[Kênh14] - Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, đại diện cho một trong những nét điển hình nhất trong văn hóa xứ Hàn.
Hanbok có phong cách, hình thức khá đặc trưng, trang trí màu sắc sặc sỡ và không có túi. Hanbok khá cầu kỳ và nhưng không bị lẫn lộn giữa hai phái. Đàn ông mặc Jeogori (áo khoác ngoài), Baji (quần dài), và Durumagi (áo choàng) cùng với mũ, dây lưng và giày.
Phụ nữ mặc Jeogori (áo khoác ngắn), với hai dải vải dài được buộc chặt vào nhau để tạo thành nơ Otgoreum, dài kín chân, mặc với Chima (váy thắt eo cao), Durumagi với Beoseon (tất trắng) và đi giày hình thuyền.
Hanbok - trang phục mang đậm văn hóa Hàn
Trang phục Hanbok của tầng lớp thượng lưu được dệt từ cây gai hoặc một loại vải nhẹ, cao cấp. Người dân thường thì chỉ được phép mặc áo làm bằng chất liệu cotton đơn thuần. Giới thượng lưu được mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ, những màu sáng được dành cho trẻ em và các bé gái, còn màu dịu hơn thì dành cho những người trung niên.
Luật còn quy định người dân thường chỉ được phép mặc quần áo màu trắng, nhưng trong những dịp đặc biệt họ được cho phép mặc các trang phục màu hồng nhạt, xanh lá cây nhạt, xám và màu than. Lịch sự hơn, khi đàn ông đi ra ngoài, họ mặc thêm một chiếc áo Durumagi dài tới đầu gối. Hanbok, đã được lưu truyền từ nhiều năm nay với kiểu dáng hầu như không thay đổi, ngoại trừ chiều dài của Jeogori và Chima.
Cũng giống như tất cả người dân Hàn, các Sao cũng rất thích trang phục này và thường "lăng xê" chúng triệt để.
Nhóm SS501
Song Hye-Kyo và Ha Ji Won
Nhóm SNSD
Lee Min Ho
Kim Tae Hee
Để "chốt" lại kiểu dáng như ngày nay, Hanbok đã trải qua rất nhiều thời kỳ thăng trầm của lịch sử. Cùng tìm hiểu những cột mốc quan trọng nhá!
Hanbok trong thời kỳ Tam Quốc (57 trước CN-668 sau CN)
Cuối thời Tam Quốc, những người phụ nữ quý tộc mặc áo khoác dài tới ngang hông (được thắt lại ở eo) và váy dài phủ kín chân, còn đàn ông quý tộc thì mặc quần rộng, bo lại ở mắt cá chân và áo chẽn có thắt lưng ở eo.
Vua Silla và hoàng hậu
Hanbok của phụ nữ quý tộc
Cũng thời kỳ này, chiếc áo choàng bằng lụa Trung Quốc xuất hiện và chỉ dành cho hoàng tộc và các quan lại. Đó là Gwanbok - trang phục truyền thống của quan chức Hàn Quốc thời cận đại.
Trang phục của hoàng hậu Silla
… và các quan lại
Gwanbok thời Goryeo thế kỷ 11
Gwanbok thời Goryeo thế kỷ 15
Thời Goryeo Dynasty (918-1392)
Khi vua Goryeo (918–1392) ký một hiệp ước hòa bình với đế quốc Mông Cổ, nhà vua cưới một hoàng hậu người Mông Cổ, các quan lại trong triều cũng ăn mặc theo trang phục người Mông Cổ. Từ đó, váy Chima của Hanbok được mặc ngắn hơn, áo Jeogori chỉ mặc tới eo và trên ngực có thắt một chiếc nơ (thay cho thắt lưng) còn ống tay áo được cắt lượn một đường cong rất nhẹ nhàng và thanh thoát.
Thời Joseon Dynasty (1392 ~ 1910)
Trong triều vua Joseon, áo jeogori của phụ nữ được thiết kế chật hơn và ngắn hơn. Vào thế kỷ 16, áo Jeogori rất rộng và dưới tận dưới eo, nhưng đến cuối triều vua Joseon (thế kỷ 19), chiếc áo này còn được thiết kế ngắn lại tới mức nó không che được hết ngực. Từ đó người ta mặc thêm chiếc áo Heoritti (một loại áo lót mỏng) ở trong.
Đến cuối thế kỷ 19, Daewon-gun giới thiệu Magoja (một loại áo theo kiểu Mãn Châu) đến với đất nước Hàn Quốc và ngày nay nó vẫn thường được mặc với Hanbok.
Thời cuối triều Joseon người dân Hàn Quốc mắc váy Chima dài và áo jeogori ngắn, vừa vặn. Dưới lớp váy Chima người ta phải mặc rất nhiều lớp váy lót khác như Darisokgot, Soksokgot, Dansokgot, và Gojengi để váy phồng lên và đẹp hơn.
Ngày nay, Hanbok thường được mặc vào những ngày lễ đặc biệt như Tết âm lịch và Chuseok - ngày Lễ mùa (Hội mùa rằm trung thu), và các ngày lễ của gia đình như Hwangap (lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60).