Fan cuồng được xem là một bộ phận những người hâm mộ một ai đó (đa phần là những ngưởi nổi tiếng gồm: các ngôi sao, diễn viên, ca sỹ) một cách quá độ đến mức điên rồ. Fan cuồng cũng giống như holligan trong bóng đá, cuồng nhiệt nhưng cũng rất nguy hiểm.
Những biểu hiện của fan cuồng rất đa dạng, từ hành động, lời nói đến suy nghĩ. Họ có thể sẵn sàng chết vì thần tượng, ngược lại cũng có thể giết chết thần tượng vì muốn họ là mãi mãi trong tim mình. “Hiền lành” hơn là những fan cuồng với những cách cào cấu, xé áo, bổ nhào về phía thần tượng để được chạm mặt, sờ tay cho thỏa lòng mong mỏi. Nhưng như thế cũng đủ khiến các ngôi sao phải khiếp đảm tới mức không dám quay trở lại nơi mình vừa được “đón tiếp”.
Sao Hàn vô cớ bị fan cuồng tát
Những hành động của fan cuồng khá… phong phú và ghê người. Họ sẵn sàng đột nhập nhà của sao, bám theo sao từng bước đi đến tận đêm khuya lẫn những địa điểm riêng tư nhất. Họ liên kết với nhau thành những nhóm người không ngại nằm dài trên đường chỉ vì được mục đích muốn nhìn mặt thần tượng. Không ít trường hợp các ngôi sao bị fan ném những vật thể lạ lên người, từ những đồ vật dễ gây thương tích đến những thứ tế nhị, nhạy cảm như đồ lót cả nam và nữ…
Một số fan cuồng còn có những niềm tin viễn tưởng. Họ tin rằng thần tượng của mình có mặt trên trái đất này vì một vị trí quan trọng được chúa trời giao cho thống trị thế giới.
Một số fan cuồng còn mang trong mình niềm tin thần tượng được chúa trời giao cho thống trị thế giới
Phần lớn fan cuồng nằm trong độ tuổi trẻ. Bởi đây là giai đoạn không ổn định về mặt tâm lý, cộng với ham muốn chứng tỏ việc tự quyết định của cá nhân và các hành vi bột phát. Ngoài ra, họ cũng dễ bị tác động bởi yếu tố “làn sóng” trong việc lựa chọn sở thích, đam mê nên dễ đi theo đám đông và yếu tố “bầy đàn” trong cảm xúc nên chỉ cần một vụ việc nhỏ cũng có thể dẫn đến những cuồng nộ, phấn khích.
Phần lớn fan cuồng nằm trong độ tuổi trẻ
Lý giải về hiện tượng fan cuồng, nhiều nhà tâm lý, xã hội học, văn hóa học cho rằng nguyên nhân chính là “sức đề kháng” của giới trẻ còn thấp, không đủ sức đối đầu hoặc thoát khỏi ảnh hưởng toàn diện của làn sóng văn hóa nước ngoài. Thêm vào đó, một bộ phận đời sống tinh thần của fan cuồng trở nên thiếu lý tưởng sống, trở thành phụ thuộc vào thần tượng.
Fan, fan cuồng và anti fan
Vấn nạn fan cuồng ngày càng có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là những vụ việc xảy ra quanh việc thần tượng sao K-Pop. Đây không phải là một hiện tượng mới xảy ra tại Việt Nam mà đã có từ lâu trên thế giới.
Fan, fan cuồng và anti fan là ba cụm từ quen thuộc liên quan đến người hâm mộ. Nó phân chia theo đặc điểm khác biệt hoặc đối lập giữa các nhóm người trong việc hâm mộ một ngôi sao.
Những hành động hâm mộ thiếu kiểm soát của một bộ phận nhóm người hâm mộ làm ảnh hưởng đến uy tín của cộng đồng fan Việt
Người hâm mộ nói chung được gọi là fan. Nhưng không phải tất cả fan đều là fan cuồng. Vì vậy, điều tai hại nhất chính là việc vơ đũa cả nắm. Fan là những người hâm mộ chân chính, họ đam mê, yêu thích ngôi sao và ủng hộ thần tượng, hành động cho lợi ích nâng cao tên tuổi, vị trí của thần tượng.
Trong khi đó, fan cuồng là những người cuồng loạn vì sở thích cá nhân nhưng không biết hệ quả tiêu cực từ suy nghĩ, hành động sai đường, làm tổn hại tới lợi ích của ngay chính thần tượng mình tôn sùng.
