[size=5]Những bức ảnh chụp được ma là do đâu: sự khúc xạ, ảo ảnh của ánh sáng, lỗi kỹ thuật khi chụp, ý đồ của con người … hay là ma thật?
Ma có thật hay không? Câu hỏi khó này dường như không ai có thể trả lời được. Những bức ảnh chụp được ma là do đâu: sự khúc xạ, ảo ảnh của ánh sáng, lỗi kỹ thuật trong khi chụp, ý đồ của con người … hay là ma thật? Đây là những bức ảnh mà người ta cho là chụp được ma mà đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể xác thực được.
Bức ảnh linh hồn người chết bay lên trời này được chụp vào năm 1916
Hai bóng ma đứng gần chiếc ôtô tại một nghĩa trang được xây dựng vào thế kỷ 17
Một khuôn mặt kỳ quái hiện lên trên một chiếc tivi
Một người phụ nữ không chân đang bay dạo chơi trên đường phố
Đây là một cảnh trong bộ phim có tên gọi 'Three men and baby'. Trong đoạn
phim xuất hiện một người thứ 4 đứng lấp ở phía sau mà không ai trong đoàn phim biết đó là ai
Bức ảnh này do một phóng viên người Indonesia chụp vào năm 1993 tại một
căn phòng, nơi xảy ra một vụ giết người kỳ lạ
Ảnh do Trung úy Provand chụp. Bức ảnh bóng ma 'Người phụ nữ màu nâu' là bức ảnh nổi tiếng nhất và chụp ma rõ nét nhất từ trước đến nay. Bóng ma này được cho rằng là của bà Dorothy Townshend, vợ của Charles Townshend, chủ nhà của Lâu đài Raynham tại Norfolk, Anh vào đầu những năm 1700. Theo đồn đại, Dorothy trước khi kết hôn với Charles, là tình nhân của Tướng công Wharton. Do đó, Charles nghi ngờ Dorothy không chung thủy với mình. Theo tài liệu, Dorothy qua đời và được chôn vào năm 1726, tuy nhiều nhiều người cho rằng Charles đã giam vợ mình ở trong nhà cho đến chết nhiều năm sau đó.
Đó là một chiều Chủ nhật nắng ấm vào tháng 6/1980 tại Thung lũng Three Gap, cách thị trấn Revelstoke, British Columbia, Canada 12 dặm về phía tây. Bức ảnh chụp hai chị em gái đang dừng chân tại một khách sạn bên đường, dốc đá dựng thẳng đứng sau lưng. Nhưng vì sao dãy núi lại bị cắt ngọt một cách kỳ lạ đến vậy, và những ánh sáng đang vần vũ trên bầu trời kia là cái gì? Khó đổ lỗi cho thiết bị chụp, bởi đó là loại máy thuộc loại hiện đại nhất lúc bấy giờ - máy ảnh Balda sử dụng phim tráng cuộn cỡ 120.
[/size]