[justify]Họa mi là loài chim thích sống độc lập, chúng sẵn sàng giao chiến với những chú chim khác khi bị tranh giành lãnh thổ. Ngoài ra, mỗi khi có "bạn gái" ở cạnh, họa mi trống lại “nổi máu anh hùng”, chiến đấu để” lấy le” với "bạn gái", khẳng định sức mạnh và tình yêu đối với chim mái[/justify]
[justify]Dựa vào đặc tính đó của họa mi, thú chơi chọi chim họa mi đã ra đời từ cách đây rất lâu, tương truyền từ thời nhà Lý. Thời gian gần đây thú chơi họa mi chọi lại nở rộ, tại Hà Nội hiện đang có khá nhiều câu lạc bộ chọi chim.[/justify]
[justify]Trận đấu được bắt đầu khi bốn lồng chim họa mi (2 chim mái, 2 chim trống) đặt lên sát nhau. Hai lồng chim mái được đặt phía sau lồng chim trống, chim họa mi mái có vai trò hộ chiến khá quan trọng trong trận đấu, nó thúc giục, động viên chim trống chiến đấu và đôi khi sự hộ chiến có vai trò quyết định chuyển bại thành thắng cho chim trống.Cửa lồng của hai đối thủ áp sát nhau và được ngăn cách bởi một cửa nhỏ có vách ngăn để hai họa mi không nhảy được qua lồng của nhau. Khi giám khảo ra hiệu mở áo phủ lồng và tháo cửa ngăn, hai "đấu sỹ" lao vào nhau, tung ra những ngón đòn hiểm hóc, dùng mỏ nhọn hoắt mổ thẳng vào những chỗ hiểm như đầu, mắt. Hai chú chim họa mi mái hộ chiến cho chim trống vừa bay nhảy, vừa quan sát trận chiến và cất tiếng "chùy, te" thúc giục chim trống đánh trận. [/justify]
Thú chơi họa mi chọi đang thu hút rất nhiều người
[justify]Lệ chơi qui định khi trọng tài hô “mở áo” (khăn trùm lồng chim), rồi “rút cửa thẻ” là tính giờ thi đấu (1 giây là 1 điểm). Nếu chim nào sau khi đối thủ 3 lần nhảy vào cửa giáp đấu mà không chịu xuống “đấu mỏ” là bị xử thua. Khác với thi đấu thể thao của người, hoạ mi chiến thi đấu liên tục; chim thắng ở lại tiếp đối thủ mới. Chim họa mi vô địch chính là " đấu sỹ" đánh được nhiều đối thủ và có thời gian giao chiến lâu nhất.[/justify]
[justify]Chim họa mi vốn là loại chim thích sống độc lập, có bản năng bảo vệ đồng loại cao mà ít loại chim nào sánh kịp. Nếu chim cảm thấy không thoải mái thì nó sẽ ủ rũ và không linh hoạt và lâu dài nó sẽ chết. Nhiều chú chim họa mi mang đến tham gia các trận đấu với các chú chim họa mi khác, nhưng vì thua quá nhiều đến khi cuộc chọi chim kết thúc, chim thua trận thì âm thầm không hót, thời gian sau ăn uống kém đi. Anh Long (ở Nguyễn Trãi- Thanh Xuân - Hà Nội) kể lại: “Cách đây hai tháng, con mi chiến nhà mình thua trận, mấy ngày sau nó bỏ ăn dài ngày, đặt bao nhiêu thức ăn nó cũng không thèm động, và đặt những chú chim mái bên cạnh để kích động cho nó ăn nhưng nó cũng không quan tâm. Phải chăm sóc kỹ lưỡng, cẩn thận trong một thời gian dài thì con mi nhà tôi mới lấy lại được “phong độ”.[/justify]
