[size=1]Nhà địa chất Lathrop hy vọng quả cầu nặng 30 tấn này khi quay sẽ tạo ra một từ trường tương tự như từ trường của Trái đất. Ảnh: Popsci.[/size]
Tại sao hành tinh của chúng ta phản ứng giống như chiếc nam châm khổng lồ? Một nhà khoa học đang tự tạo ra mô hình Trái đất để hiểu điều đó.
Dan Lathrop cần một Trái đất to hơn. Mô hình cũ của ông chỉ rộng có 0,6 mét và nặng 220 kg, nhỏ hơn thực tế khoảng 20 triệu lần. Và sau 4 năm thử nghiệm, nó thất bại trong việc tạo ra một từ trường giống như của Trái đất - lớp áo bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ mặt trời và khiến cho các hệ thống định vị bằng la bàn đều quay lên hướng bắc.
Lathrop, một giáo sư vật lý và địa chất tại Đại học Maryland, Mỹ, cho rằng chìa khóa để tạo ra từ trường là kích cỡ vật thể. Một quả cầu lớn hơn với nhiều kim loại nóng đang sôi sục trong lòng nó, giống như lõi sắt của Trái đất, có thể tạo ra khối lượng đủ nặng để tạo nên từ trường hình cầu này.
Vì thế, ông đã dành 1,6 triệu đôla tiền thưởng để chế tạo một Trái đất giả cao 3 mét và nặng 30 tấn.
[size=1]Khi nhân Trái dất quay, nó sinh ra một từ trường làm lệch hướng bức xạ mặt trời. Ảnh: Paul Wootton.[/size]
Từ trường của Trái đất đã đảo chiều hàng trăm lần trong suốt chiều dài lịch sử của nó và yếu đi khoảng 10% kể từ khi bắt đầu được quan trắc vào thập kỷ 1830. Hiện nay nó đang chuẩn bị cho một cuộc đảo chiều mới, có thể lại yếu thêm chút nữa, và khiến con người bị "phơi" ra trước các hạt mặt trời nguy hiểm.
Để tìm hiểu, Lathrop đã dành mùa hè vừa qua để kiểm tra quả cầu mới của mình và cơ chế tự quay của nó. Mùa thu này, ông sẽ bơm vào đó một nhân natri lỏng, quay với tốc độ 90 dặm mỗi giờ, và kiểm tra xem điều gì xảy ra.
Mặc dù các nhà khoa học châu Âu đã tạo ra được từ trường, nhưng chưa ai xây dựng một mô hình tương tự Trái đất.
Nếu Trái đất tí hon của Lathrop thành công trong việc tạo ra từ tường của bản thân nó, điều này có thể giúp giới khoa học phát triển những mô hình có tính dự báo về điều gì xảy ra với từ tường này.