Đàn hồng hạc đang tụ tập tại hồ Natron ở chân núi Ol Doinyo Lengai, phía Bắc Tanzania. Đây là một trong rất ít địa điểm được loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng này chọn làm nơi sinh sản.[/justify]
Những chú cá heo này đang tìm cách dồn đàn cá của mình vào một chỗ để dễ dàng săn mồi. Hình ảnh được ghi lại tại vịnh Te Waite, biển Tutukaka, New Zealand. Nhờ vào đặc điểm này, con người đã “lợi dụng” cá heo như một chiếc “la bàn sống” để chỉ ra vị trí đàn cá.
[/justify]
Bức ảnh với một màu sắc ảm đạm, ghi lại khoảnh khắc đàn chim đang tìm đường thoát khỏi bầu trời Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Những vệt xám kia không phải sương mù mà là khói bụi hình thành do tình trạng ô nhiễm ngày một nghiêm trọng tại khu vực này.[/justify]
Nhân viên kiểm lâm Christian Shamavu, hiện đang làm việc tại Công viên Quốc gia Virunga (nước Cộng hòa Congo), đã kịp thời cứu được một “cô bé” Gorilla bị bọn săn trộm bắt đi và chuẩn bị bán cho các lái buôn. “Cô bé” này được đặt tên là Shamavu, trùng tên với nhân viên kiểm lâm đó. Tạm thời, “bé” Shamavu sẽ được nuôi trong một khu vực gần trụ sở chính của Ban quản lý công viên trước khi được trả về với tự nhiên.[/justify]
Bức ảnh cận cảnh khá hiếm hoi chụp một chú rái cá con hoang dã vừa thức dậy sau giấc ngủ bên vệ đường. Rái cá hoang dã rất hiếm khi xuất hiện trước con người bởi thời gian hoạt động chính của chúng thường rơi vào khoảng rạng sáng.[/justify]
Ba chú sư tử con này có tên lần lượt là Asali, Simba và Nala. Bức ảnh trên được chụp tại công viên Serengeti, Đức. Mặc dù mới chỉ sáu tuần tuổi nhưng Asali và Nala đã muốn chứng tỏ mình là "chúa sơn lâm". Trong khi đó, Simba lại luôn có thái độ "tương đối bình thản" trước hành động của hai người anh em.[/justify]
Một chú hổ đực Sumatra có tên Acheh đang uống nước ở vườn thú Melbourne, Úc. Theo ước tính, số lượng hổ Sumatra trên thế giới chỉ còn khoảng 400 cá thể.[/justify]
Hai chú gấu trúc con đang đùa giỡn tại Khu nghiên cứu và bảo tồn Gấu trúc ở Thành Đô, Trung Quốc.[/justify]
Hình ảnh trên ghi lại cảnh một cô thợ lặn có tên Cristina Zenato đang âu yếm chú cá mập dài 3m. Khi được Zenato vuốt ve, “con quái vật” của đại dương này bỗng dưng trở nên ngoan ngoãn như vật nuôi trong nhà. Bức ảnh này được chụp ở biển Ca-ri-bê bởi nhiếp ảnh gia Matthew Maier.[/justify]
“Halloween rồi, mang quả bí này về trang trí tổ nhỉ?” - Đây hẳn là suy nghĩ của hai chú cầy trong ảnh. “Đôi bạn thân” này hiện đang trú ngụ tại Công viên động vật hoang dã Port Lympne. Như chúng ta có thể quan sát, cả hai chú cầy đang “hợp sức” để lấy quả bí được các nhân viên ở đây chuẩn bị sẵn, bên trong chứa đầy món ăn khoái khẩu: dế và gián. [/justify]
[justify]
Bức ảnh ngộ nghĩnh này là kết quả của một kiểu chụp độc đáo được anh Bence Mt. nghĩ ra. Anh đã tạo ra “chiếc bè” nhỏ đem theo một máy ảnh chìm bên dưới mặt nước. Việc chụp ảnh và xoay camera được thực hiện thông qua máy tính nối với máy ảnh bằng dây cáp dài. Hệ thống được thử nghiệm tại hồ Kerkiri, Hy Lạp và cho ra đời shot ảnh cực ấn tượng này.[/justify]
[justify] Hình ảnh "xa xăm" chụp lại chú cá heo lạc vào sông Trà Lý thuộc tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Được biết, vào lúc 11h trưa ngày 21/10, hai chú cá heo đã bơi vào đoạn sông này, có thể là do mực nước biển dâng cao tại các cửa sông dẫn đến sông Trà Lý nên bị… lạc. Sau đó, các cơ quan chức năng đã có biện pháp để dẫn dụ hai chú cá heo bơi ngược ra biển. (Ảnh: VNN)[/justify] [/justify] |
[justify] Bức ảnh mang đầy tính thời sự “Still Life in Oil” (tạm dịch: “Sống sót sau thảm họa tràn dầu”) đã mang về cho tác giả Daniel Beltra giải nhất cuộc thi nhiếp ảnh “Veolia Environment Wildlife Photographer of the Year 2011”. Bức ảnh ghi lại bước đầu tiên trong việc gột rửa dầu tràn ra khỏi những chú bồ nông này tại trạm cứu hộ chim tạm thời ở Fort Jackson, bang Lousiana (Mỹ). Dầu chảy ra từ người những chú bồ nông này khiến tấm vải lót màu trắng biến thành một đống bùi nhùi màu nâu.[/justify] |
[/justify]