Fan cuồng và antifan có mục đích đối lập nhau. Thực tế 100% fan cuồng là những người yêu thích thần tượng, ngược lại antifan là số người tẩy chay, bài trừ, sỉ vả ngôi sao đó. Tuy nhiên, những hành động thiếu kiểm soát của fan cuồng lại làm hại tới uy tín, danh dự của thần tượng. Vì vậy, ở mặt hệ quả, fan cuồng lại trở thành những antifan nguy hiểm.
[justify]Nếu như đỉnh điểm của những fan cuồng phương Tây là ý nghĩ và kế hoạch giết chết thần tượng thì ở châu Á, những biểu hiện chủ yếu vẫn là sự theo đuổi, bám riết với những mong ước trong suy nghĩ để thỏa mãn niềm yêu thích cá nhân. Tuy nhiên, càng ngày xu hướng bạo lực đang ngày một bùng phát trong lượng fan cuồng châu Á.[/justify]
[justify]Lý giải cho sự khác biệt này chính là phông nền tự do trong ý thức, hành động tại phương Tây có phần thoáng hơn so với phương Đông. Nhưng cũng chính sự tự do mà khuôn khổ quá lỏng lẻo này đã trở thành cội nguồn cho những bạo lực và hành động quái dị.[/justify]
[justify]Fan cuồng thế giới
[/justify]
[justify]Tại Mỹ đã có ít nhất 25 phụ nữ đưa ra ý kiến bảo vệ hành động đánh bạn gái đến nhập viện mà nam ca sỹ Chris Brown đã giáng lên người cô bạn – nữ ca sỹ Rihanna. Họ ủng hộ việc anh ta đánh bất cứ lúc nào. Một số fan còn bày tỏ khao khát được anh này đánh. Biểu hiện này phần nào thể hiện sự mất lý trí về đạo đức. Chúng gián tiếp cổ xúy cho những hành động xúc phạm, chà đạp nhân phẩm của người khác.[/justify]
Ngay khi Chris Brown đánh bạn gái thậm tệ, fan cuồng vẫn cổ xúy
[justify]Bên cạnh đó, fan cuồng bên trời Tây còn khá phổ biến “mốt” phẫu thuật chuyển giới để giống thần tượng. Lúc này, việc yêu thích ngưỡng mộ đã bị lai tạp thành sự hủy hoại toàn bộ cơ thể. Một cô gái Catrina Best 21 tuổi người Bồ Đào Nha vì yêu thích thành viên Harry Styles nhóm One Direction mà quyết định chuyển giới để giống anh này. Ngược lại, một chàng trai 24 tuổi Penio Daskalov đến từ Bulgaria lại phẫu thuật để trở thành người phụ nữ giống Lady Gaga. Một chàng trai 16 tuổi Shaqua Lee sống tại London phẫu thuật vì mong muốn mình sẽ có ngoại hình giống thần tượng là nữ ca sỹ Rihanna. Chi phí cho những cuộc “lột xác” biến mình thành một người mang giới tính khác để giống thần tượng luôn là những con số khổng lồ, lên đến hàng tỷ VND.[/justify]
Những fan cuồng (ảnh trái) đã phẫu thuật chuyển giới để được giống như thần tượng (ảnh phải)
[justify]Hiện tượng bạo lực xuất hiện nhiều ở nước ngoài cũng bao gồm một phần từ những fan cuồng trong showbiz. Không chỉ dừng lại ở những hành động ném chai nước, ném giày vào người thần tượng, mức độ cuồng được đẩy lên cao hơn khi thể hiện ở những hành động dọa giết và… giết thật. Họ dọa giết những người được thần tượng yêu mến, dọa giết thần tượng và thâm chí là gây nên những thảm sát.[/justify]
[justify]Sau cái chết của nữ danh ca Whitney Houston, FBI mới công bố hồ sơ dài 128 trang giấy trong đó là những bức thư tỏ tình rồi hăm dọa của người hâm mộ. Khi không được thần tượng đáp trả tình cảm, những fan cuồng này liên tục viết những bức thư quấy rối, đe dọa, tống tiền và dọa giết. Chỉ đến khi cục điều tra FBI vào cuộc dọa truy tố, họ mới dừng những hành động điên rồ này.[/justify]
Whitney Houston bị fan cuồng gửi thư đe dọa, tống tiền và dọa giết nhiều lần lúc sinh thời
[justify]Năm 2009, trong chuyến lưu diễn tới Nga, “công chúa nhạc pop” Britney Spears không may nhận được một bức thư dọa giết. Ngay lập tức cô đã phải gửi hai người con của mình về London vì quá lo sợ.[/justify]
