Ảnh minh họa |
Quả thật, đó chỉ là quan niệm của các vị huấn luyện viên uy quyền tuyệt đối. Phải chăng cái quan niệm ấy bắt nguồn từ thời xa xưa ở những Olympic Hy Lạp, cấm phụ nữ lai vãng đến khu vực thi đấu khiến các vận động viên (toàn là nam và không được mặc quần áo) mất tập trung mà thành tích sút kém không.
Ngày nay, ý kiến của các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất. Bác sĩ A. Olshaniezky cho rằng nữ vận động viên có quan hệ tình dục trước khi ra đấu trường sẽ đạt thành tích thể thao càng cao, vì do cơ thể phụ nữ được cấu tạo sẵn để chờ đón thời kỳ mang thai và nuôi dưỡng bào thai sau đó. Bởi vậy, sau khi được “tiếp sức” bởi một cuộc tình, con người họ đầy ắp sức sống, rất có lợi khi thi đấu.
Huấn luyện viên Nam Phi Wilf Paist lại cho rằng hóc-môn giới tính nam testosteron tiết ra trong khi “làm chuyện ấy” làm tăng thể lực, tốc độ và sức công phá của cơ thể.
Vận động viên Bob Beamon (Mỹ) người từng giữ kỷ lục thế giới về nhảy xa suốt 23 năm thú nhận, anh có quan hệ tình dục ngay trước lúc lập kỷ lục thế giới. Chàng cầu thủ xuất sắc đến nỗi người ta phải gọi là “người của hành tinh khác” là Ronaldo phát biểu khơi khơi: “Tình dục là một chuyện tốt, bổ ích và cần thiết. Nó chẳng làm hại gì đến bóng đá”.
Các nữ vận động viên (nữ tính mà!) dè dặt hơn đôi chút… Chị Rohan Robinson, vô địch chạy vượt rào 400m hé lộ: “Tôi nghĩ chuyện này phụ thuộc và việc mình quan hệ tình dục với ai. Nếu ta gắn bó với người ấy thì điều đó tạo ra hưng phấn trong thi đấu. Còn cố tình làm để có… chuyện thì chẳng ăn thua đâu!”. Nữ vận động viên chạy đường dài Bruce Fordyke của Nam Phi hưởng ứng: “Có quan hệ tình dục buổi tối trước khi thi đấu chẳng có hại gì, nếu không muốn nói là có lợi. Thức cả đêm để làm chuyện đó mới là vấn đề”.
Theo Đẹp