[justify]
[/justify]
Truyện tranh không chỉ dành cho trẻ em [justify]Thực tế hiện nay có nhiều cuốn truyện tranh sex không chỉ xuất hiện tràn lan trên mạng mà nó còn được xuất bản với hình ảnh, nội dung, ngôn từ không hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Trong số đó có những cuốn được NXB Trẻ in ấn, phát hành, ông có ý kiến gì về việc này?[/justify]
[justify]Truyện tranh sex đang tràn lan ở các trang trên mạng hiện nay rất khác với các truyện tranh được NXB Trẻ in ấn, phát hành. [/justify]
[justify]Việc các bậc phụ huynh “sững sờ” và phản ứng khi thấy con em mình đọc những tác phẩm truyện tranh có hình ảnh và nội dung dành cho độc giả tuổi trưởng thành là điều dễ hiểu. Song có lẽ, vì thói quen và quan niệm của độc giả VN là truyện tranh chỉ dành cho trẻ em nên khi mua ấn phẩm của NXB Trẻ, mọi người đã không quan tâm tới dòng lưu ý chúng tôi để ngay trang nhất là ấn phẩm dành cho lứa tuổi nào, cho thiếu nhi hay “Dành cho bạn đọc tuổi trưởng thành”.[/justify]
[justify]Đây là một trong những hình ảnh nằm trong cuốn truyện tranh của NXB Trẻ đã bị độc giả của báo điện tử VTC News là phụ huynh của hai em nhỏ học cấp hai gửi thư tố cáo.[/justify]
[justify]Chắc ông cũng biết rõ là trong quan niệm của phần đông độc giả Việt Nam thì truyện tranh thường chỉ dành cho trẻ em. Vậy khi đi gặp các đối tác nước ngoài để hợp tác đưa truyện tranh của họ về nước xuất bản, chắc ông cũng lường trước được điều này?[/justify]
[justify]Xu thế chung của thế giới thì truyện tranh dành cho rất nhiều lứa tuổi khác nhau. Ví dụ ở Nhật Bản, người ta phân truyện tranh ra nhiều loại quy định dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau: truyện Hoa hồng, Hoa xanh, hoa tím…[/justify]
[justify]Và khi mua bản quyền NXB Trẻ cũng phải chú ý tới điều này và sửa chữa cho phù hợp với từng lứa tuổi độc giả Việt Nam. Vấn đề đặt ra ở đây là độc giả Việt Nam phải thay đổi quan niệm, tư duy khi cứ nghĩ rằng: truyện tranh chỉ dành cho trẻ em và các bậc phụ huynh cần phải lưu ý, theo dõi việc đọc của con em mình chứ không nên để các cháu bé tự do lựa chọn sách, truyện tranh và tìm đọc những cuốn không phù hợp với lứa tuổi.[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Phải cho nhân vật… khoác thêm quần áo để tránh “sốc”[/justify]
[justify]Khi làm việc với các đối tác nước ngoài về việc đưa truyện tranh về nước xuất bản, họ có khuyến cáo chúng ta phát hành sao cho đúng đối tượng không?[/justify]
[justify]Khi trao đổi bản quyền, người ta cũng lưu ý chúng ta rằng: có những vấn đề mà có lẽ độc giả Việt Nam chưa chấp nhận được và họ sẵn sàng có những nhượng bộ với mình. Ví dụ những cuốn sách dành cho lứa tuổi thiếu niên, ăn mặc hơi "mát" thì họ đồng ý chỉnh sửa cho phù hợp hơn như: cho nhân vật mặc thêm quần áo hoặc bớt những chi tiết gợi cảm, những hình ảnh khêu gợi… để độc giả VN không bị “sốc” khi xem những bản vẽ đó.[/justify]
[justify]Nhưng có những cuốn dành cho lứa tuổi trưởng thành khi mình đặt vấn đề chỉnh sửa như thế thì nhất định người ta không chịu và mình phải mất thời gian thương thảo.[/justify]
[justify]Ông Phạm Sĩ Sáu, Trưởng ban Khai thác đề tài - giao dịch bản quyền của NXB Trẻ cho biết, các đối tác nước ngoài cũng khuyến cáo NXB Trẻ khi ký hợp đồng bản quyền những cuộc truyện tranh có hình ảnh thế này.[/justify]
[justify]Như vậy, để không mất đi một những hợp đồng “bộn tiền”, NXB Trẻ sẵn sàng chấp nhận in ấn những tác phẩm thương thảo không thành kia?[/justify]