[justify]Hàng loạt những ngôi sao thế giới như Lady Gaga, Kim Kadarshian, Halle Berry, Michael Jackson, Daniel Radcliffe, Gwyneth Paltrow, Marion Cotillard… đều từng phải trải qua những cơn hoảng loạn tinh thần vì những fan hâm mộ dọa giết nếu không thỏa mãn nhu cầu của họ.[/justify]
[justify]Tháng 3 mới đây, hàng loạt tin nhắn dọa giết từ người hâm mộ của “hoàng tử nhạc pop” Justin Bieber đã được gửi đến cho một cô bé 15 tuổi, chỉ vì cô nhận được một tin nhắn trả lời trên mạng twitter từ Justin.[/justify]
Fan cuồng Justin Bieber liên tục có những phát ngôn đe dọa tính mạng đến những ai được thần tượng của họ yêu quý
[justify]Sự ghen tuông mù quáng của những fan cuồng trở thành nguyên nhân chính của những ý nghĩ muốn giết chết người được thần tượng yêu mến. Không ít những lời hăm dọa được gửi đến “một nửa yêu thương” của thần tượng. Selena Gomez, Guy Richie, Imogen Thomas… là những ngôi sao hiểu rất rõ tình trạng này.[/justify]
[justify]Nhưng không phải tất cả những việc làm mất lý trí này đều được kiểm soát. Đã có những trường hợp đau lòng xảy ra vì những fan cuồng muốn giết chết thần tượng. Câu chuyện đau lòng nhất mà tới nay vẫn còn là ám ảnh với những fan chân chính của The Beatles chính là việc John Lennon bị fan cuồng ám sát vào ngày 8/12/1980. Năm 1995, nữ ca sỹ người Mỹ Selena Quintanilla- Perez đã bị người quản lý của fan club bắn chết khi mới 23 tuổi. Năm 2004, Darrell Abbott, thủ lĩnh nhóm Damageplan cùng 4 người bảo vệ đã bị gục ngã sau những cú bắn của một fan cuồng.[/justify]
Những ngôi sao bị fan cuồng ám sát
[justify]Những vụ thảm sát đã gây nên cái chết đau đớn cho những ngôi sao thần tượng là một hồi chuông báo động đến ý thức, lý trí của fan cuồng. Đương nhiên, những người hâm mộ chân chính không bao giờ thừa nhận những kẻ sát nhân này là một fan.[/justify]
[justify]Fan cuồng tại Châu Á[/justify]
[justify]Trong không gian văn hóa phương Đông tĩnh hơn phương Tây, những hành động bạo lực, bạo động diễn ra ít hơn, với mức độ nhẹ hơn. Phần lớn, các fan cuồng ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Hong Kong, Việt Nam… thiên về xu hướng “đua theo mốt”. Tuy nhiên, không vì thế mà mức độ nguy hiểm kém đi.[/justify]
[justify]Ảnh hưởng fan cuồng ở các quốc gia châu Á xuất phát từ phương Tây như châu Âu, châu Mỹ. Khi những làn sóng văn hóa nhạc Tây Âu đổ bộ vào Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… thì kèm với đó là mặt tiêu cực của việc đua đòi theo các fan cuồng. Vì muốn chứng minh tình yêu với thần tượng, các cô gái trẻ không ngại “xả thân”, bỏ nhà, bỏ học để lang thang theo bước chân thần tượng.[/justify]
Một nhóm fan cuồng tại Hàn bám theo thần tượng mọi lúc mọi nơi
[justify]Đặc điểm nổi bật trong fan cuồng châu Á là sự a dua. Khi có một số bạn trẻ, phần lớn là nữ giới, yêu thần tượng đến mức quên ăn, quên ngủ, gào khóc và được sờ vào người thần tượng, chia sẻ cảm xúc hả hê lên các trang mạng cá nhân, ngay lập tức tạo nên một dây chuyền kích động sự ghen tỵ và ham hố của những người khác. Cứ thế, những bạn trẻ tự tung hô thần tượng lên mây, tự đề cao những việc mình vừa làm được nhưng trong mắt những người xung quanh, họ đang là những “con bệnh” về tinh thần.[/justify]
