[justify][/justify]
[justify]10. Titanic – 150 triệu đô-la[/justify]
[justify]
Vụ đắm tàu Titanic được coi là vụ tai nạn nổi tiếng nhất trên thế giới. Con tàu Titanic đã trở thành một huyền thoại trong điện ảnh và văn chương đồng thời cũng là một vệt đen trong lịch sử ngành hàng hải. Titanic là con tàu khổng lồ được chế tạo hiện đại, xa xỉ nhất vào thời đó và được mệnh danh là con tàu không bao giờ chìm. Nhưng vào ngày 15 tháng 4 năm 1912 trong chuyến ra khơi lần đầu tiên của mình, Titanic cùng với hơn 1500 hành khách đã mãi mãi chìm đắm xuống làn nước lạnh giá của biển cả.[/justify]
[justify]Chi phí đóng tàu Titanic vào thời đó là 7 triệu đô tức là vào khoảng 150 triệu đô-la Mỹ ngày nay.[/justify]
[justify]9. Xe chở dầu làm sụp cầu ở Đức – 358 triệu đô-la[/justify]
[justify]Ngày 26, tháng 8 năm 2004, một chiếc xe tải chứa 32,000 lít dầu đi trên cầu Wiehltal ở Đức đã va chạm với một chiếc ô-tô. Chiếc xe này đã văng qua lan can cầu, và rơi ở độ cao 90 feet (tương đương 25m) xuống đường giao thông A4, gây ra một vụ nổ và cháy lớn. Cây cầu đã bị phá hủy một phần lớn. Số tiền ước tính dùng để thay thế chiếc cầu là 318 triệu đô-la cộng thêm với 40 triệu-la để tu sửa đường.[/justify]
[justify]8. Va chạm đường sắt Metrolink – 500 triệu đô-la[/justify]
[justify]Vào ngày 12/9/2008 đã xảy ra vụ va chạm tàu tồi tệ nhất trong lịch sử bang California. 25 người thiệt mạng khi một chiếc tàu Metrolink đâm phải đầu một chiếc tàu chở hàng của Union Pacific ở Los Angeles. Người ta cho rằng chiếc tàu Metrolink này đã vượt đèn đỏ, khi người lái tàu bận nhắn tin. Sau tai nạn thảm khốc này, Metrolink đã bị kiện và phải bồi thường 500 triệu đô-la.[/justify]
[justify]7. Máy bay ném bom B-2 bị rơi – 1,4 tỷ đô-la[/justify]
[justify]Mặc dù mới xếp ở vị trí thứ 7 nhưng con số thiệt hại của vụ tai nạn này đã lên tới tiền tỷ. Đây cũng được xem là một trong những tai nạn đắt giá nhất trong lịch sử hàng không. Vào ngày 23 tháng 2 năm 2008, chiếc máy bay ném bom B-2 đã bị rơi ngay sau khi cất cánh khỏi căn cứ quân sự Guam. Các nhà điều tra đã tìm ra nguyên nhân dẫn tới tai nạn này là do lỗi của dữ liệu máy tính trong buồng lái dẫn đến việc hỏng hệ thống. Điều này đã khiếncho máy bay đột ngột chuyển hướng, mất lái và bị rơi xuống.[/justify]
[size=2]6. Tàu chở dầu Exxon Valdez – 2,5 tỷ đô-la[/size] [size=2][/size] [justify]Vụ tràn dầu của tàu Exxon Valde không phải là vụ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nhưng lại là vụ trong những vụ tràn dầu tốn kém nhất từ trước đến nay. Ngày 24 tháng 3 năm 1989, 10,8 triệu ga-lông dầu đã bị tràn sau khi thuyền trưởng Joseph Halazelwood bỏ lái và con tàu bị đâm vào đá ngầm. Vụ tràn dầu này đã hủy hoại bờ biển Prince William Sound ở Alaska, nơi mà chỉ có thể đến được bằng máy bay trực thăng và thuyền. Vì thế, chi phí cho việc dọn sạch bờ biển ở đây và đền bù các thiệt hại đã lên tới 2,5 tỷ đô-la. [/justify]
[size=2]5. Nổ giàn khoan dầu Alpha – 3,4 tỷ đô-la[/size] [size=2][/size] [justify][justify]Vào thời gian đó đây là điểm khai thác dầu lớn nhất của thế giới với lượng khai thác 317.000 thùng dầu mỗi ngày. Vì thế vụ nổ giàn khoan dầu này là một trong những vụ nổ ngoai khơi tồi tệ trên thế giới. Một phần công việc hàng ngày ở đây là kiểm tra và bảo trì 100 van khóa dầu để rò rỉ khí gas. Vào ngày 6 tháng 7 năm 1988, một nhân viên kĩ thuật đã phạm một sai lầm nghiêm trọng là quên sửa chửa và thay thế một chiếc van bị hỏng. Vào 10h đêm cùng ngày khi một nhân viên kĩ thuật ấn nút hoạt động máy thì dàn khoan này đã bị phát nổ. Chỉ trong vòng 2 giờ, toàn bộ dàn khoan đã chìm trong biển lửa, 167 công nhân thiệt mạng. Thiệt hại của vụ nổ này lên tới 3,4 tỷ đô-la.[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify]4. Vụ nổ tàu con thoi Challenger – 5,5 tỷ đô-la[/justify]
