[justify]Tin nóng về những chứng bệnh gây sốc quái dị trong lịch sử chắc hẳn sẽ khiến nhiều người cảm thấy ngạc nhiên và tưởng đây là những thông tin đùa giỡn nếu như không đọc qua bài viết với những chứng cứ vô cùng đầy đủ sau đây.[/justify]
[justify]Cuồng nhảy, cuồng cười, cuồng vận động… là những chứng bệnh kỳ lạ đến quái dị…[/justify]
[justify]Trên thế giới có rất nhiều những chứng bệnh lạ đi kèm với triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Có những bệnh không có cơ sở y học về nguyên nhân phát bệnh và lan truyền một cách khó hiểu, hay thậm chí xuất hiện và ra đi “chỉ trong chớp mắt” trước khi người ta còn nhận ra sự tồn tại của chúng.[/justify]
[justify]Dưới đây là một số chứng bệnh lây nhiễm quái dị với một kết luận chung là do “căng thẳng và áp lực quá độ” đã từng diễn ra trên thế giới.[/justify]
[justify]1. Chứng “cuồng nhảy” chết người thời Trung Cổ[/justify]
[justify]Chứng cuồng nhảy hay Choreomania là một hiện tượng xã hội kì quặc xảy ra chủ yếu ở châu Âu khoảng giữa thế kỷ XIV và XVII. Tác động của “bệnh dịch này” là khiến cùng lúc hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người lao ra đường nhảy, co giật và hò hét. Họ không ăn không ngủ, mải mê nhảy nhót cho đến khi bàn chân bị thương, đẫm máu hoặc đến lúc kiệt sức, không thể cử động được nữa mới thôi.[/justify]
[justify]Xuất hiện đầu tiên vào thập niên 1374 từ những ngôi làng nhỏ dọc sông Rhine, chứng cuồng nhảy này đã dần lắng nhưng lại bất ngờ trở lại mạnh mẽ hơn vào tháng 7 năm 1518 tại Strasbourg, Pháp.[/justify]
[justify]Dịch bệnh lần này xảy ra khi một người phụ nữ tên gọi là Frau Troffea bắt đầu nhảy nhót như điên và kéo theo 34 bệnh nhân sau một tuần và con số này lên tới 400 người sau một tháng đầu tiên. Rồi sau đó, nó lại biến mất một cách khó hiểu y như lúc nó đến và đi lần trước.[/justify]
[justify]Để giải thích cho hiện tượng kì lạ thoắt ẩn thoắt hiện khó hiểu này, các nhà sử học và khoa học “đổ tội” cho việc người dân nơi đây ăn một loại bánh mì đen có chứa chất độc gây ra triệu chứng co giật, run rẩy, mê sảng thời bấy giờ.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, John Waller – giáo sư lịch sử làm việc tại ĐH bang Michigan lại đưa ra một nguyên nhân khác liên quan đến bệnh rối loạn tâm lý quần chúng, sinh ra do sợ hãi và trầm cảm kéo dài.[/justify]
[justify]2. Dịch “cười”[/justify]
[justify]Dịch “cười” bắt nguồn từ một câu chuyện đùa giữa ba học sinh của trường nội trú Tanganyika (nay là Tanzania) vào ngày 30/1/1962. Sau khi nói chuyện với nhau, họ bắt đầu cười một cách mất kiểm soát và làm lây lan hành động kì quặc này khắp trường với tốc độ chóng mặt.[/justify]
[justify]Dấu hiệu nhận diện “dịch bệnh” này là việc bệnh nhân cười liên tục không ngưng nghỉ trong trạng thái tinh thần rối loạn suốt nhiều giờ liền. Nhiều người cho rằng, bệnh có thể bị lây truyền thông qua tiếp xúc với bệnh nhân, nó khởi phát đột ngột và kéo dài từ 1-16 ngày. Điều đáng ngạc nhiên là chỉ vài tháng sau, tiếng cười bất thường lại biến mất một cách hoàn toàn như chưa từng có gì xảy ra.[/justify]
[justify]Sau đó không lâu, bệnh dịch được phát hiện tại một ngôi làng cách đó không xa rồi lây lan làng này qua làng khác với triệu chứng tương tự. Điều lạ ở chỗ, sau một khoảng thời gian, nó lại biến mất không báo trước y như mọi lần.[/justify]