[justify]Những fan cuồng châu Á có sở thích đeo bám cuộc sống riêng tư của thần tượng. Tại Hàn Quốc, một lượng fan cuồng được gọi là sasaeng-fan. Ngoài việc bám theo thần tượng 24/7 thì họ còn xâm nhập thông tin tư qua mã số an ninh xã hội. Một số hack tài khoản cá nhân, kiểm tra danh sách tin nhắn, cuộc gọi, lắp camera theo dõi quanh khu vực nhà ở của sao, xâm nhập trái phép chỉ để chụp ảnh khoe hôn thần tượng lúc ngủ, sau đó gửi ảnh cho họ và khoe “thành tích” trên mạng cá nhân.[/justify]
[justify]Trong thời gian gần đây có rất nhiều những hình ảnh cảnh báo việc fan bị ngất trong những lần nằm đường vạ vật chờ thần tượng. Những minh chứng có thật của những tai nạn nhập viện này vẫn chưa đủ sức răn đe với một bộ phận fan quá khích. Vì thế, số lượng những lần fan cuồng đuổi theo sao bất chấp tính mạng hay những vố bị chấn thương, bị ngất trong những biểu diễn xuất ngoại của sao vẫn đang tăng lên tại châu Á.[/justify]
[justify]Việt Nam cũng có những fan hâm mộ cuồng nhiệt đối với những diễn viên, ca sĩ ngoại quốc cũng như trong nước. Để bám theo thần tượng, nhiều bạn trẻ đã không ngại bỏ học, bỏ thời gian, công sức thậm chí chấp nhận làm gái mại dâm để có tiền rồi tận tâm tận lực đi theo một ca sĩ, một diễn viên nổi danh mà không cần nhận được bất cứ gì. Thậm chí còn có trường hợp ái mộ đến mức đưa thần tượng lên bàn thờ, có cả nhang đèn thắp thường xuyên (ca sĩ Đan Trường).[/justify]
[justify]Nhiều bạn trẻ tìm mọi cách vòi vĩnh cha mẹ, thậm chí đòi chết để có vé hoặc được ra sân bay chầu chực để một lần trông thấy thần tượng. Nhiều bạn bỏ học, bỏ thời gian, nhịn đói chỉ để chờ đợi thấy thần tượng rồi bật khóc, ngất xỉu, gây rối loạn trật tự. Họ không ngại bỏ tiền thuê xe chạy theo xe thần tượng đến tận khách sạn rồi chầu chực bên ngoài chỉ để hy vọng một lúc nào đó thần tượng đi ngang qua. Nhiều fan thức đến nửa đêm chầu chực ngoài sân bay mong nhìn được thần tượng, khi họ không thấy được thần tượng thì khóc lóc sụt sùi. Những fan đó có thể nhịn ăn nhịn mặc để mua những chiếc vé chợ đen có giá vài triệu đồng đi xem thần tượng bất chấp trời nắng nóng nhưng sẵn sàng đứng đến nửa ngày trời để mong gặp thần tượng.[/justify]
[justify]Cũng ở Việt Nam, khi có các chuyến lưu diễn của các ca sĩ, diễn viên ngoại quốc (nhất là từ Hàn Quốc) thì người hâm một trẻ bất chấp nắng, mưa, nhịn đói nhịn khát, chẳng màng đến những lời chê trách có thể làm mọi thứ ngoài sức tưởng tượng của người lớn để thỏa mãn một điều duy nhất là biểu lộ cảm xúc với thần tượng của mình. Họ bất cần thân thể, chỉ chờ mà không ăn uống, thậm chí khóc lóc vô cớ, nhất là những cô gái rất trẻ cố bám mình theo xe thần tượng chạm tay vào kính xe rồi khóc lóc vật vã.[/justify]
[justify]Cá biệt hơn, một số fan cuồng ở Hà Nội xúm nhau ngửi và hôn lên chiếc ghế thần tượng đã ngồi, họ ái mộ đến mức xúm nhau hôn chỗ ngồi của thần tượng và được coi là việc làm có một không hai trên thế giới. Thậm chí một số fan cuồng còn sẵn sàng chấp nhận làm tình một đêm để có được tấm vé vào xem thần tượng biểu diễn.[/justify]
[justify]Một số ý kiến cho rằng, việc gào thét, khóc lóc khi thấy thần tượng không phải là hành vi vốn có của thanh thiếu niên Việt Nam mà là sự bắt chước, theo đuôi giới thanh thiếu niên Nhật Bản, Hàn Quốc và do hiệu ứng của các phương tiện truyền thông đại chúng và đặc biệt là Internet làm nên nền văn hóa cuồng si thần tượng trong giới thanh thiếu niên hiện nay ở Việt Nam.[/justify]
Fan nằm đường vạ vật chờ Chương Tử Di, Si Won xuất hiện chớp nhoáng trong một buổi khai trương vào đêm giữa tháng 3 vừa qua tại Hong Kong.
