Hòn đá phù thủy, con Bằng Mã, rắn Basilik… hóa ra được bắt nguồn từ những câu chuyện thần bí cổ xưa.
Harry Potter là một tác phẩm nổi tiếng, thu hút hàng triệu độc giả cũng như fan hâm mộ. Những chi tiết kì ảo, thần bí chủ yếu được J.K.Rowling sáng tạo nhưng một phần không nhỏ trong đó là các truyền thuyết có thật trong thực tế, được bà tổng hợp từ nhiều nền văn hóa khác nhau…
1. Hòn đá phù thủy
Ngay từ phần đầu "Harry Potter và Hòn đá phù thủy", tác giả đã "lồng ghép" truyền thuyết về hòn đá phù thủy để sáng tạo ra câu chuyện của mình. Trong thực tế, tên ban đầu của hòn đá ấy là "The Philosopher’s Stone" (Đá tạo vàng) và chỉ được đổi tên thành "The Sorcerer's Stone" (Đá phù thủy) vì các nhà xuất bản muốn thu hút độc giả.
Cũng theo đó, chủ nhân của viên đá là Nicolas Flamel là một người có thật. Ông là một nhà giả kim và dịch thuật sống vào thế kỉ 15. Cuộc đời của ông tới nay vẫn là một bí hiểm với tất cả chúng ta. Người ta nói ông mất năm 1400 nhưng kì lạ ở chỗ, cuốn sách ghi lại công thức làm đá phù thủy của ông ra đời hơn 200 năm sau đó.
2. Hippogriff - Bằng Mã
Tiếp theo hãy cùng đến với Buckbeak - con vật mà Harry và Hermione cứu được khi nó bị hành hình. Phải khẳng định rằng, không phải đến khi Harry Potter xuất hiện loài này mới xuất hiện. Trên thực tế, nhà văn Rowling đã xây dựng nó từ một truyền thuyết lâu đời hơn thế. Buckbeak thực ra là một con Hippogriff (Bằng Mã) tồn tại trong tín ngưỡng từ thời Trung cổ.
Hippogriff là sản phẩm của sự lai tạo giữa một quái vật sư tử đầu chim với một con ngựa. Điều đặc biệt sinh vật này thậm chí được cho là mạnh mẽ, nhanh và thông minh hơn những thế hệ trước của chúng và có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng. May mắn ở chỗ chúng được biết đến là dễ thuần hóa hơn so với những con quái vật sư tử đầu chim. Đây chính là lý do vì sao Buckbeak trong truyện rất sẵn lòng cho Harry cưỡi trên nó. Hippogriff thực sự là một loại sinh vật khác lạ và hiếm có.
3. Basilisk
Ở tập "Harry Potter và Phòng chứa bí mật", nó chính là con rắn với hình dạng to khổng lồ, dài 50 feet (khoảng 1,5m), ít nhất 50 tuổi. Sự sáng tạo ra Basilisk gắn liền với câu chuyện dân gian về "Herpo the Foul", người đã ấp một quả trứng gà dưới một con cóc. Theo đó, do sự kết hợp ấy, sinh vật nở ra sẽ là một con rắn thần có cánh, mang nhiều sức mạnh huyền bí.
4. Trường sinh linh giá
Lâu nay ai cũng biết Chúa tể Voldemort đã chia linh hồn hắn ra làm 7 phần với việc sử dụng Trường sinh linh giá để tìm cách trở thành bất tử. Mỗi phần nhỏ linh hồn của Voldemort được giữ trong một vật ma thuật và vật đó phải được phá hủy trước khi Voldemort chết. Ý tưởng về sự bất tử thông qua việc lưu trữ linh hồn trong những vật vô tri vô giác không phải là của Rowling mà nó bắt nguồn từ truyền thuyết Slavic trong câu chuyện cũ của Koscei về sự bất tử.
Trường sinh linh giá.
Koscei đã tránh được cái chết bằng cách giữ linh hồn của mình trong một lỗ kim ma thuật, trong một con vịt, trong một con thỏ, trong một cái rương sắt chôn giấu dưới gốc cây sồi và trên một hòn đảo ma thuật của Buyan. Nếu cái rương bị mở, con thỏ sẽ chạy mất. Nếu thỏ bị giết, con vịt sẽ bay đi. Nếu tìm được quả trứng, đập vỡ và phá cây kim thì Koscei sẽ chết.
Hình ảnh của pháp sư Liches
Tương tự như vậy, một thuyết khác nói về Liches 0 những pháp sư sử dụng thần chú để gắn linh hồn họ vào những vật thể. Sau khi họ chết, họ vẫn tiếp tục tồn tại như những xác chết cho đến khi vật thể đó bị phá hủy.