[justify]Để có được con chim họa mi chọi ưng ý, xứng với danh xưng đấu sỹ rừng xanh, ngoài việc đi đến các vùng núi xa xôi tìm chim, người chơi phải có kinh nghiệm và kiến thức nhất định trong lựa chọn. Trong chọn mi chọi, mắt được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, nhìn vào mắt có thể đánh giá được con chim đó già hay trẻ, hiền hay ác, can đảm hay hèn nhát, tự tin hay nhu nhược. Tiếp đến là tướng đầu, đầu họa mi có khá nhiều dạng, tốt nhất là đầu rắn (xà đầu), đầu vuông (phương đầu)… Loại chim có đầu kiểu này trông tướng dữ dằn và hiếu chiến. Chân họa mi chọi đóng vai trò rất quan trọng. Một mi chọi có đòn mỏ hay nhưng kém đòn chân thì khó lòng giành phần thắng. Vì vậy, mi chọi phải có đùi và cẳng chân to, dài. Các vảy chân có ngấn, chỗ vảy trên xếp lên vảy dưới phải gồ lên như ngói nóc nhà và trông chân phải khô như cành đào rừng thì đá mới khỏe.[/justify]
[justify]Bác Hiệu (Khâm Thiên - Hà Nội), một người chơi họa mi chọi chia sẻ:"Chơi chim Họa mi để có dáng hình đẹp, giọng hót hay đã khó, chơi chim họa mi “hát hay, chọi giỏi” còn khó gấp vạn lần. Bởi khi mua họa mi phải chọn lựa kỹ lưỡng, tập tành công phu từ đầu mùa thu. Họa mi để chọi phải có chất chiến đấu và máu võ biền, thì huấn luyện mới thành chú chim chọi không có đối thủ. Và việc chăm chim họa mi chọi khó nhất phải tìm “thực đơn” hợp khẩu vị của nó. Muốn vậy đòi hỏi người nuôi phải hiểu tính chim. Bởi họa mi khi ăn phải đòi được nâng niu, dịu dàng, ăn những bữa cơm nóng trộn lòng đỏ trứng gà. Đặc biệt, họa mi vốn kiêu sa nên chuồng chim phải rộng lớn và đẹp. Không chỉ vậy, phải thường xuyên tắm cho chim. Bởi khi bẩn, họa mi thường ủ rũ và ít ăn uống".[/justify]
[justify]Có trăm ngàn thú chơi, nhưng thú chơi họa mi chọi luôn để lại nhiều niềm vui, thú vị nhất, bởi tính cách của chim, sự công phu với nghề…Qua thú chơi này, người chơi chim cũng học được nhiều điều từ chim về tình yêu, sự gan dạ.[/justify]
Đã thành lệ, cứ vào sáng chủ nhật đầu tháng và cuối tháng câu lạc bộ chim chọi Họa mi lại tổ chức các giải đấu.
Bốn lồng chim đặt sát nhau. Lồng chim đực đặt cạnh lồng chim mái….
…chim họa mi mái có vai trò hộ chiến khá quan trọng trong trận đấu. Nó thúc giục, động viên 2 đối thủ trong suốt cuộc thư hùng
Cửa lồng của hai đối thủ áp sát nhau để họa mi “giáp lá cà”
Các đòn đánh khoá đầu , khoá cánh, khoá chân được hai đấu sỹ liên tục tung ra.
Họa mi chiến cũng mang nhiều tính cách khác nhau: có con rất khí phách, luôn ra đòn trực diện, không né tránh; có con thủ đoạn, chỉ đảo cầu (bay lên bay xuống) trêu ngươi đối thủ…
Phía bên dưới có một tổ trọng tài chăm chú theo dõi để quyết định đúng phần thắng thuộc về chú chim nào.
Lệ chơi qui định khi trọng tài hô “mở áo” (khăn trùm lồng chim) rồi “rút cửa thẻ” là tính giờ thi đấu (1 giây là 1 điểm)
Nếu chim nào sau khi đối thủ 3 lần nhảy vào cửa giáp đấu mà không chịu xuống “đấu mỏ” sẽ bị xử thua.
Hoạ mi chiến thi đấu liên tục. Chim thắng ở lại tiếp đối thủ cho tới khi nào gặp đối thủ mạnh hơn
Giải Điện Quân sẽ được trao cho chú chim thắng nhiều vòng và có số điểm cao nhất.