Fan tại Hàn nằm dài giữa đường để chặn xe thần tượng.
Trong đêm biểu diễn của Big Bang tại Tp Hồ Chí Minh một số fan nữ Việt bị ngất, phải được cảnh sát được ra ngoài.
[justify]Mặt trầm của người phương Đông còn tiềm tàng những ý nghĩ có khi còn điên rồ hơn cả người phương Tây. Có những trường hợp được đưa ra như một bài học sâu sắc về vai trò của gia đình trong vấn nạn fan cuồng.[/justify]
[justify]Ở Trung Quốc có trường hợp một cô gái Dương Lệ Quyên mê diễn viên Lưu Đức Hoa đến điên cuồng. Cô gái này đã hâm mộ thần tượng Lưu Đức Hoa trong suốt 13 năm, và mong ước để gặp thần tượng. Gia đình cô đã bán hết nhà cửa, thậm chí vay tiền để lo cho con đi Hong Kong gặp thần tượng, cha cô còn định bán thận để có tiền.[/justify]
Một thực tế tại Việt Nam là lượng fan cuồng K-Pop đông đảo gấp bội lần so với lượng fan cuồng W-Pop hay V-Pop. Điều đó phản ứng nỗi buồn của nền âm nhạc Việt chưa nổi bật hấp dẫn, ngược lại, còn bị nhạc Hàn lấn lướt và thống trị gu nghe, nhìn của lượng lớn các khán giả trong độ tuổi trẻ.
Kèm với sự đổ bộ hùng hậu được tăng lên theo cấp thời gian của việc sao Hàn sang Việt Nam biểu diễn trong những năm gần đây là sự tăng lên những trường hợp đáng báo động về chuyện gây sốc của fan cuồng. Nói về câu chuyện của những fan cuồng K-Pop tại Việt Nam, có rất nhiều những minh chứng buồn, thất vọng và đáng báo động về một “thảm họa” ngày càng nghiêm trọng.
Bước sang năm 2012, những đêm nhạc K-Pop liên tiếp được tổ chức từ Hà Nội đến Tp HCM và nhiều sự kiện có mặt các ngôi sao lớn của xứ Hàn đã được tổ chức. Mỗi một sự kiện diễn ra là kèm theo đó những tấm hình chụp lại cảnh những fan teen làm loạn sân bay, bao vây khách sạn, ôm hàng rào trong đêm nhìn về phía cửa sổ phòng thần tượng, luồn lách phóng theo xe thần tượng bất chấp tính mạng.
Nhưng sốc nhất là 3 câu chuyện dưới đây.
Fan cuồng K-Pop đang là một thực tế đáng báo động tại Việt Nam (Ảnh minh họa)
Hôn ghế ngồi của Bi Rain
Sau chương trình giao lưu văn hóa quân đội Việt Hàn có sự tham gia của ngôi sao Bi Rain kết thúc (vào tháng 3/2012), một nhân vật có tiếng trong giới truyền hình đã viết trên Facebook của mình như sau: “Hôm qua 10h có chạy chương trình mà chú Bi Rain gì đó (không biết gõ đúng không nhỉ) và bậu xậu của chú ta sang diễn. Bi ngồi cùng cậu nữa ghế A12, A14 trong Nhà hát lớn. Một số cô cậu nhòm thấy. Tối biểu diễn, nhiều quý nữ có vé mời vào rất sớm, xúm nhau cúi xuống ngửi, hôn cái ghế Bi ngồi…”.
Ngay sau đề thi khối D đại học cao đẳng năm 2012 đưa ra vấn đề “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”, một số fan cuồng K-Pop đã dùng những lời lẽ thô tục để chỉ trích đề thi, mạt sát người ra đề. Sốc nhất là chuyện thí sinh không làm bài thi, chỉ ghi một câu ủng hộ K-Pop rồi còn dọa chém chết bạn cùng phòng thi chỉ vì cậu bạn này lỡ khen đề thi và động chạm đến thần tượng của cậu.
Đẩy cổng xông vào phía trong Trung tâm hội nghị quốc gia vì hâm mộ quá khích trong đêm nhạc Việt - Hàn 15/3/2012
Suju còn hơn cả bố mẹ
Sự xuống cấp về văn hóa thể hiện rõ nét ở suy nghĩ và lời nói của một blogger nữ đã viết lên một diễn đàn những dòng chửi bố mẹ sinh ra mình vì tự ý vứt bỏ và đốt ảnh thần tượng nhóm nhạc cô bé thần tượng. Bài viết đã bị “ném đá” kịch liệt vì những lời lẽ thóa mạ chính bố mẹ mình.