[justify]Theo suy đoán của các nhà khoa học, nguyên nhân chính gây ra bệnh này hầu hết do tâm lý áp lực, trạng thái căng thẳng vì học tập và công việc. Luận cứ chắc chắn nhất chính là không có một người bị mù chữ và thành phần xã hội đặc biệt nào bị lây nhiễm bệnh dịch này.[/justify]
[justify]3. Chứng cuồng đi du lịch[/justify]
[justify]Chứng cuồng đi du lịch còn có tên gọi là Dromomania (dromo: chạy, mania: mất kiểm soát). Đây là một hội chứng thôi thúc tâm lý một người đi lang thang không mục đích. Căn bệnh này xuất phát từ một số đối tượng có thói quen di chuyển, lang thang, thăm thú và lên tới đỉnh điểm vào năm 1886 – 1909 ở Pháp.[/justify]
[justify]Ví dụ điển hình nhất cho hội chứng Dromomania là khi một bệnh nhân tên Jean-Albert Dadas được đưa vào nhập viện Saint-Andre ở Bordeaux sau một chuyến đi dài.[/justify]
[justify]Bệnh nhân được chẩn đoán vào viện trong trạng thái kiệt sức, mơ hồ đến mức không nhớ nổi ông đã đi đâu và làm gì. Điều này đã chứng minh rằng, Dromomania có cơ sở y tế và được đưa ra làm đề tài nghiên cứu trong nhiều năm sau đó.[/justify]
[justify]Kết luận của các nhà khoa học và bác sĩ trên toàn châu Âu về nguyên nhân của chứng bệnh này là do khao khát chinh phục và ảo tưởng sợ “đứng im”. Chính tâm lý đó đã thúc đẩy bệnh nhân đi du lịch, khám phá trong trạng thái vô thức và gần như hoàn toàn mất kiểm soát .[/justify]
[justify]4. Cuồng vận động[/justify]
[justify]Cuồng vận động là một hình thức kích động mang tính quần chúng bao gồm các triệu chứng vật lý lan truyền như hành động kì quặc, nhảy nhót hoặc gào thét vì một nguyên nhân không rõ ràng.[/justify]
[justify]Bệnh dịch này xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 1400 khi một nữ tu nhảy nhót và làm những hành động mất kiểm soát trong nhà thờ. Hội chứng này bị lây nhiễm ngay sau đó qua các khu vực lân cận và lan rộng trên khắp châu Âu vài tháng tiếp theo. Bệnh nhân khi mắc phải dịch bệnh này thường làm những hành động bất thường như cố leo cây bằng móng như mèo, sùi bọt mép, la hét rồi ngất xỉu hàng loạt.[/justify]
[justify]Nguyên nhân của chứng cuồng vận động được nhà sử học Waller kết luận là do người bệnh bị căng thẳng với áp lực truyền thống tôn giáo mạnh mẽ đến mức tưởng mình có khả năng bất thường như ma quỷ hay một vị siêu nhiên nào đó.[/justify]
[justify]5. Cuồng ảo tưởng biến mất bộ phận sinh dục Koro[/justify]
[justify]Hội chứng ảo tưởng biến mất bộ phận sinh dục Koro thể hiện ở việc một cá nhân mạnh mẽ tin rằng, bộ phận sinh dục (thường là dương vật ở nam giới) của mình đang dần “bốc hơi”.[/justify]
Dịch mất dương vật hoành hành khắp châu Âu thời Trung cổ (từ thế kỷ V – XIII).
[justify]Xuất hiện lần đầu tiên từ năm 300 TCN, Koro được liệt vào một trong những hội chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm diễn ra khắp nơi trên thế giới đặc biệt ở khu vực châu Á và châu Phi.[/justify]
[justify]Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hội chứng bệnh kỳ lạ này phần nhiều là do những chấn động tâm lý có liên quan tới bộ phận sinh dục dẫn tới liệt dương, sau đó là mất cảm giác và mắc phải Koro.[/justify]
[justify]Bên cạnh đó, một vài giả thuyết khác được đưa ra cho rằng, chính sự ảo tưởng về xung đột tâm lý tình dục, yếu tố nhân cách, văn hóa tín ngưỡng, trách nhiệm duy trì nòi giống đã đẩy bệnh nhân đến với hội chứng ảo tưởng kỳ lạ này.[/justify]
[justify] [/justify]