[justify]Tàu Challenger bị phá hủy hoàn toàn trong vòng 73 giây sau khi được phóng đi ngày 28 tháng 2 năm 1986. Vụ nổ xảy ra do lỗi kĩ thuật khiến cho một bộ phận của tàu không khớp, gây ra rò rỉ khí ga, áp lực trong khoang chứa hydro trở nên quá tải. Vời thời điểm đó, chi phí để thay thế tàu con thoi này là 2 tỷ đô la tức là 4,5 tỷ đô la hiện nay. Ngoài ra, chi phí để điều tra nguyên nhân, sửa chữa và thay thế hàng loạt các thiết bị từ năm 1986-1987 là 450 triệu đô tương đương với 1 tỷ đô ngày nay. [size=2]3. Chìm tàu chở dầu -12 tỷ đô-la[/size]
[size=2]Ngày 13, tháng 11 năm 2002, tàu chở dầu Prestige với 77.000 tấn dầu mazut, bị nổ một trong số 12 thùng chứa dầu khi đang phải chống chọi với cơn bão Galicia, Tây Ban Nha. Lo ngại tàu sẽ bị chìm, thuyền trưởng đã gọi cứu việc ở Tây Ban Nha, hy vọng được cập cảng. Tuy nhiên, dưới sức ép của chính quyền địa phương, con tàu không thể cập cảng. Thuyền trưởng đã cố gắng kêu gọi sự cứu viện từ Pháp và Bồ Đào Nha nhưng các nhà chức trách yêu cầu con tàu phải tránh xa khỏi khu vực của họ. Cuối cùng cơn bão đã khiến cho con tàu bị vỡ làm đôi và chìm xuống biển.[/size] [size=2]Theo báo cáo, tổng số tiền để dọn dẹp thảm họa tràn dầu, đền bù thiệt hại từ con tàu này là 12 tỷ đôla. Các nhà khoa học cũng cho rằng phải mất rất nhiều năm mới có thể khôi phục lại cảnh quan bờ biển ở đây.[/size] [size=2]2. Tàu con thoi Columbia -13 tỷ đô-la[/size] [size=2][/size] [size=2][/size] [size=2]Phi hành đoàn xấu số của tàu Columbia[/size] [size=2]Tàu con thoi Columbia là tàu đầu tiên trong phi đội tàu con thoi của NASA có khả năng bay lên vũ trụ. Tàu Columbia vỡ tan ở độ cao khoảng 19 km trên bầu trời bang Texas khi đang chuẩn bị đáp xuống Trung tâm không gian Kennedy. 7 phi hành gia trên tàu đã thiệt mạng. Nguyên nhân tai nạn là một lỗ trên cánh trái của tàu, được tạo ra sau khi miếng gốm cách nhiệt va vào cánh trong lúc tàu được phóng 16 ngày trước đó. Theo viện nghiên cứu hàng không Mỹ, tổng thiệt hại của tai nạn lên tới 13 tỷ đô la. [/size] [size=2]1. Thảm họa Chernobyl – 200 tỷ đô-la[/size] [size=2][/size] [size=2]Vào ngày 26, tháng 4 năm 1986, cả thế giới đã phải chứng kiến vụ nổ hạt nhân khủng khiếp và tốn kém nhất trong lịch sử.[/size] [size=2][/size] [size=2]Đây thực sự là một thảm họa kinh tế - xã hội lớn nhất trong thời bình. 50% diện tích Ukranie bị ô nhiễm. Hơn 200.000 người phải sơ tán và tái định cư, trong khi 1,7 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa hạt nhân này. Số người tử vong vì thảm họa Chernobyl, bao gồm cả những người chết gần đây do ung thư ước tính là 125.000 người. Tổng chi phí để dọn dẹp, tái định cư và bồi thường cho nạn nhân khoảng gần 200 tỷ đô la. Riêng chi phí để xây dựng một “quan tài” thép để che phủ toàn bộ dự án hạt nhân Chernobyl cũng đã lên tới 2 tỷ đô la. Nguyên nhân của thảm họa này được xem là do sự yếu kém và sự chủ quan, không quan tâm đến các yêu cầu an toàn khi vận hành nhà máy.[/size] [/justify]