Một cô bé đang tuổi đi học, gọi cha mẹ mình là “ông bà” xưng “tôi”, thậm chí sau đó còn gọi bố mình là “thằng…” với những tuyên bố hùng hồn: “Nên nhớ ông bà chỉ có 2 mạng, còn các oppa có tới 13 mạng (ám chỉ nhóm nhạc Super Junior có 13 thành viên), dĩ nhiên là các oppa quan trọng hơn ông bà nhiều rồi!. Các oppa tuy không nuôi tôi vì vật chất nhưng đã nuôi tôi bằng tinh thần và như đã sinh ra tôi lần thứ 2”.
“Nhờ” vào công “nuôi bằng tinh thần” đó mà cô bé đã đạt học sinh trung bình và hạnh kiểm khá, chứ không bị lưu ban như mọi năm. Chưa hết, cô bé còn viết những dòng vô cảm: “Tôi thực sự bất hạnh khi phải sống trong một ngôi nhà tù túng với … ấu trĩ, ngu si, dốt nát và độc đoán. Tôi chỉ muốn bỏ nhà đi bụi thôi. Nhưng tôi đâu có ngu mà làm thế. Tôi sẽ tiếp tục ăn bám và hút máu ông bà. Tôi sẽ đợi đến lúc trưởng thành, đủ lông đủ cách rồi sẽ giang cánh bay đi và không bao giờ trở về nữa”.
Ngay sau phát ngôn sốc toàn tập của fan cuồng Suju kể trên thì lại xuất hiện thêm bài viết trên diễn đàn của một fan cuồng SNSD khác, với những ngôn từ xúc phạm cha mẹ. Đáng báo động hơn nữa, thời gian này có rất nhiều những vụ việc giới trẻ lên mạng để chửi chính người đã mang nặng đẻ đau mình.
Không khó để nhận thấy những câu viết mà các bạn trẻ cuồng nhóm nhạc Hàn ca tụng thần tượng nhưng lại xem thường chính những người ruột thịt: “Em sẵn sàng "từ mặt" bố mẹ nếu không cho em đi xem Suju biểu diễn. Thật vui vì ông bà cuối cùng đã biết điều và để mình đi…” (!?!?!) hay “Gia đình là phù du, Suju là tất cả”…
Phần lớn mọi người khi nghe những “giai thoại” về fan cuồng tại Việt Nam đều cảm thấy bức xúc và lo lắng. Họ thấy tội nghiệp cho những gia đình bất hạnh vì có những người con như thế. Nhưng đây còn là một thực tế đáng báo động về sự xuống cấp về văn hóa giáo dục của một bộ phận không nhỏ đang nằm trong độ tuổi học sinh, sinh viên - những mầm non tương lai của đất nước.
Vì sao những cô bé, cậu bé đó lại trở thành fan cuồng K-Pop? Họ hoàn toàn có thể là một fan chân chính, hâm mộ và học hỏi thần tượng. Thiết nghĩ, chính sự giáo dục của gia đình đóng góp một vai trò quan trọng.
Việc con em hâm mộ ngôi sao nào đó là một điều bình thường trong thời đại ngày nay. Nhưng tuổi trẻ với những suy nghĩ non nớt, bồng bột rất dễ bị chệch hướng, lạc hướng. Chúng vẫn cần sự định hướng của người lớn - ở đây chính là bố mẹ, gia đình – để dõi theo, bảo ban và uốn nắn khi phát hiện thấy con em có những hành động, suy nghĩ chớm lệch lạc.
Khi con chết - ngất vì thần tượng, cha mẹ đau bội phần
Ông bố và cách trị fan cuồng của con
Còn nhớ câu chuyện trị con là một fan cuồng K-Pop của một ông bố nghiêm khắc quả thực rất đáng để nhiều cha mẹ phải học.
"Ông bố không cho, thì nó nói là nó cần cái band ấy hơn cả gia đình. Ông không nói tiếng nào, lẳng lặng móc tiền ra cho nó.
Sau khi nó hí hửng chạy đi, ông hàng xóm thay ổ khóa phòng nó, mang hết đồ đạc sách vở quăng hết ra đường, ai muốn lấy thì lấy. Vợ ông khóc sướt mướt, năn nỉ nhưng vô ích vì ông rất gia trưởng.
Rồi con nhỏ ấy về nhà. 15 phút sau em thấy nó bay cùng với quần áo ra khỏi nhà. Lúc ra đi vẫn còn mạnh miệng là sống chết với thần tượng, thề không bao giờ quay lại.
