[/size][/size][size=2][size=4]- Học giả Carlyle Thayer cho rằng, động thái Trung Quốc mời thầu thăm dò, khai thác dầu khí tại 9 lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là nhằm trả đũa Quốc hội Việt Nam thông qua Luật biển, đồng thời cho đây là một hành động có tính chất chính trị nhiều hơn là thương mại. Ông nghĩ sao về nhận định này?[/size][/size][size=4]- Đấy là một khả năng, một nhận định nhưng theo tôi thì không hoàn toàn như vậy. Đây không đơn thuần là hành động trả đũa hay đòn gió, răn đe mà thực chất là một bước tiến mới đầy nguy hiểm nằm trong kế hoạch có tính chất chiến lược lâu dài của Trung Quốc.[/size]
[size=4]Các phản ứng của Trung Quốc sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển đều đã được lường trước, đặc biệt nội dung liên quan tới Hoàng Sa, Trường Sa, bởi thái độ của họ từ xưa tới nay vẫn thế. Thông qua Luật biển là điều phải làm, theo đúng Công ước quốc tế về Luật Biển, đã tham gia thì phải nội luật hóa để có cơ sở pháp lý trong việc quản lý biển. Bất kỳ quốc gia nào tham gia công ước cũng phải có trách nhiệm xây dựng luật này. Luật biển Việt Nam chỉ là cái cớ rất nhỏ để Trung Quốc đưa ra các hành động. Bản chất của vấn đề chính là tài nguyên của vùng thềm lục địa Việt Nam.[/size]
[size=4]Việc họ mời thầu ngay trên các lô thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, nơi chúng ta đã có các đối tác hợp tác thăm dò khai thác nhằm tạo ra tranh chấp ở vùng vốn không có tranh chấp. Mục tiêu là dùng hoạt động kinh tế, dân sự để hợp thực hóa đường biên giới trên biển hình “lưỡi bò”. Một đường biên giới rất vu vơ nhưng nhắm đến dư luận quốc tế và chính dư luận ở Trung Quốc, đặc biệt những người chưa hiểu rõ thì sẽ nghĩ rằng cả hai nước Việt Nam, Trung Quốc đều có yêu sách với cùng một vùng biển (thực chất hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam) thì phải đàm phán để cùng nhau khai thác. Như vậy, nếu âm mưu của Trung Quốc thành công thì chí ít Trung Quốc cũng đạt được mục tiêu này.[/size]
[size=4][/size] |
[size=4]Ocean Oil 981 - giàn khoan khủng vừa được Trung Quốc đưa ra biển Đông. Ảnh: CNR.[/size] |
[size=4]- Không kể các thời gian lịch sử trước (như việc đưa quân xuống đánh chiếm các đảo, tiến hành ra các đạo luật liên quan tới biển, cấm đánh bắt hải sản…), các hành động gần đây của Trung Quốc đưa ra theo tôi rất logic. Xu hướng chính của họ khác hẳn trước đây - chuyển sang dùng các biện pháp dân sự, đặc biệt nhằm vào mục đích kinh tế.[/size]
[size=4]Có thể nói rằng Trung Quốc đang chơi bài ngửa, không giấu diếm ý đồ gì nữa của họ với tham vọng trên biển Đông. Trước đây Trung Quốc có nói đến chuyện “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Sách lược này của Trung Quốc được họ nói nhiều lần nhưng “tranh chấp” theo cách hiểu của họ lại khác với tranh chấp quy định theo luật quốc tế, theo công ước Luật biển. \"Tranh chấp\" mà Trung Quốc muốn đây là “đường lưỡi bò” - điều không ai chấp nhận được. Trung Quốc cố tạo hiệu lực của đường biên giới đó. Họ ngoài mặt tỏ ra thiện chí nhưng nay thì đã lộ rõ bản chất. Nếu không cho Trung Quốc cùng khai thác, họ sẵn sàng nhảy vào, hoặc tự làm lấy, hoặc như đã làm với Việt Nam: mời thầu.[/size]
[size=4]Và đằng sau câu chuyện mời thầu của Trung Quốc, không đơn giản chỉ là “lời mời” công khai mà đã có những hành động khác nữa. Tôi cho rằng, có thể đã có những vận động nào đấy trong thực tế. Chúng ta cần nhớ câu chuyện có công ty dầu khí từng hợp tác với Việt Nam sau đó quay sang hợp tác với Trung Quốc. Họ sẵn sàng làm thật chứ không nói suông. Thực tế, nếu ai nghĩ rằng đây chỉ là chỉ đòn gió thì suy nghĩ đó có phần ngây thơ về mặt chính trị. Lần này, Trung Quốc đã bắn một mũi tên để đạt nhiều đích.[/size]
[size=4]Trong thời đại này, việc dùng lực lượng quân sự để đánh chiếm vài đảo là lợi bất cập hại. Với Trung Quốc, nếu làm thế cũng không có ý nghĩa gì vì trên thực tế họ đã chiếm được Hoàng Sa, có mặt trên một số đảo ở Trường Sa. Muốn mở rộng biển thì cách tốt nhất là dùng các hoạt động kinh tế để hợp thức hóa \"đường lưỡi bò\". Đánh nhau đã phức tạp rồi nhưng tranh chấp kinh tế còn phức tạp hơn. Nhìn nhận rõ vấn đề này, chúng ta cần lưu ý để có cách ngăn cản, ứng phó nếu không sẽ bị động.[/size]