[justify]Không phải vậy, đôi khi trong quá trình làm việc mình phải… ăn gian, cố ý cắt đi những mẩu tranh mà nó quá khêu gợi. Bởi vì văn hóa và quan niệm của người dân Nhật Bản và Việt Nam có sự khác biệt nên bắt buộc mình phải sử dụng những thủ thuật nhỏ như vậy để tránh việc cấm phát hành cả cuốn sách. Vì vậy chúng tôi đã không tránh được sự hồi hộp khi gửi bản dịch lại cho phía tác quyền kiểm tra trước khi phát hành.[/justify]
[justify]Nhưng NXB Trẻ vẫn không tránh khỏi việc in ấn và phát hành những ấn phẩm khiến độc giả báo điện tử VTC News phản ánh là có hình ảnh, nội dung, ngôn từ dung tục như luôn đưa những từ kiểu… luyện âm: “hự, hạ, ối, á” bên cạnh hình ảnh đầy khiêu gợi?[/justify]
[justify]Trong mỗi cuốn truyện tranh dành cho từng đối tượng độc giả khác nhau thì có cách nói đặc trưng và sự thể hiện ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ như cách xưng hô, cách nói, cách thể hiện cảm xúc trong cuốn dành cho thiếu nhi khác với cuốn dành cho người trưởng thành. [/justify]
[justify]Và như vậy thì với ngôn ngữ của người trưởng thành, các em thiếu nhi đọc sẽ tạo ra sự phản cảm, khó chấp nhận. Vấn đề mà tôi muốn nói lại ở đây là các bậc phụ huynh phải kiểm soát những tác phẩm mà con em mình tìm mua và đọc. Và phải nghiêm khắc, không cho con em mình đọc những cuốn truyện tranh không đúng lứa tuổi.[/justify]
[justify]Những "tình huống" thế này xuất hiện rất nhiều trong những cuốn truyện tranh có lưu ý: Dành cho người trưởng thành.[/justify]
[justify]Giáo dục giới tính cũng cần cho văn hóa đọc[/justify]
[justify]Việc đón đầu xu hướng hay tạo nên một trào lưu đọc, thưởng thức các tác phẩm văn hóa cũng là một trong những đầu việc của các nhà xuất bản. Chắc rằng, khi cho in ấn những tác phẩm truyện tranh dành cho độc giả tuổi trưởng thành, NXB Trẻ cũng đã lường trước được sự hiếu kỳ ở tuổi vị thành niên. Vô tình, đây lại là cách tạo “cơn sốt” về lượng phát hành thể loại này?[/justify]
[justify]Chúng tôi cũng biết rõ điều đó. Chúng tôi cũng nhận ra đặc điểm của ngành giáo dục Việt Nam thiếu môn giáo dục giới tính cho các em thiếu nhi nên các em thiếu kiến thức trầm trọng về mặt này và luôn tò mò, thắc mắc muốn tìm hiểu những thông tin về chuyện giới tính.[/justify]
[justify]Chính bởi vậy mà vừa rồi, chúng tôi phải bỏ nguyên một bộ sách tranh giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi do Đại sứ quán Pháp ở Việt Nam giới thiệu với phần viết lời mở đầu của ông Đại sứ. Mặc dù cuốn sách này bán chạy ở Châu Âu và nó thực sự hay và hấp dẫn, rất cần thiết cho các độc giả nhỏ tuổi ở Việt Nam.[/justify]
Các em nhỏ đọc những truyện tranh thế này liệu có tránh khỏi những suy nghĩ lệch lạc?
[justify]Tại sao một cuốn sách hay và thực sự bổ ích lại khiến NXB phải “bỏ ngang”?[/justify]
[justify]Ban đầu, đọc lướt lướt thì mình chỉ thấy cuốn sách thực sự bổ ích nhưng khi đọc kỹ thì thấy cuốn sách dành cho thiếu nhi này khiến người lớn đọc cũng thấy… khó chịu. Chúng tôi nhận ra, với sự phát triển tại Việt Nam hiện nay, cuốn sách này chưa phù hợp và chúng tôi đã phải trao đổi lại với tác giả và làm lại cuốn sách từ đầu.[/justify]
[justify]Có không ít cuốn sách rơi vào trường hợp này, dù chúng tôi thấy hay và hữu ích cho phần lớn độc giả cũng như thu lợi cho NXB. Nhưng chúng tôi phải đắn đo cân nhắc hoặc không thể đưa ra xuất bản vì biết chắc sẽ gặp phải sự phản ứng từ những độc giải quen với lối đọc sách truyền thống tại Việt Nam hoặc gặp khó khăn trong khâu kiểm duyệt. Nhưng chúng tôi vẫn sẵn sàng đối diện với những độ chênh nhất định trong quá trình hội nhập và sẽ làm cho các độc giả Việt Nam quen dần với sự thay đổi và tiếp nhận phong cách đọc của độc giả thế giới. [/justify]
[justify]Xin cảm ơn ông![/justify]