cảm, "đối tác nhưng đang có 1 số khác biệt, mâu thuẫn, tranh chấp".
Nhưng nói chung, mình nghĩ trọng điểm đề phòng vẫn là nằm ở phía Bắc, trọng tâm đề phòng phải là TQ. Vì nó ở sát bên, và đang có mâu thuẫn, tranh chấp trực tiếp về chủ quyền lãnh hải với VN. Đồng thời chủ nghĩa bành trướng khu vực của TQ nguy hiểm trực tiếp cho VN hơn, ảnh hưởng nóng tới VN hơn nhiều so với chủ nghĩa bành trướng toàn cầu của Mỹ.
Trọng tâm của TQ cũng hướng về phía Nam, hướng về Biển Đông nhiều hơn so với Mỹ đang chú ý tới nhiều vấn đề quốc tế khác.
Khách quan thì khả năng TQ gây chiến với VN, khả năng Việt - Trung xảy ra xung đột quân sự và chiến tranh là cao hơn nhiều so với khả năng Mỹ gây chiến với VN và xảy ra xung đột quân sự và chiến tranh với VN.
Và chúng ta đề phòng cảnh giác là đề phòng cảnh giác âm mưu xâm lược, bành trướng bá quyền của TQ, chủ nghĩa đại dân tộc của TQ, âm mưu "biến Biển Đông thành ao nhà" của TQ, âm mưu hợp thức hóa "đường lưỡi bò", âm mưu biến vùng tranh chấp thành vùng sở hữu, biến vùng đặc quyền, sở hữu của VN thành vùng tranh chấp v.v.
Còn văn hóa thì là của chung, của nhân lọai. Cái gì hay thì ta dùng, cái gì dở thì ta tránh. Bất kể nó là của TQ, của Pháp, của Mỹ hay của ai.
Còn giữ đc tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, còn ý thức đc mình là người VN, mình ko phải người Tàu, mình là "con rồng cháu tiên", "con Hồng cháu Lạc" v.v. sẽ ko bao giờ bị ai đồng hóa. Ông cha ta qua 1000 năm Bắc thuộc và suốt thời phong kiến sau này ngay cả chữ Tàu mà còn dùng để viết, đúc tượng thờ Khổng Tử trong đại học Quốc tử giám. Hệ thống chính trị phong kiến, chức sắc, triều phục đều rất giống TQ, trang phục cũng nhiều cái giống. Văn hóa TQ nói chung, trải qua thực tiễn lịch sử, đã ảnh hưởng tới VN rất sâu đậm. Thậm khi ngay cả nói chuyện hay viết lách ngày nay, khó có thể viết gì mà ko liên quan đến những từ ngữ gốc Hán.
Nếu chúng ta đếm lại, trong cả các còm trong Entry này, có khi 50% là các từ ngữ hoặc thành ngữ gốc Hán.
Vấn đề là ông cha ta đã biết thái dụng có gạn lọc, đem tinh hoa của bên ngòai, Việt hóa nó, cho nó phù hợp với thực tiễn VN, rồi áp dụng cho mình sao cho thích hợp nhất, rồi dần nó trở thành của mình, của VN. Ko ai còn phân biệt nó là gốc Hán hay ko cho mệt nữa. Cũng như nhiều văn hóa Pháp - Mỹ sau này du nhập vào VN trong thời Pháp thuộc và thời chống Mỹ. Người ta thấy hay thì dùng ko còn quan tâm tới xuất xứ, nguồn gốc của nó.
Bản thân văn hóa Trung Quốc cũng "chôm" rất nhiều tinh hoa từ những văn hóa khác rồi hô là của mình. TQ mới chính là "tổ sư" của món lấy của người khác làm của mình.