[justify]
Hãng thông tấn Yonhap ngày 16/4 đưa tin, hôm qua 16/4 Bắc Triều Tiên đã chính thức lên tiếng cho biết nước này sẽ không quay trở lại "bàn đàm phán nhục nhã". "CHDCND Triều Tiên không phản đối đối thoại nhưng không có ý tưởng nào về việc ngồi vào bàn đàm phán nhục nhã với một bên cầm cây gậy hạt nhân", Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết.
[/justify]
[justify][/justify]
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un
[justify]Tuyên bố trên được KCNA trích dẫn từ một người phát ngôn giấu tên, động thái đánh dấu sự phản ứng rõ ràng nhất về lời đề nghị đối thoại của Mỹ nhằm giảm bớt căng thẳng đang tăng cao trên bán đảo Triều Tiên.[/justify]
[justify]Động thái này cũng báo hiệu việc Bình Nhưỡng đang cố gắng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nối lại các cuộc đàm phán có thể. Trong chuyến công du Đông Bắc Á hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Washington muốn đàm phán với Bình Nhưỡng nếu Triều Tiên thiện chí.
Trước đó Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng tuyên bố chính quyền của bà sẽ nói chuyện với Bắc Triều Tiên như một phần của những nỗ lực xây dựng lòng tin chính trị.
Tuy nhiên Bình Nhưỡng cho rằng việc gần đây các quan chức cấp cao của Mỹ thi nhau nói về đối thoại là một "mưu đồ xảo quyệt nhằm trốn tránh trách nhiệm về việc gây ra những căng thẳng và đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh".
Bộ Ngoại giao Triều Tiên ví von, đề nghị đối thoại của Washington lúc này không khác gì "một tên cướp gọi điện thoại đề xuất đàm phán trong khi khẩu súng vẫn cầm trên tay". Tuyên bố cho biết thêm: "Tệ hơn nữa, Mỹ tuyên bố rằng sẽ không đối thoại với điều kiện tiên quyết là Triều Tiên phải giải trừ hạt nhân, đây là một hành động thù địch trơ trẽn."
Bình Nhưỡng mong muốn, "đối thoại phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và bình đẳng". Đối thoại chính thức chỉ có thể tiến hành khi Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân đủ để đối phó với mối đe dọa chiến tranh hạt nhân từ Mỹ, hoặc trừ phi Mỹ từ bỏ chính sách thù địch, đe dọa hạt nhân của mình, tuyên bố nêu rõ.
Triều Tiên cho biết thêm nước này sẽ tăng cường các biện pháp đối phó quân sự để tự vệ, trừ khi Hoa Kỳ chấm dứt các cuộc tập trận và rút hết các lực lượng để chuẩn bị cho "chiến tranh xâm lược" của mình (trên bán đảo Triều Tiên).
Các nhà phân tích cho rằng đang có một khoảng cách khá lớn giữa Bình Nhưỡng và Washington về những gì nên được thảo luận nếu các cuộc đàm phán tiếp tục. Trong khi đó Ngoại trưởng John Kerry vẫn tỏ ra lạc quan về một thỏa thuận phi hạt nhân hóa với Triều Tiên.[/justify]