Các luật sư đề nghị dừng ngay việc thực hiện chương trình chặt hạ 6.700 cây và xem xét xử lý những người đã tham mưu đề án này
Chiều nay (19/3), trao đổi với VOV.VN, luật sư Vũ Trần Hải cho biết, ông và các luật sư Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân đã đồng ý ký tên vào Thư yêu cầu khẩn cấp của công dân đề nghị dừng ngay việc thực hiện chủ trương chặt hạ 6.700 cây xanh. Thư này đã được gửi theo đường bưu điện tới Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Các luật sư nhấn mạnh, chủ trương chặt hạ 6.700 cây xanh của Hà Nội đã làm trái Nghị định 64/2010 NĐ-CP, đề nghị xử lý nghiêm người tham mưu và làm trái pháp luật. “Chúng tôi chứng kiến sáng 19/3/2015 vẫn chặt hạ cây xanh, cho dù chiều 18/3 Văn phòng UBND TP Hà Nội có công văn yêu Sở Xây dựng rà soát, nhưng không yêu cầu dừng chặt hạ. Cá nhân cũng đã gửi thư đến Bí thư Thành ủy đề nghị xử lý phát ngôn thiếu thận trọng của ông Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy, gây bức xúc dư luận. Chúng tôi sẽ kiên trì theo dõi việc giải quyết của các cơ quan chức năng”- luật sư Vũ Hải cho biết.
Một cây xà cừ lớn, đường kính gốc gần 1m cũng bị đốn hạ. Những người dân ở quanh số nhà 65 Nguyễn Chí Thanh cho hay, cây xà cừ này là cây khỏe mạnh và đã tồn tại ở đây rất lâu nhưng không hiểu sao lại bị chặt. (ảnh: Quang Trung)
Trong Thư yêu cầu khẩn cấp của công dân, các luật sư cho biết, việc chặt hạ này khiến nhiều tuyến đường không còn bóng cây xanh, gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều công dân đã kiến nghị yêu cầu chính quyền thành phố phải công khai minh bạch chuyện này và tạm dừng ngay chương trình chặt hạ.
Các luật sư cho rằng, việc chặt hạ với số lượng cây xanh lớn sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tác động xấu đến cuộc sống của nhân dân.
Đề nghị kiểm tra khẩn cấp việc chặt hạ cây xanh có đúng quy định?
Luật sư Trần Vũ Hải cho biết, trong Thư yêu cầu khẩn cấp, các luật sư dẫn khoản 1 Điều 14, Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị có quy định: “1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đỗ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình”
“Như vậy, qua thông tin trên báo chí và qua quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy nhiều cây xanh bị đốn hạ không thuộc các điều kiện dẫn trên. Do đó, chúng tôi yêu cầu khẩn cấp đề nghị ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội dừng ngay việc thực hiện chương trình chặt hạ 6.700 cây xanh và xem xét xử lý những người đã tham mưu sai cho chính quyền phê duyệt chương trình này”.
Luật sư Trần Vũ Hải cho biết, trong thư các luật sư cũng kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu dừng ngay việc chặt hạ cây xanh của Hà Nội, kiểm tra khẩn cấp việc chặt hạ này có đúng quy định của pháp luật hay không để có biện pháp xử lý đối với những người làm trái luật.
Cùng với đó, các luật sư cũng đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội tổ chức đối thoại ngay về các vấn đề liên quan đến chương trình thay thế cây xanh. Cuộc đối thoại này phải công khai với sự tham gia của các cử tri, các chuyên gia nếu UBND TP cho rằng chương trình này phù hợp với Nghị định 64/2010./.
Chiều nay (19/3), trao đổi với VOV.VN, luật sư Vũ Trần Hải cho biết, ông và các luật sư Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân đã đồng ý ký tên vào Thư yêu cầu khẩn cấp của công dân đề nghị dừng ngay việc thực hiện chủ trương chặt hạ 6.700 cây xanh. Thư này đã được gửi theo đường bưu điện tới Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Các luật sư nhấn mạnh, chủ trương chặt hạ 6.700 cây xanh của Hà Nội đã làm trái Nghị định 64/2010 NĐ-CP, đề nghị xử lý nghiêm người tham mưu và làm trái pháp luật. “Chúng tôi chứng kiến sáng 19/3/2015 vẫn chặt hạ cây xanh, cho dù chiều 18/3 Văn phòng UBND TP Hà Nội có công văn yêu Sở Xây dựng rà soát, nhưng không yêu cầu dừng chặt hạ. Cá nhân cũng đã gửi thư đến Bí thư Thành ủy đề nghị xử lý phát ngôn thiếu thận trọng của ông Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy, gây bức xúc dư luận. Chúng tôi sẽ kiên trì theo dõi việc giải quyết của các cơ quan chức năng”- luật sư Vũ Hải cho biết.
Một cây xà cừ lớn, đường kính gốc gần 1m cũng bị đốn hạ. Những người dân ở quanh số nhà 65 Nguyễn Chí Thanh cho hay, cây xà cừ này là cây khỏe mạnh và đã tồn tại ở đây rất lâu nhưng không hiểu sao lại bị chặt. (ảnh: Quang Trung)
Trong Thư yêu cầu khẩn cấp của công dân, các luật sư cho biết, việc chặt hạ này khiến nhiều tuyến đường không còn bóng cây xanh, gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều công dân đã kiến nghị yêu cầu chính quyền thành phố phải công khai minh bạch chuyện này và tạm dừng ngay chương trình chặt hạ.
Các luật sư cho rằng, việc chặt hạ với số lượng cây xanh lớn sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tác động xấu đến cuộc sống của nhân dân.
Đề nghị kiểm tra khẩn cấp việc chặt hạ cây xanh có đúng quy định?
Luật sư Trần Vũ Hải cho biết, trong Thư yêu cầu khẩn cấp, các luật sư dẫn khoản 1 Điều 14, Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị có quy định: “1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đỗ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình”
“Như vậy, qua thông tin trên báo chí và qua quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy nhiều cây xanh bị đốn hạ không thuộc các điều kiện dẫn trên. Do đó, chúng tôi yêu cầu khẩn cấp đề nghị ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội dừng ngay việc thực hiện chương trình chặt hạ 6.700 cây xanh và xem xét xử lý những người đã tham mưu sai cho chính quyền phê duyệt chương trình này”.
Luật sư Trần Vũ Hải cho biết, trong thư các luật sư cũng kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu dừng ngay việc chặt hạ cây xanh của Hà Nội, kiểm tra khẩn cấp việc chặt hạ này có đúng quy định của pháp luật hay không để có biện pháp xử lý đối với những người làm trái luật.
Cùng với đó, các luật sư cũng đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội tổ chức đối thoại ngay về các vấn đề liên quan đến chương trình thay thế cây xanh. Cuộc đối thoại này phải công khai với sự tham gia của các cử tri, các chuyên gia nếu UBND TP cho rằng chương trình này phù hợp với Nghị định 64/2010./.