[justify]Câu chuyện của Mỹ Vân về tai nạn cô gặp phải khi dùng phải hàng "Sale off" kém chất lượng không phải là hiếm trong thời buổi chất lượng hàng hóa bát nháo như hiện nay. Bỏ tiền sắm quần áo "Sale off" - giảm giá để diện Tết, nhiều khách hàng đã ngay lập tức nhận quả đắng vì mới mặc, giặt một lần, quần áo đã bị phai màu, bục chỉ, toạc đũng…[/justify]

Toạc quần giữa đường vì hàng "Sale off"
Mặc những chiếc quần "Sale off" cũng thật hồi hộp vì nhỡ đâu chúng đột ngột "giở chứng" thì không biết lấy gì mà… che? (Ảnh minh họa)
[justify]Của rẻ là của ôi![/justify]
[justify]Mang 2 chiếc áo mới mua được từ cửa hàng N. trên đường La Thành về nhà mặc thử, chị Thanh Loan ở Cầu Giấy, Hà Nội chợt giật mình khi phát hiện đường may trên cổ chiếc áo phông màu vàng nhăn nhúm hơi bị lệch, 2 ống tay áo có biểu hiện màu khác nhau. Kiểm tra tiếp chiếc áo len, chị Loan càng chán hơn khi thấy 2 ống tay áo cái dài cái ngắn, đường khâu của áo cũng chệch choạc và rất sơ sài.[/justify]
[justify]Mang 2 chiếc áo quay trở lại cửa hàng N. để đổi nhưng rốt cục chỉ nhận được câu trả lời ráo hoảnh: "Đây là hàng giảm giá, thanh lý nên mua rồi miễn trả lại" cũng thái độ thách thức của cô chủ hàng nên chị Loan đành bấm bụng mang áo về vứt vào xó tủ và tự dặn mình "từ giờ đừng ham đồ rẻ nữa".[/justify]

Toạc quần giữa đường vì hàng "Sale off"
Càng gần Tết, càng có nhiều cửa hàng "xả kho, thanh lý hàng".
[justify]Tương tự như tình cảnh của chị Loan, sẵn tiền thưởng Tết của công ty vừa phát, anh Vũ Đức Thắng ở phố Đặng Tiến Đông cũng đi mua ngay 2 chiếc quần bò "diện Tết". Chọn mãi mới được 2 chiếc quần vừa dáng trong lô quần "thanh lý cửa hàng", anh Thắng mang ngay về nhà cho vào máy giặt. Than ôi, trước khi giặt, 2 chiếc quần vốn khác màu nhau nhưng khi được mang ra khỏi máy giặt, màu quần trở nên loang lổ vì chúng đều bị phai nghiêm trọng.[/justify]
[justify]Anh Thắng bảo: "Màu thế này mặc Tết đến nhà ai họ cười cho thối mũi. Cũng may là mới mua có 2 chiếc quần thôi chứ mua thêm áo nữa thì…".[/justify]
[justify]"Mặc thử vào người thấy vừa in, đường may cũng ổn nên tôi rút ví ra trả tiền ngay. Nào ngờ khi cắt mác, do sơ ý nên tôi cắt hơi sâu vào phần vải lót của áo thì thấy lòi ít sợi bông ra. Rút một ít ra kiểm tra thì tôi mới ngã ngửa ra rằng áo này là áo bông hóa học chứ không phải là áo lông vũ như người bán hàng quảng cáo. Thế là mất toi mấy trăm ngàn mua một chiếc áo rởm".[/justify]
[justify]Thượng đế thành "gà quay"[/justify]

Toạc quần giữa đường vì hàng "Sale off"
Nếu không cẩn thận, phần đông "thượng đế" sẽ trở thành những con "gà quay" béo ngậy.
[justify]Nắm được nhu cầu mua sắm Tết của người dân, không ít các chủ cửa hàng đua nhau tung ra các chiêu "bịp" tinh vi mà nếu không cẩn thận, phần đông "thượng đế" sẽ trở thành những con "gà quay" béo ngậy.[/justify]
[justify]Chiêu "bịp" phổ biến mà các chủ cửa hàng hay dùng đó là treo biển "thanh lý trả cửa hàng - Giảm giá toàn bộ sản phẩm" và treo lên giá hàng toàn hàng kém chất lượng nhưng mẫu mã bắt mắt để lừa khách hàng. Sau vụ lừa Tết, tấm biển "thanh lý trả cửa hàng được dỡ bỏ", cửa hàng lại hoạt động bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra.[/justify]
[justify]Chiêu thứ hai là đổ lẫn quần áo kém chất lượng với một số quần áo thuộc dạng "thanh lý kho" để… bẫy người mua. Nếu người mua không lựa chọn kỹ càng thì chuyện mua phải hàng chất lượng kém, giá cao là bình thường.[/justify]

Toạc quần giữa đường vì hàng "Sale off"
Quần áo kém chất lượng trộn lẫn quần áo thuộc dạng "thanh lý kho", người tiêu dùng không có hiểu biết về cách chọn đồ thì khó lòng phân biệt nổi.
[justify]Chiêu thức cuối cùng là lợi dụng việc thanh lý của một cửa hàng, một số tiểu thương thản nhiên "ngồi ké" và bày hàng hóa kém chất lượng ngoài vỉa hè để bán. Khi có khách, các tiểu thương này đều tự nhận là người của cửa hàng treo biển "thanh lý hàng tồn kho" để bán hàng cho khách. Đặc điểm dễ nhận biết của đám gian thương này là họ chỉ mang hàng ra vỉa hè vào buổi tối và bày hàng ở những góc thiếu ánh sáng để người mua khó nhận biết được màu sắc, kích cỡ và đường may ẩu trên quần áo.[/justify]
[justify]Chị Thảo - Phụ trách bán hàng của cửa hàng quần áo trên phố Chùa Bộc cho biết: "Bản thân chúng tôi đã không ít lần bị khách hàng khiếu nại vì hàng kém chất lượng rồi, phải giải thích rất nhiều thì khách hàng mới hiểu rằng mình bị lừa mua phải hàng rởm, không phải hàng thanh lý của chúng tôi.[/justify]
[justify]Họ lợi dụng những cửa hàng có thương hiệu uy tín như vậy nhưng chưa hề thấy cơ quan chức năng nào tới xử lý cả. Mỗi khi không cho họ ngồi bán hàng ngoài vỉa hè thì họ ngay lập tức gây sự, kéo người đến cản trở khách vào cửa hàng nên chúng tôi cũng đành nhịn…".[/justify]
[justify]Bà Quý - chủ cửa hàng quần áo trên đường Xuân Thủy gợi ý: "Tốt nhất là đừng mua hàng treo biển "thanh lý tồn kho" ở vỉa hè vì 99% đó là hàng gia công kém chất lượng. Mà nếu có muốn mua quần áo "thanh lý tồn kho - trả cửa hàng" ở bất kỳ chỗ nào thì người tiêu dùng nên kiểm tra thật kỹ từng đường may, chất liệu, màu sắc. Nếu không kiểm tra kỹ mà mua vội, mua ào ào lấy được thì chắc chắn sẽ bị lừa".[/justify]