[size=4]Ông Trần Công Trục: \"Với góc độ người nghiên cứu, làm về luật biển tôi hoàn toàn khẳng định, khu vực 9 lô mà Trung Quốc mời thầu quốc tế là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn của Công ước Luật biển 1982, không có gì phải băn khoăn. Trung Quốc nói rất nhiều về “đường lưỡi bò”, vậy thì ta cũng phải phân tích cho thế giới hiểu sự phi lý cũng như tham vọng của Trung Quốc. Phải nói liên tục chứ để mọi người tưởng thật thì vô cùng nguy hiểm\".[/size] |
[size=4]- Để nhận định chuẩn xác về diễn biến trên biển Đông sắp tới thì chắc không ai dám. Bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào ứng xử của các bên.[/size]
[size=4]Tuy nhiên, những biến cố trong thời gian qua có thể rút ra vài điểm. Cách làm của Trung Quốc, tham vọng hợp thức hóa đường lưỡi bò không còn là ý tưởng trên giấy tờ nữa. Nguy cơ lợi ích của các bên bị xâm phạm quyền chủ quyền thật sự hiện hữu. Và khi Trung Quốc tiếp tục lấn tới, động chạm tới cái \"dạ dày\" của các nước ASEAN, ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng quốc tế thì tôi nghĩ các nước khó mà ngồi im được. Bản năng tự vệ của các nước có quyền lợi, lợi ích bị xâm phạm sẽ khiến họ không thể ngồi yên. Nếu không cẩn thận thì sẽ dẫn đến xung đột.[/size]
[size=4][/size] |
[size=4]Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).[/size] |
[size=4]- Luật Biển Việt Nam bắt đầu xây dựng từ năm 1998, sau khi Quốc hội phê chuẩn việc Việt Nam tham gia Công ước Luật biển từ 1994. Giai đoạn đầu tôi có tham gia xây dựng đề án khi còn làm ở Ủy ban Biên giới quốc gia. Thực ra nội dung liên quan tới vùng biển của Việt Nam trước đây mình đã ra các tuyên bố từ 1977, 1982 nhưng đó là các văn bản dưới luật. Luật hóa đương nhiên giá trị pháp lý cao hơn.[/size]
[size=4]Việc ra được luật là rất cần thiết và có ý nghĩa. Đây đồng thời còn là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Công ước. Dù Công ước có tới 320 điều nhưng vẫn là các nguyên tắc, định chế chung, trên cơ sở đó các quốc gia phải nội luật hóa, biến thành luật của mình sao cho không trái với công ước nhưng phù hợp với thực tế, vùng biển của mình. Đây là luật chuyên sâu về lĩnh vực biển nhưng trong quá trình thực thi tôi cho rằng cần phải bổ sung để luật toàn diện hơn, ra các văn bản hướng dẫn, dưới luật để làm rõ một số nội dung trong luật. Ví dụ, quy định trong vùng lãnh hải thì tôn trọng quyền tự do qua lại nhưng phải đi đúng luồng lạch, vậy luồng lạch phải quy định cụ thể như thế nào để tàu thuyền đi lại?[/size]
[size=4]Cái nhìn thấy trước mắt như là phải có quy định cụ thể với các công ty nước ngoài đang hoạt động ở lãnh hải nước ta như dầu khí, đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học… rồi phải chuẩn bị khung pháp lý để xét xử vi phạm với với nước ngoài khác với trong nước. Thứ hai là phải làm cho các đối tác hiểu bản chất của vấn đề, quyền hạn của Việt Nam đến đâu và giúp họ tránh đi những thỏa thuận sai lầm…[/size]
[size=4]- Ông nghĩ như thế nào về việc bảo vệ chủ quyền thông qua phát triển kinh tế biển?[/size]
[size=4]- Tôi cho rằng đấy mới là thực chất. Trong sự phát triển của nhân loại hiện nay, điều cốt yếu là khai thác tài nguyên biển để phục vụ cho lợi ích con người, lợi ích quốc gia chứ không phải chỉ chăm chăm có vùng biển rộng không thôi. Kinh tế biển vô cùng quan trọng. Chúng ta phải tiếp cận, cụ thể hóa chủ quyền, gắn chủ quyền bằng vấn đề kinh tế biển. Muốn vậy ta phải có chuyên gia, phải vươn ra làm ăn với quốc tế. Tài nguyên trong lòng biển, đáy biển còn nhiều hơn trên đất liền, vì thế, phải có tầm nhìn đồng bộ.[/size]
[size=4]Ngày 29/6, Hội Dầu khí Việt Nam ra Tuyên bố về việc Trung Quốc (CNOOC) mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Theo đó, thông báo mời thầu của CNOOC là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế. Hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng ở biển Đông.[/size] [size=4]Hội Dầu khí Việt Nam đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không tham gia dự thầu 9 lô dầu khí mà CNOOC mời thầu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời hoan nghênh CNOOC và các công ty dầu khí khác của Trung Quốc cũng như các công ty dầu khí quốc tế khác tham gia hợp tác trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế, nhất là công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.[/size] |