Hai tuần trôi qua, bất ngờ con nhỏ đó trở về khu xóm nhỏ. Nó quỳ trước cửa nhà từ sáng cho đến hơn 3 giờ chiều chờ ông bố về. Má nó thấy tội quá gọi nó vào mà nó không chịu.
Rồi ông bố về nhà, đóng cửa lại không cho nó vào. Còn nó thì vừa khóc lóc thảm thiết, vừa lạy vừa xin bố nó mở cửa cho vào.
Ông bố thản nhiên ngồi đọc báo, uống cà phê ở sân, xong rồi kêu vợ lấy đồ ăn ra dọn trước cửa ăn. Bà vợ vừa bưng cơm vừa khóc trông tội lắm. Chừng 3 tiếng đồng hồ, ông mới kêu vợ mở cửa, đưa nó chén cơm trắng. Con nhỏ ăn ngoài hiên ngon lành.
Ông bắt nó đi cắt tóc, nhuộm đen lại, mua mấy bộ đồ rẻ tiền cho nó mặc, cấm không được dùng máy tính, cơm ngày 3 bữa, không một đồng trong túi, tự đi bộ đến trường.
Ông qua nhà em đánh cờ, ba em hỏi sao ác thế, ông vừa nói vừa khóc là ông hết cách rồi, khuyên nhủ, đánh đập nó không nghe nên mới phải làm như vậy.
Ba em lại hỏi: "không sợ nó ra ngoài bị dụ dỗ à", ông mới nói nguyên tuần đó ông xin nghỉ việc theo dõi nó. May mà nó về sớm không là ông bị đuổi rồi. Còn bà vợ ông không cho một đồng nào vì sợ bà tiếp tế cho nó…”.
Gửi những bạn đang phát cuồng vì sao Hàn!
Mình viết những dòng này gửi đến các bạn với mong muốn rồi một ngày các bạn sẽ tỉnh ngộ và đi lại con đường đúng đắn. Bởi mình biết, các bạn làm những hành động bị coi là điên rồ kia rốt cuộc cũng chỉ vì tình yêu mù quáng mà bạn dành cho thần tượng.
Mình chẳng phải là cha, là mẹ, là người bề trên của bạn. Mình cũng ở độ tuổi như các bạn, cũng nông nổi, bốc đồng và còn rất nhiều sai lầm.
Các bạn tung hê những oppa, unni như những tượng thánh trong lòng. Nhưng thực tế đã có biết bao những vụ scandal vạch trần những mảng tối của showbiz Hàn kia. Một anh chàng bảnh bao, đóng vai nam chính của phim dành cho tuổi teen, được tung hê với biệt danh hoàng tử, nhưng cảnh sát đã phát hiện ra anh này sử dụng ma túy. Những cô diễn viên trẻ trung muốn có được một vài vai diễn nhỏ cần phải lên giường theo những chỉ thị của “ông lớn”. Những cô bé làm thực tập sinh trong “lò” luyện ca sỹ bị cấp trên cưỡng hiếp. Thậm chí có gia đình nữ diễn viên phụ vì bị lạm dụng tình dục quá nhiều lần trở nên trầm uất và tự sát, kéo theo cái chết bi thương của người em và người cha. Những cô hoa hậu, diễn viên mặt hoa da phấn bị phanh phui lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ tới mức trở thành con nghiện của chất ma túy lỏng.
Có rất nhiều những minh chứng từ lời kể của những nạn nhân, từ số năm ngồi trong trại giam của không ít những ngôi sao Hàn Quốc mà các bạn tôn vinh hơn cả cha mẹ mình.
Showbiz Hàn đầy rẫy những mảng tối phía sau vỏ bọc hào quang
Mình thấy buồn khi đọc những câu chuyện các bạn cuồng sao Hàn như phát rồ phát dại, quên ăn, quên ngủ để chờ họ từ 3h sáng đến tận đêm khuya tại sân bay, đóng bỉm để xếp hàng chầu chực mua cho bằng được một tấm vé, khóc như chưa bao giờ được khóc khi được nhìn thấy họ xuất hiện trong chớp mắt và sẵn sàng chửi rủa bất kỳ ai, kể cả cha mẹ mình, nếu người đó động chạm đến thần tượng của bạn. Không biết cha mẹ các bạn cảm thấy đau lòng đến mức nào khi nhìn con cái mình đang trượt dài trong những suy nghĩ lệch lạc này.
Dầm mưa dãi nắng vì thần tượng sao Hàn
Bạn muốn thể hiện tình cảm của mình với thần tượng. Có nhiều cách lắm chứ, đâu nhất thiết phải đày đọa bản thân mình ròng rã bất chấp mưa nắng, hành hạ sức khỏe để rồi mất cả ngày trời chẳng nhìn thấy bóng dáng một ngôi sao nào (vì họ đã lặng lẽ đi cửa VIP). Sau lúc đó, bạn ốm, ai là người lo cho bạn? Chỉ có cha mẹ và người thân mới luôn ở bên cạnh, giúp đỡ, chăm sóc cho bạn mà thôi. Thần tượng ư? Họ đâu cần biết bạn là ai, bạn đợi họ ra sao, bạn suy sụp sức khỏe và tinh thần như thế nào. Trong mắt họ, các bạn - những người đang ấu trĩ không biết quý trọng thời gian, sức khỏe – chỉ là những kẻ bỏ đi.
Thực tế, thành viên nhóm nhạc JYJ nổi tiếng của các bạn đã không tiếc những lời chửi rủa dành cho kẻ cứ bám riết lấy họ từ sáng đến tối bởi vì họ thấy bị xúc phạm cuộc sống riêng tư. Mình nghĩ, không chỉ có họ mà tất cả những nhóm nhạc sao Hàn khác cũng đều không muốn bị như vậy.
Nghe chuyện một vài bạn nữ sinh xúm xít, tranh nhau ngửi chiếc ghế mà nam ca sỹ Bi Rain ngồi trong ít phút ở Nhà hát lớn Hà Nội mà mình thấy bức xúc. Có thể đấy chỉ là một phút bồng bột sốc nổi và sau này những bạn đó sẽ cảm thấy ân hận, hối lỗi vì hành động này. Nhưng rõ ràng, các bạn đã nhận thức mù quáng và tự làm mất đi lòng tự trọng của bản thân.
Một khi chính bạn không biết tôn trọng bản thân mình thì chẳng ai tôn trọng bạn. Thần tượng mà các bạn tôn thờ, sùng bái, ngưỡng mộ đến cả cái mùi ghế ngồi chẳng qua cũng chỉ là một con người. Anh ta hát hay, nhảy giỏi, đẹp trai. Nhưng cuộc sống đời tư của anh ta cũng ngập tràn những scandal từ chuyện đánh bạc ở sòng bài đến chuyện bị kiện tiền tỷ vì tội lừa đảo.
Khóc ngất trong đêm nhạc Big Bang
Có lẽ sẽ có rất nhiều người giống như mình, thấy chướng tai gai mắt khi thấy ngày càng có nhiều những bạn học sinh buông những lời chửi rủa cha mẹ mình vì bị cấm đoán “tình yêu” với thần tượng.
Có thể bởi vì ngay từ đầu, các bạn đã không có được sự quan tâm đúng cách từ phía gia đình. Nhưng bạn sẽ chẳng thể nên người nếu không có cha mẹ. Từ khi bạn được chào đời đến lúc bạn được nuôi lớn, có cơm ăn áo mặc, có máy tính để bạn nghe và xem ảnh thần tượng, có tiền để bạn mua những món đồ về thần tượng, tất cả đều nhờ một công cha mẹ. Mỗi ngày bạn lớn lên là một ngày cha mẹ lao lực kiếm từng đồng để nuôi bạn ăn học. Những giọt mồ hôi, những nỗi suy nghĩ bộn bề trong xã hội khó khăn kinh tế, những nỗi đau khi nghe chính con mình xúc phạm mình, có thể sau này khi bạn trở thành cha mẹ rồi bạn mới thấm thía. Nhưng bạn sẽ có gì để sinh tồn trong cuộc đời này? Tình yêu bạn dành cho thần tượng không kiếm ra được tiền nuôi bạn sống. Và xã hội chỉ coi khinh những kẻ đang cuồng loạn thần tượng một cách thái quá.
Khi bạn khóc vì được gặp thần tượng
vẫn còn nhiều điều đáng để bạn khóc hơn thế
Khi bạn khóc vì được gặp thần tượng, có rất nhiều những hoàn cảnh đáng thương trong xã hội này cần những sự đồng cảm nơi bạn. Hãy dành những giọt nước đó để khóc cho những mảnh đời đáng thương của những cụ già không nơi nương tựa, những em nhỏ có số phận bi thương không thể qua khỏi và để khóc thay cho những giọt đắng trong lòng cha mẹ những lúc bạn làm cha mẹ buồn phiền.
HẾT